Xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội

Đông Anh vươn mình hướng tới đô thị

Huyện Đông Anh được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) từ năm 2016, là một trong những địa phương tốp đầu trong xây dựng NTM của Hà Nội; phát huy kết quả đạt được, những năm qua huyện tập trung xây dựng huyện NTM nâng cao, kiểu mẫu gắn với đầu tư xây dựng huyện thành quận. Đông Anh phấn đấu đến năm 2025, 100% số xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 50% số xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; hiện, Đông Anh đang được xem xét để công nhận huyện đạt chuẩn NTM nâng cao.

Nông thôn mới mang diện mạo đô thị

Với định hướng trở thành một quận của thủ đô, quá trình xây dựng NTM, huyện Đông Anh đã tập trung hoàn thiện các tiêu chí theo hướng tiệm cận với tiêu chí đô thị. Những năm qua, huyện đã tập trung huy động nguồn lực đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông, các công trình trường học, bệnh viện, trạm y tế được xây dựng đồng bộ, hiện đại. Tổng nguồn lực huy động cho xây dựng NTM trên địa bàn huyện từ năm 2011 đến hết năm 2023 đạt khoảng 15.883 tỷ đồng. Bên cạnh đó, huyện chú trọng phát triển các mô hình kinh tế nông nghiệp, các ngành nghề kinh doanh dịch vụ, thương mại, làng nghề để nâng cao thu nhập cho người dân. Nhờ đó, diện mạo nông thôn ngày càng khang trang, hiện đại; đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao.

Đông Hội là một trong những xã triển khai xây dựng NTM giai đoạn 2011 - 2015 và đã đạt chuẩn NTM năm 2014 (sớm hơn 1 năm so với kế hoạch). Với những nỗ lực của cấp ủy, chính quyền và người dân, xã đã tiếp tục đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2022. Đến nay, Đông Hội là một trong năm xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu của huyện Đông Anh. Diện mạo NTM mới mang hình hài đô thị đang dần hiện hữu rõ nét. Theo Phó Chủ tịch UBND xã Lương Văn Tú, những năm qua, địa phương chú trọng đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng khung trên cơ sở quy hoạch đã được phê duyệt. Đến nay, nhiều công trình hạ tầng được hoàn thiện đã làm thay đổi diện mạo, điển hình như: đường giao thông, hạ tầng điện, trường học, trạm y tế đều đã được đầu tư đồng bộ; các công trình giao thông liên thôn, liên xã, các thiết chế văn hóa cơ sở, giáo dục cũng đều được tập trung toàn diện khi triển khai các tiêu chí dựa trên mục tiêu xây dựng NTM tiệm cận tiêu chí đô thị.

mot-goc-huyen-dong-anh.jpg
Một góc nông thôn mới huyện Đông Anh. Ảnh: Huy Tuấn

Đặc biệt, tại xã Đông Hội hiện nay tất cả cấp trường đều đã đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1, riêng trường THCS Ngô Quyền được định hướng chất lượng cao đã đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2. Song song với hệ thống cơ sở hạ tầng, xã Đông Hội còn tập trung phát triển các mô hình kinh tế, góp phần cải thiện đời sống cho nhân dân với mức thu nhập hiện đạt trên 80 triệu đồng/người/năm.

Tính đến hết quý III.2024, huyện Đông Anh đã có 23/23 xã đạt chuẩn NTM; 20/23 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và 5/23 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Đặc biệt, huyện đã đạt và cơ bản đạt 9/9 tiêu chí huyện NTM nâng cao và đang được Trung ương xem xét hồ sơ công nhận huyện đạt chuẩn NTM nâng cao. Để hoàn thành mục tiêu đến năm 2025, 100% xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 50% số xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, huyện Đông Anh đang chỉ đạo, hướng dẫn các xã đầu tư, thực hiện các tiêu chí còn thiếu, đồng thời nâng cao các tiêu chí đã đạt; tập trung nguồn lực thực hiện duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí theo bộ tiêu chí NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu gắn với phát triển đô thị, hướng đến mục tiêu xây dựng Đông Anh trở thành quận của thủ đô.

Không chỉ ở Đông Hội, diện mạo các xã trên địa bàn huyện Đông Anh đều có nhiều đổi thay tích cực với định hướng phát triển thành các phường trong tương lai. Đến nay, tỷ lệ chiếu sáng đô thị của huyện đạt hơn 95%, chiếu sáng nông thôn đạt 100%, hoàn thành tiêu chí chiếu sáng trong bộ tiêu chí đầu tư xây dựng huyện Đông Anh thành quận. Bên cạnh đó, toàn huyện đã triển khai tổng số 155 dự án trồng cây xanh và dự án thành phần có yếu tố cây xanh. Theo đó, tổng số cây trồng trên địa bàn huyện là 110.231 cây, đạt tỷ lệ 10,1m2 cây xanh/người. Đông Anh đã phát động và tổ chức tốt các phong trào thi đua; trong đó có phong trào “Tuyến đường nở hoa”, “Cổng nhà có hoa”, “Tường nhà có hoa”, “Điểm sinh hoạt cộng đồng xanh, sạch, đẹp và thân thiện với môi trường”. Những tuyến đường do các đoàn thể đảm nhiệm đã duy trì và phát huy được đoạn đường nở hoa, tuyến đường xanh, sạch, đẹp; các điểm sinh hoạt cộng đồng được chăm sóc trồng hoa, cây cảnh...

Huyện đã thực hiện xong nạo vét, kè ao, tách nước thải và trồng cây xanh đối với 92 ao hồ; đang thi công 71 ao hồ. Từ cải tạo các ao hồ đã tạo thêm điểm vui chơi, sinh hoạt cộng đồng, cảnh quan môi trường được cải thiện, ngày càng văn minh, hiện đại, góp phần từng bước nâng cao chất lượng đời sống của người dân. Bên cạnh đó, huyện đã xây dựng, cải tạo gần 800km đường trục xã, thôn, ngõ xóm và đường trục nội đồng; xây dựng, cải tạo 117 nhà văn hóa thôn; xây mới 8 trung tâm văn hóa xã. Đông Anh cũng đã hỗ trợ cải tạo, xây dựng hơn 1.000 nhà ở cho người có công với cách mạng, hộ nghèo… với tổng kinh phí 53,4 tỷ đồng… Từ năm 2020, trên địa bàn huyện không còn hộ nghèo.

Sức mạnh từ đoàn kết, sáng tạo

Những thành quả đạt được trong quá trình xây dựng NTM của huyện Đông Anh trong suốt thời gian qua xuất phát từ sự quyết tâm, quyết liệt trong thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ với những cách làm bài bản, sáng tạo; theo đó, Đông Anh đã chủ động nghiên cứu, kịp thời xây dựng các chương trình phát triển với lộ trình, cách làm phù hợp, sáng tạo. Đặc biệt, đã ban hành Bộ tiêu chí hợp nhất để đầu tư xây dựng huyện thành quận và huyện NTM nâng cao. Trong đó, huyện lấy tiêu chí cao nhất trong các bộ tiêu chí xây dựng quận, xây dựng NTM nâng cao để thực hiện.

Nổi bật trong những cách làm sáng tạo của huyện là Huyện ủy đã ban hành 2 nghị quyết chuyên đề: “Quyết tâm, phấn đấu hoàn thành “5 có 3 không” tại các thôn làng, tổ dân phố trên địa bàn huyện trong năm 2022” và “Quyết tâm thực hiện “5 có 3 không” và hạ tầng giao thông trên địa bàn huyện Đông Anh năm 2023 và các năm tiếp theo”. Cụ thể “5 có” đó là: có quy hoạch; có nhà văn hóa; có sân bóng đá; có công viên mini, các điểm sinh hoạt cộng đồng và có quy chế quản lý, sử dụng bảo đảm đạt hiệu quả; có điểm đỗ xe kết hợp trồng cây xanh. Còn “3 không”, đó là: không vi phạm quy định về quản lý, sử dụng đất đai, trật tự xây dựng và trật tự văn minh đô thị; không ô nhiễm môi trường về nước thải, khí thải, rác thải; không có hộ nghèo.

Bên cạnh những cách làm sáng tạo của cấp ủy, chính quyền, tinh thần đoàn kết là một trong những yếu tố quan trọng tạo sức mạnh nội sinh để Đông Anh hướng tới mục tiêu trở thành quận trong tương lai không xa. Theo Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện Đặng Minh Thắng, giai đoạn 2019 - 2024, MTTQ các cấp từ huyện đến cơ sở tại địa bàn đã tích cực triển khai thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh”; phong trào “Toàn dân chung sức xây dựng NTM”. Trong 5 năm qua, toàn huyện đã huy động hơn 17,1 tỷ đồng từ các nguồn lực để xây dựng NTM, trong đó người dân ủng hộ trên 2 tỷ đồng, hiến 15.514m2 đất, đóng góp 11.188 ngày công để xây dựng công trình hạ tầng phục vụ sản xuất, dân sinh.

Hiện nay, huyện Đông Anh đang được các cấp có thẩm quyền xem xét công nhận huyện đạt chuẩn NTM nâng cao. Theo đó, Ủy ban MTTQ các cấp của huyện Đông Anh đang tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, tập hợp các tầng lớp nhân dân, tăng cường đồng thuận xã hội, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân để giữ vững, duy trì và nâng các chỉ tiêu, tiêu chí về NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu làm căn cứ để các cấp có thẩm quyền xét công nhận huyện đạt chuẩn NTM nâng cao. Đây là điều kiện quan trọng để Đông Anh tiếp tục vươn mình trở thành một quận của thủ đô.

(Trang thông tin có sự phối hợp của Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội)

Địa phương

Lực lượng chức năng khám xét nơi ở của đối tượng Nguyễn Văn Bình
Pháp luật

Bắc Giang: Tăng cường đấu tranh, triệt phá tội phạm trên không gian mạng

Trước diễn biến phức tạp, phương thức, thủ đoạn tinh vi của tội phạm trên không gian mạng, công tác đấu tranh phòng chống loại tội phạm này được Công an tỉnh Bắc Giang chú trọng. Điển hình là vụ triệt phá đường dây đánh bạc liên tỉnh trên không gian mạng hay triệt phá đường dây cho vay lãi nặng trên không gian mạng với quy mô lớn.

Hàng loạt gói thầu do Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Bình Phước ký duyệt tiết kiệm ngân sách “nhỏ giọt”
Địa phương

Hàng loạt gói thầu do Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Bình Phước ký duyệt tiết kiệm ngân sách “nhỏ giọt”

Phần lớn các gói thầu do Giám đốc Sở Giao thông Vận tải tỉnh Bình Phước ký duyệt trong giai đoạn từ năm 2021 đến tháng 9.2024 có tỷ lệ tiết kiệm rất thấp, nhiều gói tiết kiệm dưới 0,1%; có gói thầu trị giá hơn 10 tỷ đồng nhưng chỉ tiết kiệm ngân sách 5 triệu đồng.

Bài 3: Giúp người nghèo đổi đời
Địa phương

Bài 3: Giúp người nghèo đổi đời

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XX xác định: “Đặc biệt quan tâm chương trình xây dựng NTM, giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào các dân tộc thiểu số gắn với Đề án phát triển tổng thể theo Nghị quyết số 88/2019/QH14”. Trong những năm qua, xuất khẩu lao động (XKLĐ) không chỉ là kênh hiệu quả giúp giảm nghèo mà còn góp phần thiết thực vào xây dựng NTM ở nhiều xã vùng cao của tỉnh.

Mục tiêu đến năm 2025, Đồng Tháp giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá đối với nam giới từ 15 tuổi trở lên đạt dưới 39%. Ảnh: ITN
Sức khỏe

Đồng Tháp đặt mục tiêu giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá giai đoạn 2025-2030

Tại Kế hoạch thực hiện “Chiến lược Quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, địa phương này đặt mục tiêu tiêu đến năm 2025, giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá đối với nam giới từ 15 tuổi trở lên đạt dưới 39%; nữ giới từ 15 tuổi trở lên duy trì dưới 1,4%. 

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại Long An
Trên đường phát triển

Long An giảm nghèo nhờ phát triển thị trường lao động

Nhờ huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, các chính sách, dự án giảm nghèo của Đảng và Nhà nước đến với người nghèo tỉnh Long An một cách nhanh chóng, hiệu quả. Tính đến nay, Long An đứng thứ hai trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long về mức độ giảm nghèo, đặc biệt tỷ lệ lao động qua đào tạo của địa phương ngày một tăng, cho thấy tính bền vững của những chương trình mà địa phương quyết tâm thực hiện.

TP. Cần Thơ: Đề án 1 triệu hecta lúa chất lượng cao, phát thải thấp ĐBSCL có nhiều tín hiệu tốt
Địa phương

TP. Cần Thơ: Đề án 1 triệu hecta lúa chất lượng cao, phát thải thấp ĐBSCL có nhiều tín hiệu tốt

Sau gần một năm Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long triển khai Đề án phát triển bền vững chuyên canh 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, đến nay đề án có nhiều tín hiệu tốt.

Quốc Oai phát huy giá trị làng nghề
Trên đường phát triển

Quốc Oai phát huy giá trị làng nghề

Sau gần 5 năm triển khai Chương trình OCOP, đến nay, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội đã có 176 sản phẩm OCOP đạt chất lượng từ 3 - 4 sao. Các sản phẩm đặc sắc, tiêu biểu làng nghề của huyện góp phần nâng cao giá trị sản phẩm thủ công mỹ nghệ, OCOP, làng nghề...

Tinh thần chiến thắng Bình Giã - Động lực phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu giàu mạnh, văn minh
Địa phương

Tinh thần chiến thắng Bình Giã - Động lực phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu giàu mạnh, văn minh

Tinh thần của chiến thắng Bình Giã đã và đang trở thành động lực mạnh mẽ cho Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong mọi lĩnh vực của đời sống. Từ phát triển kinh tế, văn hóa đến bảo đảm quốc phòng, an ninh, các thế hệ lãnh đạo và người dân tỉnh đã không ngừng nỗ lực để xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh, văn minh.

Các thành viên mô hình tự quản về ANTT và PCCC ở tổ dân phố Nội Ninh, phường Ninh Sơn (thị xã Việt Yên) trao đổi kinh nghiệm phòng, chống tội phạm - ẢNH T.M
Địa phương

Dựa vào thế trận lòng dân phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm, tệ nạn

Theo Đại tá Đỗ Đức Trịnh, Phó Giám đốc Công an tỉnh Bắc Giang, Mô hình liên kết dân cư cần đặt dưới sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp toàn diện của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương; tăng cường ứng dụng tiện ích của mạng xã hội, kết nối, trao đổi thông tin kịp thời giữa các thành viên với lực lượng công an và người dân. Từ đó, dựa vào thế trận lòng dân để phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, đáp ứng yêu cầu bảo đảm an ninh trật tự (ANTT) trong tình hình mới

Bắc Kạn nỗ lực phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Trên đường phát triển

Bắc Kạn nỗ lực phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Những năm qua, việc triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia tại tỉnh Bắc Kạn chính là “chìa khóa” giúp đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) vươn lên thoát nghèo. Để tiếp tục phát huy nguồn lực này, tại Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh lần thứ IV vừa qua, từ kinh nghiệm thực tiễn, nhiều địa phương tiếp tục đề xuất các giải pháp hữu hiệu với quyết tâm xây dựng vùng đồng bào DTTS đổi mới, phát triển toàn diện.

Một trong những lĩnh vực tỉnh Cà Mau ưu tiên kêu gọi đầu tư là chế biến thủy sản
Trên đường phát triển

Cà Mau: Điểm sáng trong thu hút đầu tư

Từ đầu năm 2024 đến nay, tỉnh Cà Mau đã tổ chức nhiều buổi gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn, cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh, cấp mới 336 giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký hơn 2.405 tỷ đồng, tăng đáng kể so với cùng kỳ năm trước

Thanh Hóa đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột là: Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số
Trên đường phát triển

Thanh Hóa: Chuyển đổi số - động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Mai Xuân Liêm nhìn nhận, chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích quan trọng, là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế. Ý thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, tỉnh đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột là: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.