Thành quả từ canh tác, sản xuất nông sản an toàn

Nhằm hạn chế những rủi ro “được mùa mất giá” và tăng kim ngạch xuất khẩu nông sản, nhiều giải pháp hỗ trợ từ chuyển nhanh, chuyển mạnh xuất khẩu tiểu ngạch sang xuất khẩu nông sản chính ngạch đã được áp dụng. Một trong những giải pháp tiên quyết đó là nông sản phải bảo đảm được quy trình và chất lượng theo quy trình, tiêu chuẩn của nước nhập khẩu.

Hiệu quả tích cực từ nâng cao năng lực sản xuất

Tháng 2.2023, UBND tỉnh Đồng Nai đã xuất khẩu chuyến chuối tươi đầu tiên sang thị trường các nước khu vực châu Á, mở ra cơ hội tiêu thụ cho nông dân Đồng Nai và các tỉnh lân cận. Diện tích trồng chuối của Đồng Nai hiện đang dẫn đầu cả nước với 13.149ha, chiếm đến 70% diện tích chuối khu vực Đông Nam Bộ.

Lễ công bố xuất khẩu chuyến sầu riêng đầu tiên theo Nghị định thư ký kết giữa Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn và Tổng cục Hải quan Trung Quốc tại Đồng Nai Ảnh: ITN
Lễ công bố xuất khẩu chuyến sầu riêng đầu tiên theo Nghị định thư ký kết giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Tổng cục Hải quan Trung Quốc tại Đồng Nai. Nguồn: ITN

Chuối được xem là 1 trong 24 cây trồng chủ lực của Đồng Nai và có khả năng phát triển thành những vùng sản xuất tập trung quy mô 400 - 500ha. Giống chuối được trồng phổ biến là giống chuối già Nam Mỹ, tiếp đến là chuối sứ, chuối cau, năng suất trung bình khoảng 40 - 45 tấn/ha, sản lượng ước tính 450.000 tấn/năm. Thu nhập bình quân sau chi phí đạt khoảng 200 triệu đồng/ha/năm và được xuất khẩu sang các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia, trong đó chủ yếu là thị trường Trung Quốc.

Năm 2022, với 15 cơ sở đóng gói chuối được cấp mã số thu mua xuất khẩu chuối sang Trung Quốc, tỉnh Đồng Nai đã xuất khẩu hơn 400.000 tấn chuối và dự kiến năm 2023 xuất khẩu hơn 500.000 tấn. Đồng Nai cũng là tỉnh được Tổng cục Hải quan Trung Quốc phê duyệt lên tới 30 vùng trồng với diện tích 5.669ha chiếm 43% diện tích chuối toàn tỉnh.

Sau chuối, ngày 16.6.2023, Đồng Nai đã tổ chức lễ công bố xuất khẩu chuyến sầu riêng đầu tiên theo Nghị định thư ký kết giữa Bộ NN - PTNT và Tổng cục Hải quan Trung Quốc. Theo Phó Tổng lãnh sự Trung Quốc tại TP. Hồ Chí Minh Từ Châu, trong 5 tháng đầu năm 2023, Việt Nam đã xuất khẩu vào Trung Quốc 60 ngàn tấn sầu riêng, trị giá 180 triệu USD. Dự kiến năm 2023, sản lượng sầu riêng của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc có thể sẽ vượt 1 tỷ USD. Theo đó, trong năm 2023, Đồng Nai dự kiến xuất khẩu 20 ngàn tấn sầu riêng, mang lại trị giá 50 triệu USD.

Hiện, Đồng Nai đang là tỉnh đứng thứ 4 cả nước về diện tích sầu riêng với 11.345ha được trồng tập trung các huyện Cẩm Mỹ, Tân Phú, Xuân Lộc và TP. Long Khánh. Các giống sầu riêng chủ yếu là Ri6 (chiếm 45% diện tích), Dona (chiếm 50% diện tích) và năm 2023 diện tích thu hoạch sầu riêng của tỉnh là 6.574ha và sản lượng khoảng 69.000 tấn.

Hướng tới đáp ứng yêu cầu xuất khẩu chính ngạch

Cũng như chuối, sầu riêng xuất khẩu phải tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm của Trung Quốc cũng như yêu cầu về kiểm dịch thực vật. Các vùng trồng, cơ sở đóng gói sầu riêng phải có biện pháp quản lý phù hợp để loại bỏ các đối tượng kiểm dịch thực vật, không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt mức cho phép, đồng thời phải kiểm tra xuất xứ của hàng hóa liên quan đến mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói, yêu cầu kỹ thuật về bao bì và nhãn mác.

Theo thống kê, đến nay, toàn tỉnh có 140 mã số vùng trồng, 81 cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu (chuối, mít, thanh long, xoài, chôm chôm, chanh, sầu riêng, nhãn, vải, dưa hấu); đặc biệt năm 2022 đã thiết lập 12 mã số vùng trồng đối với 2 loại trái cây chủ lực của tỉnh để phục vụ xuất khẩu (5 vùng chuối và 7 vùng sầu riêng), đây là cơ hội lớn cho thị trường nông sản chủ lực của tỉnh Đồng Nai để xuất khẩu ra thị trường khu vực và thế giới. Về chăn nuôi, tỉnh duy trì khoảng 21% trang trại chăn nuôi sử dụng chuồng lạnh, chuồng kín; có 11,5% trang trại ứng dụng công nghệ tự động hóa trong chăn nuôi; gần 90% trang trại chăn nuôi có hệ thống xử lý chất thải bảo đảm tiêu chuẩn; khoảng 45% tổng đàn heo, 31% tổng đàn gà của các doanh nghiệp được truy xuất nguồn gốc; 150 trang trại và 07 tổ hợp tác chăn nuôi đạt chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAHP.

Nhằm đa dạng hóa thị trường tiêu thụ và nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế cho nông sản, vừa qua, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 146/KH-UBND về bảo đảm an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng nông, lâm, thủy sản năm 2023 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Kế hoạch đặt ra các nhiệm vụ trọng tâm gồm: ổn định tổ chức bộ máy, nguồn lực quản lý bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp; Tiếp tục rà soát, đóng góp ý kiến chỉnh sửa, bổ sung các cơ chế chính sách pháp luật, tiêu chuẩn, quy định, quy chuẩn kỹ thuật tạo môi trường thuận lợi và động lực cho người dân, doanh nghiệp sản xuất nông, lâm, thủy sản chất lượng, an toàn, bền vững; Đổi mới công tác phổ biến giáo dục nâng cao nhận thức ý thức về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong sản xuất kinh doanh nông, lâm, thủy sản chất lượng, an toàn và truyền thông quảng bá sản phẩm nông, lâm, thủy sản chất lượng, an toàn, truy xuất được nguồn gốc xuất xứ.

Ngoài ra, Đồng Nai cũng tăng cường giám sát, xử lý nghiêm vi phạm về chất lượng, phối hợp xử lý kịp thời sự cố an toàn vệ sinh thực phẩm… nhằm đáp ứng tiêu chuẩn, chất lượng nông sản xuất khẩu chính ngạch, giúp bà con nông dân nắm chắc “đáp án” cho bài toán được mùa mất giá, giữ vững thành quả từ canh tác, sản xuất an toàn.

Địa phương

Thái Nguyên: Vững bước trên hành trình xây dựng nông thôn mới
Trên đường phát triển

Thái Nguyên: Vững bước trên hành trình xây dựng nông thôn mới

Với tư duy đổi mới, cách làm sáng tạo, sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền và chung sức, đồng lòng của người dân, Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) đã thay đổi cơ bản diện mạo khu vực nông thôn tỉnh Thái Nguyên. Trên cơ sở những kết quả đạt được, địa phương đang hướng tới mục tiêu có 95% số xã, ít nhất 6 đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ và đạt chuẩn NTM.

Quảng Ninh: Công ty TNHH Hải Dương Xanh thường xuyên “trúng thầu sát giá”, đa số các gói thầu nằm trên địa bàn huyện Vân Đồn
Hoạt động chính quyền

Quảng Ninh: Công ty TNHH Hải Dương Xanh thường xuyên “trúng thầu sát giá”, đa số các gói thầu nằm trên địa bàn huyện Vân Đồn

Từ năm 2018 đến nay, Công ty TNHH Hải Dương Xanh là nhà thầu “quen mặt” thường xuyên trúng rất nhiều các gói thầu do Ban QLDA đầu tư xây dựng huyện Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh) làm chủ đầu tư. Đặc biệt, nhiều gói thầu của doanh nghiệp này có kết quả tiết kiệm cho ngân sách nhà nước ở mức thấp.

Lực lượng chức năng khám xét nơi ở của đối tượng Nguyễn Văn Bình
Pháp luật

Bắc Giang: Tăng cường đấu tranh, triệt phá tội phạm trên không gian mạng

Trước diễn biến phức tạp, phương thức, thủ đoạn tinh vi của tội phạm trên không gian mạng, công tác đấu tranh phòng chống loại tội phạm này được Công an tỉnh Bắc Giang chú trọng. Điển hình là vụ triệt phá đường dây đánh bạc liên tỉnh trên không gian mạng hay triệt phá đường dây cho vay lãi nặng trên không gian mạng với quy mô lớn.

Hàng loạt gói thầu do Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Bình Phước ký duyệt tiết kiệm ngân sách “nhỏ giọt”
Địa phương

Hàng loạt gói thầu do Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Bình Phước ký duyệt tiết kiệm ngân sách “nhỏ giọt”

Phần lớn các gói thầu do Giám đốc Sở Giao thông Vận tải tỉnh Bình Phước ký duyệt trong giai đoạn từ năm 2021 đến tháng 9.2024 có tỷ lệ tiết kiệm rất thấp, nhiều gói tiết kiệm dưới 0,1%; có gói thầu trị giá hơn 10 tỷ đồng nhưng chỉ tiết kiệm ngân sách 5 triệu đồng.

Một góc nông thôn mới huyện Đông Anh
Địa phương

Đông Anh vươn mình hướng tới đô thị

Huyện Đông Anh được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) từ năm 2016, là một trong những địa phương tốp đầu trong xây dựng NTM của Hà Nội; phát huy kết quả đạt được, những năm qua huyện tập trung xây dựng huyện NTM nâng cao, kiểu mẫu gắn với đầu tư xây dựng huyện thành quận. Đông Anh phấn đấu đến năm 2025, 100% số xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 50% số xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; hiện, Đông Anh đang được xem xét để công nhận huyện đạt chuẩn NTM nâng cao.

Bài 3: Giúp người nghèo đổi đời
Địa phương

Bài 3: Giúp người nghèo đổi đời

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XX xác định: “Đặc biệt quan tâm chương trình xây dựng NTM, giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào các dân tộc thiểu số gắn với Đề án phát triển tổng thể theo Nghị quyết số 88/2019/QH14”. Trong những năm qua, xuất khẩu lao động (XKLĐ) không chỉ là kênh hiệu quả giúp giảm nghèo mà còn góp phần thiết thực vào xây dựng NTM ở nhiều xã vùng cao của tỉnh.

Mục tiêu đến năm 2025, Đồng Tháp giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá đối với nam giới từ 15 tuổi trở lên đạt dưới 39%. Ảnh: ITN
Sức khỏe

Đồng Tháp đặt mục tiêu giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá giai đoạn 2025-2030

Tại Kế hoạch thực hiện “Chiến lược Quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, địa phương này đặt mục tiêu tiêu đến năm 2025, giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá đối với nam giới từ 15 tuổi trở lên đạt dưới 39%; nữ giới từ 15 tuổi trở lên duy trì dưới 1,4%. 

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại Long An
Trên đường phát triển

Long An giảm nghèo nhờ phát triển thị trường lao động

Nhờ huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, các chính sách, dự án giảm nghèo của Đảng và Nhà nước đến với người nghèo tỉnh Long An một cách nhanh chóng, hiệu quả. Tính đến nay, Long An đứng thứ hai trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long về mức độ giảm nghèo, đặc biệt tỷ lệ lao động qua đào tạo của địa phương ngày một tăng, cho thấy tính bền vững của những chương trình mà địa phương quyết tâm thực hiện.

TP. Cần Thơ: Đề án 1 triệu hecta lúa chất lượng cao, phát thải thấp ĐBSCL có nhiều tín hiệu tốt
Địa phương

TP. Cần Thơ: Đề án 1 triệu hecta lúa chất lượng cao, phát thải thấp ĐBSCL có nhiều tín hiệu tốt

Sau gần một năm Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long triển khai Đề án phát triển bền vững chuyên canh 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, đến nay đề án có nhiều tín hiệu tốt.

Quốc Oai phát huy giá trị làng nghề
Trên đường phát triển

Quốc Oai phát huy giá trị làng nghề

Sau gần 5 năm triển khai Chương trình OCOP, đến nay, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội đã có 176 sản phẩm OCOP đạt chất lượng từ 3 - 4 sao. Các sản phẩm đặc sắc, tiêu biểu làng nghề của huyện góp phần nâng cao giá trị sản phẩm thủ công mỹ nghệ, OCOP, làng nghề...

Tinh thần chiến thắng Bình Giã - Động lực phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu giàu mạnh, văn minh
Địa phương

Tinh thần chiến thắng Bình Giã - Động lực phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu giàu mạnh, văn minh

Tinh thần của chiến thắng Bình Giã đã và đang trở thành động lực mạnh mẽ cho Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong mọi lĩnh vực của đời sống. Từ phát triển kinh tế, văn hóa đến bảo đảm quốc phòng, an ninh, các thế hệ lãnh đạo và người dân tỉnh đã không ngừng nỗ lực để xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh, văn minh.

Các thành viên mô hình tự quản về ANTT và PCCC ở tổ dân phố Nội Ninh, phường Ninh Sơn (thị xã Việt Yên) trao đổi kinh nghiệm phòng, chống tội phạm - ẢNH T.M
Địa phương

Dựa vào thế trận lòng dân phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm, tệ nạn

Theo Đại tá Đỗ Đức Trịnh, Phó Giám đốc Công an tỉnh Bắc Giang, Mô hình liên kết dân cư cần đặt dưới sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp toàn diện của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương; tăng cường ứng dụng tiện ích của mạng xã hội, kết nối, trao đổi thông tin kịp thời giữa các thành viên với lực lượng công an và người dân. Từ đó, dựa vào thế trận lòng dân để phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, đáp ứng yêu cầu bảo đảm an ninh trật tự (ANTT) trong tình hình mới

Bắc Kạn nỗ lực phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Trên đường phát triển

Bắc Kạn nỗ lực phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Những năm qua, việc triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia tại tỉnh Bắc Kạn chính là “chìa khóa” giúp đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) vươn lên thoát nghèo. Để tiếp tục phát huy nguồn lực này, tại Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh lần thứ IV vừa qua, từ kinh nghiệm thực tiễn, nhiều địa phương tiếp tục đề xuất các giải pháp hữu hiệu với quyết tâm xây dựng vùng đồng bào DTTS đổi mới, phát triển toàn diện.

Một trong những lĩnh vực tỉnh Cà Mau ưu tiên kêu gọi đầu tư là chế biến thủy sản
Trên đường phát triển

Cà Mau: Điểm sáng trong thu hút đầu tư

Từ đầu năm 2024 đến nay, tỉnh Cà Mau đã tổ chức nhiều buổi gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn, cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh, cấp mới 336 giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký hơn 2.405 tỷ đồng, tăng đáng kể so với cùng kỳ năm trước