Cà Mau: Điểm sáng trong thu hút đầu tư

Từ đầu năm 2024 đến nay, tỉnh Cà Mau đã tổ chức nhiều buổi gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn, cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh, cấp mới 336 giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký hơn 2.405 tỷ đồng, tăng đáng kể so với cùng kỳ năm trước

Nhiều chính sách ưu đãi cho các nhà đầu tư

Là 1 trong 4 tỉnh, thành phố kinh tế trọng điểm của vùng đồng bằng sông Cửu Long, lại có vị trí địa lý 3 mặt giáp biển; vùng biển rộng trên 71.000km2, tiếp giáp với vùng biển Thái Lan, Malaysia, Indonesia, tỉnh Cà Mau có nhiều thuận lợi trong phát triển kinh tế biển cũng như cơ hội kết nối giao thương với các nước trên thế giới. Bên cạnh đó, tỉnh Cà Mau còn có tiềm năng, thế mạnh trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản và du lịch sinh thái với trên 100.000ha rừng tràm, rừng đước ngập nước đặc trưng đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới.

cong-nghiep-ca-mau.jpg
Cà Mau có nhiều lợi thế để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước

Nhiều năm nay, kinh tế Cà Mau tăng trưởng khá, tiềm năng, lợi thế của tỉnh được khai thác ngày càng hiệu quả và phát triển theo hướng bền vững. Số liệu ước tính sơ bộ của Tổng cục Thống kê cho thấy, từ đầu năm 2024 đến nay, GRDP của tỉnh tăng 6,53%. Chỉ số PCI của tỉnh cũng ngày càng nâng cao cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện, thu hút nhiều doanh nghiệp đến giao thương.

Theo Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Cà Mau Nguyễn Đức Thánh, ngoài tiềm năng, lợi thế sẵn có, tỉnh Cà Mau đã áp dụng nhiều chính sách ưu đãi nhằm thu hút các doanh nghiệp đến với tỉnh nhà, như chính sách ưu đãi thuế doanh nghiệp: Gói thuế suất ưu đãi từ 10%/15 năm hoặc 17%/10 năm; miễn thuế 2 - 4 năm, giảm 50% trong 4 hoặc 9 năm tiếp theo… tùy theo từng dự án và khu vực đầu tư sẽ có mức ưu đãi phù hợp. Song song đó, công tác xúc tiến đầu tư trên địa bàn tỉnh cũng được triển khai khá toàn diện, đồng bộ qua các hoạt động nghiên cứu, đánh giá tiềm năng, thị trường, xu hướng và đối tác đầu tư. Tỉnh cũng tập trung thu hút đầu tư trong và ngoài nước có chọn lọc, hướng đến các dự án công nghệ tiên tiến, dự án đầu tư xanh có giá trị gia tăng cao, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng. Ưu tiên xúc tiến đầu tư liên ngành, liên vùng; tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tư kết hợp với xúc tiến thương mại, du lịch, ngoại giao kinh tế.

u-minh-ha.jpg
Tỉnh Cà Mau ưu tiên xúc tiến đầu tư liên ngành, liên vùng

Lũy kế đến nay trên địa bàn tỉnh có 460 dự án đầu tư đang hoạt động, với tổng vốn đăng ký đầu tư hơn 147.000 tỷ đồng (trong đó có 11 dự án FDI, tổng vốn đăng ký đầu tư hơn 161 triệu USD). Trong đó, có 50 dự án trong khu công nghiệp, khu kinh tế với vốn đăng ký 20.893 tỷ đồng (bao gồm 3 dự án FDI, vốn đăng ký 1.964 tỷ đồng; 1 dự án hạ tầng 538 tỷ đồng).

Tập trung cho chế biến thủy sản, du lịch, dầu khí và logistics…

Để có được sự tin tưởng và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, tỉnh Cà Mau đã quyết liệt tập trung cho công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Công tác chỉ đạo điều hành, tổ chức thực hiện cải cách hành chính được triển khai bài bản, bám sát thực tiễn, phát huy hiệu quả. Các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Kế hoạch và Đầu tư đều được rút ngắn thời gian giải quyết từ 20 - 30% so với thời gian quy định.

Giai đoạn 2021- 2025, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh chỉ rõ: bám sát chiến lược hợp tác đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021 - 2030. Theo đó, Chương trình xúc tiến đầu tư năm 2025 của tỉnh Cà Mau có định hướng cơ bản: Ưu tiên các hoạt động chuẩn bị yếu tố đầu vào nhằm thu hút các dự án công nghiệp chế biến thủy sản, dịch vụ du lịch, khai thác dầu khí và logistics, năng lượng sạch, đầu tư cơ sở hạ tầng tại các Khu công nghiệp, Khu kinh tế, tạo quỹ đất sạch thu hút các dự án thứ cấp. Tổ chức xúc tiến đầu tư tại chỗ kết hợp đối thoại với doanh nghiệp nhằm tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật, các chính sách ưu đãi, hỗ trợ và khuyến khích đầu tư. Chú trọng công tác nghiên cứu xu hướng đầu tư, thị trường và đối tác tiềm năng trong và ngoài nước để chủ động tiếp cận, kêu gọi đầu tư.

Bên cạnh đó, tỉnh cũng sẽ tăng cường phổ biến chính sách, điều kiện và môi trường đầu tư; cung cấp thông tin về các dự án mời gọi đầu tư, chính sách ưu đãi đầu tư đến các đối tượng là nhà đầu tư tiềm năng trong và ngoài nước, thông qua các cơ quan thương vụ tại các Đại sứ quán của Việt Nam ở nước ngoài, cơ quan thương vụ nước ngoài tại Việt Nam, qua các hội thảo, hội nghị, thông qua phương tiện truyền thông đại chúng. Xây dựng cơ sở dữ liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường đầu tư để cung cấp khi nhà đầu tư có yêu cầu.

Trên đường phát triển

Chủ tịch UBND tỉnh Long An Nguyễn Văn Út tại buổi làm việc tại trụ sở Tập đoàn Sapporo
Địa phương

Sapporo Long An - biểu tượng thành công của doanh nghiệp Nhật Bản tại Long An

Tập đoàn Sapporo tại Long An đã ghi dấu như một mô hình hợp tác thành công giữa doanh nghiệp nước ngoài và các địa phương tại Việt Nam. Thành công của Sapporo phản ánh rõ nét chính sách thu hút đầu tư bài bản, sự đồng hành sát sao của chính quyền tỉnh Long An cùng nỗ lực thích nghi, phát triển của doanh nghiệp nước ngoài trong môi trường kinh doanh Việt Nam.

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo
Xã hội

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo

Hoạt động không vì lợi nhuận với sứ mệnh không để ai bị bỏ lại phía sau, hơn 20 năm qua, mỗi cán bộ, viên chức, người lao động của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Hà Giang luôn tận tâm, tận lực chuyển tải các chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất với mong muốn làm sao để Hà Giang không còn hộ nghèo và một ngày không xa, đồng bào địa phương sẽ tiến kịp miền xuôi về mọi mặt...

Từng bước khẳng định vai trò điểm đến đầu tư chiến lược
Địa phương

Từng bước khẳng định vai trò điểm đến đầu tư chiến lược

Những kết quả ấn tượng đạt được tại Chương trình xúc tiến đầu tư thương mại Long An - Nhật Bản năm 2025 do UBND tỉnh Long An phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản và Hiệp hội Xúc tiến kinh tế Việt Nam - Nhật Bản vừa tổ chức cho thấy, Long An không chỉ thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ các doanh nghiệp Nhật Bản mà còn dần khẳng định vai trò là điểm đến đầu tư chiến lược tại Việt Nam. Những thỏa thuận hợp tác quan trọng được ký kết chính là bước khởi đầu cho một giai đoạn hợp tác sâu rộng hơn, tạo ra động lực phát triển lâu dài giữa Long An và các đối tác Nhật Bản.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Công Sứ kiểm tra tiến độ sửa chữa đường từ xã Trung Thành đi xã Yên Hòa (Đà Bắc). Ảnh: Khánh An
Địa phương

Hòa Bình: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư công tại huyện Đà Bắc

Kiểm tra tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn huyện Đà Bắc ngày 1.4, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Đinh Công Sứ yêu cầu địa phương với quyết tâm chính trị cao nhất, phấn đấu hoàn thành kế hoạch vốn năm 2024 - 2025, sớm đưa các công trình, dự án đi vào hoạt động để người dân được hưởng lợi.

Doanh nghiệp phía Nam tiên phong tiết kiệm năng lượng, hướng tới nền kinh tế xanh, bền vững
Địa phương

Doanh nghiệp phía Nam tiên phong tiết kiệm năng lượng, hướng tới nền kinh tế xanh, bền vững

Các doanh nghiệp phía Nam đang chủ động thực hiện nhiều giải pháp tiết kiệm năng lượng như lắp đặt điện mặt trời mái nhà, thay thế thiết bị cũ, tối ưu quy trình sản xuất. Những nỗ lực này không chỉ giúp giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh mà còn góp phần xây dựng nền kinh tế xanh, phát triển bền vững.