Cần chính sách hỗ trợ thuận lợi để nâng cao sự tham gia cấp uỷ của cán bộ nữ

Tỷ lệ cán bộ nữ tham gia cấp ủy vẫn thấp hơn mục tiêu, do định kiến giới và một số chính sách chưa tạo điều kiện thuận lợi. Để thay đổi thực trạng này, cần xây dựng các chính sách linh hoạt, thúc đẩy sự bình đẳng và xóa bỏ định kiến giới. Đặc biệt, sự chủ động và kiên quyết của cấp ủy và người đứng đầu trong chỉ đạo là yếu tố then chốt để nâng cao sự tham gia của cán bộ nữ vào cấp ủy.

Trên đây là các phát hiện nghiên cứu được chia sẻ tại Hội thảo khoa học “Giải pháp tăng cường sự tham gia cấp uỷ của cán bộ nữ hướng tới đại hội lần thứ XIV của Đảng: Kinh nghiệm của tỉnh Thừa Thiên - Huế và Lâm Đồng” được diễn ra vào ngày 27.12 do Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hội Xã hội học Việt Nam và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam phối hợp thực hiện, với sự hỗ trợ của Đại sứ quán Ai-len thông qua Chương trình nghiên cứu Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) của UNDP.

Nghiên cứu tìm hiểu thực trạng, xác định các yếu tố ảnh hưởng và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao cơ hội cho cán bộ nữ tham gia vào cấp ủy đối với tất cả các địa phương, nhất là trong giai đoạn chuẩn bị cho công tác quy hoạch cấp ủy các cấp nhiệm kỳ 2025-2030 và Đại hội Đảng lần thứ XIV.

Phát biểu tại hội thảo, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh GS.TS. Lê Văn Lợi cho biết “So với mục tiêu và yêu cầu đặt ra từ Nghị quyết số 11-NQ/TƯ thì tỷ lệ cán bộ nữ tham gia vào hệ thống chính trị nói chung và cấp ủy Đảng nói riêng vẫn chưa đạt được. Việc phân tích cụ thể hoạt động triển khai công tác cán bộ nữ ở các địa phương khác nhau là rất hữu ích để xác định các biện pháp hiệu quả nhằm nâng cao tỷ lệ tham gia của cán bộ nữ vào cấp ủy.”

62fb1a1592ee2fb076ff.jpg
Toàn cảnh hội thảo.

Kết quả nghiên cứu thực tiễn từ 2 tỉnh Thừa Thiên – Huế và Lâm Đồng cho thấy một số chính sách còn thiếu sự linh hoạt và nhạy cảm giới, chưa tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ nữ tham gia vào cấp ủy.

Có tới 25,6% đảng viên tham gia khảo sát nhận định một trong những nguyên nhân khiến cho tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy thấp là do “chính sách chưa tạo điều kiện cho cán bộ nữ”. Việc cụ thể hóa các chính sách hỗ trợ cho cán bộ nữ tham gia đào tạo chưa kịp thời, khiến cán bộ nữ gặp nhiều khó khăn hơn so với cán bộ nam trong việc chuẩn bị các điều kiện cho việc được đề bạt, bổ nhiệm. Hơn nữa, một số chỉ tiêu quy hoạch hay bổ nhiệm cán bộ còn mang tính định hướng, chưa bắt buộc và không có quy định xử lý kèm theo đã tạo ra những hạn chế trong việc thúc đẩy bình đẳng giới trong công tác cán bộ.

Các quy định chung về tiêu chí đào tạo, hình thức đào tạo, phương thức luân chuyển cán bộ, quy hoạch cán bộ còn chưa linh hoạt, chưa mang tính nhạy cảm giới. Trong đó, quy định về hình thức học tập trung hay tại chức gắn với độ tuổi là một trong những rào cản đối với phụ nữ trong việc tiếp cận các cơ hội học tập, khi độ tuổi học tập trung trùng với thời gian mà nhiều cán bộ nữ sinh con và nuôi con nhỏ.

1a4122aeaa55170b4e44.jpg
Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh GS.TS. Lê Văn Lợi phát biểu tại hội thảo.

Định kiến giới là rào cản lớn đối với sự tham gia lãnh đạo của cán bộ nữ. 23% đảng viên cho rằng “công việc lãnh đạo phù hợp với nam giới hơn” và 17,4% nhận định “năng lực của phụ nữ hạn chế hơn nam giới”.

Ngoài ra, thiếu sự ủng hộ từ gia đình và quan niệm coi công việc chăm lo gia đình là trách nhiệm của phụ nữ đang cản trở cán bộ nữ tham gia lãnh đạo, có tới 48% đảng viên cho rằng cán bộ nữ chỉ có thể giữ vai trò phó bí thư hoặc cấp ủy viên vì “nữ giới phải chăm lo cho gia đình”. Đáng chú ý, định kiến giới không chỉ đến từ xã hội mà còn đến từ chính cán bộ nữ, chỉ 66,7% nữ đảng viên tin rằng cán bộ nữ có thể đảm nhiệm vị trí bí thư, không chênh lệch nhiều so với 64,4% ở nam đảng viên.

Kinh nghiệm thành công trong việc nâng cao tỷ lệ của cán bộ nữ vào cấp ủy từ hai tỉnh Bình Dương và Bình Phước đã cho thấy, mặc dù yếu tố nguồn lực rất quan trọng nhưng yếu tố quyết định tỷ lệ tham gia của cán bộ nữ vào cấp uỷ chính là sự chủ động và kiên quyết của cấp ủy và người đứng đầu trong chỉ đạo cùng với những nỗ lực tự thân của cán bộ nữ.

Trợ lý đại diện thường trú, Trưởng phòng quản trị và tham gia, UNDP tại Việt Nam Bà Sabina Stein nhấn mạnh, “Việc bảo đảm phụ nữ có cơ hội bình đẳng để tham gia vào chính quyền địa phương là rất quan trọng để xây dựng một đội ngũ lãnh đạo nữ có trình độ và kinh nghiệm. Thiết lập môi trường thuận lợi, tạo cơ hội để phụ nữ thăng tiến trong chính trị sẽ mở đường cho một nền quản trị toàn diện và hiệu quả hơn ở Việt Nam.”

“Ireland ủng hộ quyền tham gia bình đẳng của phụ nữ. Phụ nữ có vai trò quan trọng trong việc ra các quyết định chính sách. Vai trò lãnh đạo của phụ nữ trong khu vực công là điều cần thiết ở Việt Nam và sẽ đảm bảo quan điểm và tiếng nói của phụ nữ được hiện diện trong tất cả các lĩnh vực. Đại sứ quán Ireland rất ủng hộ nghiên cứu này nhằm đảm bảo rằng phụ nữ Việt Nam được đại diện trong nhiều lĩnh vực chính trị khác nhau.” Ông Sean Farrell, Phó Đại sứ, Đại sứ quán Ireland tại Việt Nam chia sẻ tại hội thảo.

Xã hội

Giải bài toán y tế và an sinh cho nhóm người di cư
Đời sống

Giải bài toán y tế và an sinh cho nhóm người di cư

Theo Cục trưởng Cục Dân số (Bộ Y tế) Lê Thanh Dũng, di cư là sự tất yếu và là động lực của quá trình phát triển. Bên cạnh đó, di cư mang đến các cơ hội về giáo dục, việc làm, thu nhập, chuyển giao công nghệ, giao lưu văn hóa, thúc đẩy hợp tác giữa nơi đi và nơi đến. Song, để bảo đảm phát triển bền vững, cần có những chính sách hỗ trợ người di cư, đặc biệt trong việc chăm sóc sức khỏe và cải thiện điều kiện sống, làm việc. 

Toàn cảnh hội nghị
Xã hội

Bước tiến lớn về chuyển đổi số, đổi mới quy trình

Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam luôn tiên phong trong việc thực hiện chuyển đổi số, đổi mới quy trình và cung cấp Dịch vụ công trực tuyến. Tích cực triển khai bồi dưỡng nâng cao nhận thức của công chức, viên chức và người lao động về chuyển đổi số. Đặc biệt, việc triển khai hiệu quả các nhiệm vụ tại Đề án 06 là minh chứng rõ nét cho sự quyết tâm và nỗ lực không ngừng nghỉ của toàn ngành.

Toàn cảnh hội nghị.
Xã hội

Bám sát chỉ đạo, triển khai hiệu quả các giải pháp

Vừa qua, tại trụ sở Bảo hiểm xã hội (BHXH) TP. Hà Nội, BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết phong trào thi đua năm 2024 và triển khai nhiệm vụ chuyên môn năm 2025 với BHXH 9 tỉnh, thành phố nhằm đánh giá các chỉ tiêu, nhiệm vụ đã triển khai, tập trung vào các nhiệm vụ quan trọng được ngành, địa phương giao.

Tổng tỷ suất sinh ước tính năm 2024 chỉ đạt 1,91 con/phụ nữ
Đời sống

Cần chính sách đồng bộ và hiệu quả

Tình hình mức sinh thấp tại nhiều địa phương hiện nay là một thách thức lớn đối với sự phát triển của đất nước. Để duy trì mức sinh thay thế, cần có những chính sách đồng bộ và hiệu quả, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ tài chính, y tế, giáo dục và an sinh xã hội. Đó là ý kiến của các đại biểu tại Hội nghị "Tổng kết công tác dân số 2024 và triển khai kế hoạch năm 2025" do Bộ Y tế tổ chức sáng 27.12.

TP. Hồ Chí Minh triển khai nhiều chính sách dân số nhằm cải thiện mức sinh thấp
Xã hội

Trợ lực từ chính sách dân số

Theo ông Phạm Chánh Trung, Chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình TP. Hồ Chí Minh, thành phố đang đối mặt với nhiều thách thức về dân số, đặc biệt là mức sinh thấp và già hóa dân số. Để giải quyết những vấn đề này, thành phố đã triển khai nhiều giải pháp, trong đó có chính sách khen thưởng, hỗ trợ về dân số nhằm khuyến khích các cặp vợ chồng sinh đủ hai con và hỗ trợ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Chính sách này không chỉ giúp giảm bớt gánh nặng tài chính cho các gia đình mà còn góp phần nâng cao chất lượng dân số, hướng tới sự phát triển bền vững.

Nhân rộng các điển hình, phát huy giá trị văn hóa gia đình
Xã hội

Nhân rộng các điển hình, phát huy giá trị văn hóa gia đình

Để gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa gia đình, hạn chế những hệ lụy tiêu cực, trước hết cần truyền thông một cách tích cực về những chuẩn mực, giá trị văn hóa gia đình, “lấy cái đẹp dẹp cái xấu”, có nghĩa nhân rộng các điển hình đang gìn giữ, phát huy được những giá trị văn hóa gia đình tốt đẹp.

Đa dạng hóa nguồn lực để xóa nhà tạm, nhà dột nát
Xã hội

Đa dạng hóa nguồn lực để xóa nhà tạm, nhà dột nát

Ngày 27.12, Báo Lao động phối hợp với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) tổ chức Tọa đàm "Đa dạng hóa nguồn lực để xóa nhà tạm, nhà dột nát". Từ thực tế hiệu quả công tác hỗ trợ trong thời gian qua, tọa đàm tập trung phân tích và đưa ra các giải pháp đa dạng hóa, tạo thêm các nguồn lực để xóa nhà tạm, nhà dột nát theo hướng toàn dân, toàn diện, rộng khắp, bao trùm.

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - Cơ hội và thách thức
Xã hội

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - Cơ hội và thách thức

Sáng 27.12, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ đã tổ chức Toạ đàm “Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc – Cơ hội và thách thức” với sự tham dự của: Nguyên Phó trưởng Ban Thường trực Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, PGS.TS. Đào Duy Quát; nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, PGS.TS. Trần Đình Thiên; TS. Nguyễn Văn Đáng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; GS.TS. Vũ Minh Khương, Giảng viên Trường Chính sách công Lý Quang Diệu Singapore tham gia trực tuyến.