Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - Cơ hội và thách thức

Sáng 27.12, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ đã tổ chức Toạ đàm “Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc – Cơ hội và thách thức” với sự tham dự của: Nguyên Phó trưởng Ban Thường trực Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, PGS.TS. Đào Duy Quát; nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, PGS.TS. Trần Đình Thiên; TS. Nguyễn Văn Đáng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; GS.TS. Vũ Minh Khương, Giảng viên Trường Chính sách công Lý Quang Diệu Singapore tham gia trực tuyến.

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc phải được đánh dấu bằng sự phát triển về chất

Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc là kỷ nguyên phát triển, kỷ nguyên giàu mạnh, kỷ nguyên thịnh vượng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, xây dựng thành công nước Việt Nam XHCN, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Khơi dậy mạnh mẽ hào khí dân tộc, tinh thần tự chủ, tự tin, tự lực, tự cường, tự hào dân tộc, khát vọng phát triển đất nước; kết hợp chặt chẽ sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Mọi người dân đều có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, được hỗ trợ phát triển, làm giàu; đóng góp ngày càng nhiều cho hòa bình, ổn định, phát triển của khu vực và thế giới, cho hạnh phúc của nhân loại và văn minh toàn cầu.

dbnd_br_259a0071.jpg
Các đại biểu tham dự tọa đàm

Nguyên Phó trưởng Ban Thường trực Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, PGS.TS. Đào Duy Quát cho rằng, bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm trong cuộc nói chuyện ở Tiểu ban Văn kiện chuẩn bị cho Đại hội Đảng lần thứ XIV, đã được Tổng Bí thư đã đề cập rất nhiều. Nói đến kỷ nguyên tức là nói một chặng đường lịch sử phát triển nhất định của dân tộc, của nhân loại. Trong đó có sự phát triển về chính trị, kinh tế, xã hội. Kỷ nguyên ấy phải được đánh dấu bằng sự phát triển về chất, tức là từ lượng phải chuyển thành chất mới, phải được đánh dấu bằng những thành tựu trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội.

PGS.TS. Đào Duy Quát cho biết: Chặng đường cách mạng từ khi Đảng ta ra đời năm 1930 đến 1945 đã mở ra cho dân tộc ta kỷ nguyên độc lập tự do. Từ năm 1946 đến 1975, Đảng ta lãnh đạo nhân dân Việt Nam tiến hành sự nghiệp kiến quốc, và đặc biệt là sự nghiệp kháng chiến, thống nhất đất nước, lập nên kỳ tích lịch sử và mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam - kỷ nguyên xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc XHCN. Đến năm 1986, Đảng ta khởi xướng sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước theo định hướng XHCN và hội nhập quốc tế sâu rộng, toàn diện. Sau 40 năm Đổi mới, cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và vừa rồi là Tổng Bí thư Tô Lâm đã đánh giá, chúng ta đã đạt được những thành tựu vĩ đại, tạo ra những tiềm lực mới, mạnh, thế lực mới, rất mạnh.

dbnd_br_259a0063.jpg
Nguyên Phó trưởng Ban Thường trực Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương, PGS.TS. Đào Duy Quát

Đáng chú ý, Tổng Bí thư Tô Lâm đã phân tích trong bối cảnh thế giới có 2 đặc điểm rất đáng chú ý là toàn cầu hoá vẫn đang diễn ra, là xu thế không thể đảo ngược, xu thế của hoà bình, hợp tác, phát triển. Tổng Bí thư có dự báo rất sắc sảo rằng cuộc cạnh tranh chiến lược này có thể kết thúc vào năm 2030. Lúc ấy có thể hình thành thế giới đa cực thay cho thế giới đơn cực xuất hiện sau năm 1991 khi hệ thống CNXH ở Liên Xô và Đông Âu tan rã.

“Năm 2030 có thể hình thành thế giới đa cực, vừa tạo ra thách thức mới nhưng cơ hội mới cũng rất lớn. Đối với những quốc gia có trí tuệ, có vị thế, có chính sách đối ngoại đúng đắn sẽ có thể tận dụng, tranh thủ được sức mạnh của thời đại trong điều kiện này. Nếu biết phối hợp, gắn chặt các điều kiện, tiềm lực, thế lực, vị thế, uy tín của chúng ta với thời cơ chiến lược, chúng ta dứt khoát mở ra và bướt vào kỷ nguyên mới của dân tộc.” PGS.TS. Đào Duy Quát nhận định.

Thông điệp, tư tưởng lớn của Tổng Bí thư Tô Lâm đã được Hội nghị thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương hoàn toàn nhất trí và quyết định đưa vào văn kiện của Đại hội tới để lãnh đạo toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta thực sự bước vào với khí thế tăng tốc, bứt phá và đổi mới quyết liệt như các cuộc cách mạng để tạo ra bước phát triển bứt phá nhảy vọt.

dbnd_br_259a0077.jpg
TS. Nguyễn Văn Đáng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh phát biểu

Cùng quan điểm, TS. Nguyễn Văn Đáng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cho rằng, sau gần 40 năm đổi mới, trên mọi phương diện: kinh tế, chính trị, xã hội, đối ngoại, thương mại quốc tế…, chúng ta đều có những bước tiến rất rõ rệt. Không chỉ nhân dân trong nước được thụ hưởng thành quả ấy mà cộng đồng quốc tế cũng thừa nhận. Tất cả chuyển hóa thành trạng thái, tâm thế để người Việt Nam cảm thấy cần có sự bứt phá để vị thế quốc gia lên một tầm cao mới.

Dù còn nhiều thách thức sẽ đón đợi chúng ta, nhưng TS. Nguyễn Văn Đáng tin tưởng, những gì đang diễn ra cho thấy đó chính là khát vọng của dân tộc Việt Nam. Sau gần 40 năm đổi mới chúng ta phải bứt phá để vươn lên chứ không thể chùng chình. Cụm từ "kỷ nguyên mới", "kỷ nguyên vươn mình" rất rõ: Phải vươn lên để bứt phá chứ không thể bình bình, tịnh tiến từ từ…

Có tính chiến lược và đột phá

Đánh giá cao ý kiến phân tích của các chuyên gia, với vai trò Giảng viên Trường Chính sách công Lý Quang Diệu Singapore, GS.TS. Vũ Minh Khương cho rằng: Thông điệp của Tổng Bí thư Tô Lâm vừa có tính chiến lược, vừa có tính đột phá. Tính chiến lược là sự lựa chọn quả cảm đưa đất nước tiến lên ở mức độ cao vượt bậc trong thời gian tới. Lựa chọn của người lãnh đạo rất quan trọng, quyết định một dân tộc đi lên hay đi xuống, đi lên nhanh hay đi lên bao xa... phải quyết định đúng đắn. Đó là thực tế nghiên cứu từ lịch sử của nhân loại cũng như thực tiễn gần đây của chúng ta.

dbnd_br_259a0122.jpg
GS.TS. Vũ Minh Khương, Giảng viên Trường Chính sách công Lý Quang Diệu Singapore

Theo GS.TS. Vũ Minh Khương, thông điệp của Tổng Bí thư rất rõ ràng, điểm đặc sắc, thông điệp không chỉ là nội dung mà còn cả hành động. Trong đó, cuộc điện đàm của Tổng Bí thư với Thủ tướng Singapore tuần trước rất ấn tượng. Lãnh đạo Singapore rất trân trọng và mời Tổng Bí thư sang thăm Singapore trong thời gian sớm nhất. Hay các chuyến thăm của Tổng Bí thư sang các nước thể hiện một nhà lãnh đạo vì dân vì nước, nỗ lực mở ra kỷ nguyên mới.

Giảng viên Trường Chính sách công Lý Quang Diệu Singapore cho rằng: Có bốn đặc trưng để đưa một dân tộc đi đến thành công. Trong đó: Xúc cảm dân tộc; tính khai sáng; cải cách xây dựng bộ máy công quyền ưu tú và kiến tạo. Nhấn mạnh thêm về chữ "vươn mình", GS.TS. Vũ Minh Khương liên tưởng đến hình tượng Thánh Gióng và liên quan đến 3 điểm. Thứ nhất là phải tìm đến người tài, vượt ra khỏi suy nghĩ thông thường, phải suy nghĩ đột phá; Thứ hai là phải dựa vào dân; Thứ ba là dựa vào thế hệ trẻ. Từ thực tế của Việt Nam trong hai thập kỷ tới hoàn toàn có thể đạt được, vì chúng ta đã có vị thế và tiềm lực rất tốt…

dbnd_br_259a0107.jpg
Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, PGS.TS. Trần Đình Thiên

Để chuẩn bị cho việc Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam - PGS.TS. Trần Đình Thiên cho rằng, đây là việc rất quan trọng. Bởi nếu không chuẩn bị đầy đủ về tư duy, về thái độ, về những điều kiện, nguồn lực thì có khi chúng ta lại biến thông điệp đó thành một mơ ước, thành mộng tưởng mà có khi hành động không đủ thì biến thành hoang tưởng.

Cũng theo PGS.TS. Trần Đình Thiên, sau 40 năm đất nước đổi mới, chúng ta đạt được những thành tựu rất lớn, tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề, điểm nghẽn cần giải quyết. "Cần nhận diện được vấn đề mấu chốt, chuẩn bị về mặt tâm thế, một tầm nhìn, một tư duy phát triển, định vị bản thân mình cho chuẩn, đối diện với một tương lai đã xác định đường nét lớn của nó. Đây là những ý của Tổng Bí thư, của Đảng và Nhà nước hiện nay đang triển khai rất nhiều mặt để làm rõ, chuẩn bị cho bước chuyển như vậy..." PGS.TS. Trần Đình Thiên nhấn mạnh.

Xã hội

Nhân rộng các điển hình, phát huy giá trị văn hóa gia đình
Xã hội

Nhân rộng các điển hình, phát huy giá trị văn hóa gia đình

Để gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa gia đình, hạn chế những hệ lụy tiêu cực, trước hết cần truyền thông một cách tích cực về những chuẩn mực, giá trị văn hóa gia đình, “lấy cái đẹp dẹp cái xấu”, có nghĩa nhân rộng các điển hình đang gìn giữ, phát huy được những giá trị văn hóa gia đình tốt đẹp.

Đa dạng hóa nguồn lực để xóa nhà tạm, nhà dột nát
Xã hội

Đa dạng hóa nguồn lực để xóa nhà tạm, nhà dột nát

Ngày 27.12, Báo Lao động phối hợp với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) tổ chức Tọa đàm "Đa dạng hóa nguồn lực để xóa nhà tạm, nhà dột nát". Từ thực tế hiệu quả công tác hỗ trợ trong thời gian qua, tọa đàm tập trung phân tích và đưa ra các giải pháp đa dạng hóa, tạo thêm các nguồn lực để xóa nhà tạm, nhà dột nát theo hướng toàn dân, toàn diện, rộng khắp, bao trùm.

Cần chính sách hỗ trợ thuận lợi để nâng cao sự tham gia cấp uỷ của cán bộ nữ
Xã hội

Cần chính sách hỗ trợ thuận lợi để nâng cao sự tham gia cấp uỷ của cán bộ nữ

Tỷ lệ cán bộ nữ tham gia cấp ủy vẫn thấp hơn mục tiêu, do định kiến giới và một số chính sách chưa tạo điều kiện thuận lợi. Để thay đổi thực trạng này, cần xây dựng các chính sách linh hoạt, thúc đẩy sự bình đẳng và xóa bỏ định kiến giới. Đặc biệt, sự chủ động và kiên quyết của cấp ủy và người đứng đầu trong chỉ đạo là yếu tố then chốt để nâng cao sự tham gia của cán bộ nữ vào cấp ủy.

An Giang tuyên truyền lưu động nhân kỷ niệm Ngày Dân số Việt Nam 26.12
Xã hội

Truyền thông dân số - "Đòn bẩy" trong thực hiện chính sách

Theo Phó Trưởng phòng Truyền thông - Giáo dục, Cục Dân số (Bộ Y tế) Lê Song Lê, truyền thông, giáo dục dân số đóng một vai trò hết sức quan trọng, tạo ra sự chuyển đổi nhận thức và hành vi về dân số, sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, trên cơ sở cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin với nội dung và hình thức phù hợp với từng nhóm đối tượng.

Sàng lọc trước sinh và sơ sinh “chìa khóa” nâng cao chất lượng dân số
Xã hội

Can thiệp sớm, hạn chế tối đa dị tật bẩm sinh

Tại Tọa đàm trực tuyến với chủ đề "Vì những đứa con khỏe mạnh vùng cao" do Báo Sức khỏe và Đời sống phối hợp với Cục Dân số, Bộ Y tế tổ chức, các chuyên gia khẳng định, sàng lọc trước sinh và sơ sinh đóng vai trò then chốt trong việc phát hiện sớm các bệnh lý bẩm sinh, giúp giảm thiểu các rủi ro và cải thiện chất lượng cuộc sống của trẻ. Việc thực hiện sàng lọc giúp các gia đình và cộng đồng có thể chủ động chăm sóc sức khỏe và phát triển bền vững.

Tỉnh Cà mau luôn quan tâm đến công tác chăm sóc, giáo dục trẻ em
Đời sống

Cà Mau quan tâm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

Với phương châm “Không để trẻ em nào bị bỏ lại phía sau”, thời gian qua, các cấp, ngành trên địa bàn tỉnh Cà Mau cùng cộng đồng xã hội đã chung tay thực hiện nhiều chương trình, hoạt động chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, tạo môi trường phát triển tốt nhất cho trẻ em, nhất là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ em thuộc hộ nghèo, cận nghèo… Qua đó, đã phần nào bù đắp, san sẻ yêu thương, giúp các em có điều kiện được chăm sóc, giáo dục và bảo vệ bình đẳng như những trẻ em khác.

Chiến lược dài hạn cân đối dân số và chất lượng cuộc sống
Xã hội

Chiến lược dài hạn cân đối dân số và chất lượng cuộc sống

Công tác dân số Việt Nam thời gian qua đã đạt nhiều thành tựu, khống chế tốc độ gia tăng dân số nhanh, đạt mức sinh thay thế từ năm 2006 và duy trì đến năm 2021. Song, Việt Nam hiện đang đối mặt với thách thức mới là mức sinh chưa bền vững và có xu hướng giảm. Từ năm 2021 đến năm 2023, mức sinh giảm từ 2,11 xuống 1,96 con/phụ nữ, thấp nhất lịch sử và dự báo sẽ tiếp tục giảm trong những năm tới. Đó là nhận định của Cục trưởng Cục Dân số (Bộ Y tế) Lê Thanh Dũng về thực trạng công tác dân số ở Việt Nam.

Nâng cao chất lượng dân số để đất nước phồn vinh, gia đình hạnh phúc
Xã hội

Nâng cao chất lượng dân số để đất nước phồn vinh, gia đình hạnh phúc

Hưởng ứng Tháng hành động quốc gia về Dân số và Ngày Dân số Việt Nam (26.12) năm 2024 với chủ đề "Nâng cao chất lượng dân số để đất nước phồn vinh, gia đình hạnh phúc", Chi cục Dân số tỉnh Cao Bằng vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác dân số và phát triển năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.