Giảm nghèo ở Thái Nguyên

Bài 3: Giúp người nghèo đổi đời

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XX xác định: “Đặc biệt quan tâm chương trình xây dựng NTM, giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào các dân tộc thiểu số gắn với Đề án phát triển tổng thể theo Nghị quyết số 88/2019/QH14”. Trong những năm qua, xuất khẩu lao động (XKLĐ) không chỉ là kênh hiệu quả giúp giảm nghèo mà còn góp phần thiết thực vào xây dựng NTM ở nhiều xã vùng cao của tỉnh.

Số hộ nghèo giảm

Học hết lớp 12, em Hoàng Thu Hiền (sinh năm 2005, xóm Đồng Bài, xã Tràng Xá, huyện Võ Nhai) lập tức đăng ký học khóa tiếng Nhật và làm thủ tục đi xuất khẩu lao động tại Nhật Bản.

Năm 2019, Tràng Xá là một trong số xã về đích nông thôn mới đầu tiên của huyện. Từ sự hỗ trợ của Nhà nước và nỗ lực vươn lên của bà con, trong 5 năm qua xã có trên 700 hộ thoát nghèo, bình quân giảm 7%/năm. Hiện xã còn 5 xóm thuộc diện đặc biệt khó khăn, trong đó xóm Đồng Bài hiện còn 8/67 hộ nghèo và 9 hộ cận nghèo.

Ông Hoàng Văn An, Trưởng xóm Đồng Bài cho biết, do điều kiện tự nhiên, đất canh tác ít, nước sản xuất khó khăn nên trồng ngô cũng kém phát triển, nhiều hộ không trồng được lúa. Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo cao còn vì mấy năm vừa qua do dịch bệnh tràn qua “quét sạch” đàn trâu và đàn lợn của xóm, hiện tại chỉ chăn được số ít con gà để cải thiện, vấn đề thu nhập của người dân rất nan giải.

4.jpg
Người lao động trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên tìm hiểu nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp trong và ngoài nước tại Ngày hội việc làm năm 2024

Gia đình em Hiền thuộc diện hộ nghèo, bố mẹ em sức khỏe yếu nên dù chăm chỉ làm vườn bãi và đi làm thuê, vẫn không đủ trang trải cho cuộc sống. Tại chương trình tư vấn việc làm được tổ chức tại địa phương, em Hiền và gia đình đã chọn hướng xuất khẩu lao động với hy vọng sẽ bớt nghèo. Sau thời gian 5 tháng học tiếng, đầu năm 2024 em đã được công ty thực phẩm ký hợp đồng lao động 3 năm sau đó gia hạn tiếp.

Từ tỉnh Nagasaki (Nhật Bản), trao đổi qua điện thoại, em Hiền tâm sự, công việc làm bánh không vất vả lắm, điều kiện làm việc và sinh hoạt rất tốt, thu nhập từ 25 - 40 triệu đồng/tháng, ngoài chi phí sinh hoạt, em đã gửi được tiền về hỗ trợ gia đình. Tuy lần đầu xa gia đình, vừa phải tự lo toan cuộc sống vừa bảo đảm tuân thủ kỷ luật lao động nhưng em rất vui vì có công việc phù hợp, có thu nhập xứng đáng để phụ giúp bố mẹ nuôi các em ăn học. Từ số tiền Hiền gửi về, bố mẹ em cũng đã đầu tư trồng gần 3 sào dưa chuột bao tử. Ước mơ của em là gia đình mua được một số đồ dùng sinh hoạt thiết yếu và có thể giúp bố mẹ sửa nhà trong vài năm tới.

Hiện, xóm Đồng Bài có khoảng 10 trường hợp đang học tập và lao động tại nước ngoài, ông An cho biết, những người lao động có tinh thần quyết tâm cao, chịu khó lao động, tiết kiệm gửi tiền về cho gia đình, các hộ nghèo sau thời gian có con em đi xuất khẩu lao động đều đã có thu nhập, cuộc sống dần ổn định.

Tại xã vùng sâu, vùng xa Thượng Nung, 98,5% dân số là người dân tộc thiểu số, kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 35,46%, hộ cận nghèo chiếm 11,24%.

Ông Ma Văn Hoàng, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết, cụm nhà sàn đẹp nhất xã là của hai chị em Lương Thị Phượng, Lương Thị Hải Yến do đi xuất khẩu lao động gửi tiền về phát triển kinh tế. Bình quân mỗi năm xã có 8 - 10 người đi xuất khẩu lao động tại Nhật Bản, Hàn Quốc… chưa có trường hợp nào chấm dứt hợp đồng trước thời hạn. Trước đây bà con thường có tâm lý không muốn đi xa làm việc, ngại tiếp cận những điều kiện mới, phần khác là gánh nặng tài chính như chi phí ban đầu để học định hướng, khám sức khỏe… Nhưng nay, họ được hỗ trợ rất nhiều, chỉ riêng về vốn ưu đãi, mỗi trường hợp xuất khẩu lao động có thể được vay đến 100 triệu đồng. Một số gia đình trẻ đã gửi con lại cho ông bà để đi xuất khẩu lao động, như vợ chồng Lý Văn Hồng ở xóm Lũng Hoài, vợ chồng Lý Văn Đại, vợ chồng Lương Thị Chang… Hầu hết số lao động đều là nông dân, trình độ văn hóa thấp, nhưng theo phản hồi của các gia đình thì môi trường lao động tương đối ổn định, thu nhập tốt, gửi tiền về đều đặn, cái khó nhất đối với họ là việc học tiếng phải đạt yêu cầu mới được chọn đi.

Đối với Thượng Nung, so với lao động trong nước và một số mô hình phát triển kinh tế tại địa phương thì xuất khẩu lao động là giải pháp rất hiệu quả tại thời điểm này để nâng cao thu nhập nhằm giảm nghèo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Năm 2022 xã giảm được 8,46% số hộ nghèo, năm 2023 giảm 8,8%, sơ bộ năm nay giảm 10%. Xã vừa đạt thu nhập bình quân đầu người 36 triệu đồng/người/năm và đạt 12/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Hỗ trợ người lao động học nghề

Bà Mông Thị Tuyết Nhung, Trưởng phòng LĐ, TB - XH huyện Võ Nhai chia sẻ, huyện đã tổ chức nhiều lớp đào tạo nghề dưới 3 tháng cho lao động nông thôn, triển khai văn bản đến UBND các xã, thị trấn và đã tuyên truyền cho người lao động và Nhân dân bằng nhiều hình thức về hỗ trợ người lao động thuộc vùng đồng bào DTTS học nghề, học ngoại ngữ để đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng. Hàng năm, huyện tổ chức các cuộc tư vấn định hướng nghề nghiệp cho đội ngũ cộng tác viên tuyên truyền tại cơ sở và tổ chức ngày hội việc làm cho thanh niên, học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Hội thi "Rung Chuông vàng" với nhiều nội dung về hướng nghiệp, khởi nghiệp, học nghề, các dịch vụ hỗ trợ việc làm, đi làm việc ở nước ngoài được tổ chức tại một số trường phổ thông trên địa bàn đã tuyên truyền rất hiệu quả. Hầu hết các xã trên địa bàn huyện có người đi XKLĐ.

Theo thông tin từ Sở LĐ, TB - XH, Thái Nguyên hiện có trên 6.500 người lao động đang làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng, chủ yếu tại: Nhật Bản, Malaysia, Trung Quốc, Singapore, Hungary;… tập trung vào các lĩnh vực như sản xuất - chế tạo, chăm sóc sức khỏe, nông nghiệp, xây dựng. Họ được tham gia và cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa học giáo dục định hướng, trang bị những kiến thức, kỹ năng cơ bản trước khi làm thủ tục xuất cảnh nên không bị bỡ ngỡ, nhanh chóng bắt nhịp với yêu cầu công việc của nơi tiếp nhận lao động. Người lao động Thái Nguyên được các đơn vị sử dụng lao động nước ngoài đánh giá cao về năng lực làm việc, kỹ năng nghề. Bình quân hằng năm toàn tỉnh có hàng chục nghìn người được tham gia các lớp tập huấn, nâng cao kỹ năng nghề, định hướng học nghề. Hiện tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 73%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt trên 36%.

Hằng năm tỉnh đã chỉ đạo sở, ngành, địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của Nhà nước về xuất khẩu lao động, đặc biệt là các hộ nghèo, cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn. Thực hiện rà soát, lựa chọn các doanh nghiệp có uy tín, kinh nghiệm để đưa người lao động trên địa bàn tỉnh đi làm việc ở nước ngoài; triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ người lao động; đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo kỹ năng nghề, ngoại ngữ, văn hóa cho người lao động trước khi đi làm việc tại nước ngoài... Thời gian vừa qua, số lượng đi làm việc ở nước ngoài ngày càng tăng, thu nhập của người lao động và gia đình cải thiện đáng kể.

Địa phương

Lực lượng chức năng khám xét nơi ở của đối tượng Nguyễn Văn Bình
Pháp luật

Bắc Giang: Tăng cường đấu tranh, triệt phá tội phạm trên không gian mạng

Trước diễn biến phức tạp, phương thức, thủ đoạn tinh vi của tội phạm trên không gian mạng, công tác đấu tranh phòng chống loại tội phạm này được Công an tỉnh Bắc Giang chú trọng. Điển hình là vụ triệt phá đường dây đánh bạc liên tỉnh trên không gian mạng hay triệt phá đường dây cho vay lãi nặng trên không gian mạng với quy mô lớn.

Hàng loạt gói thầu do Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Bình Phước ký duyệt tiết kiệm ngân sách “nhỏ giọt”
Địa phương

Hàng loạt gói thầu do Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Bình Phước ký duyệt tiết kiệm ngân sách “nhỏ giọt”

Phần lớn các gói thầu do Giám đốc Sở Giao thông Vận tải tỉnh Bình Phước ký duyệt trong giai đoạn từ năm 2021 đến tháng 9.2024 có tỷ lệ tiết kiệm rất thấp, nhiều gói tiết kiệm dưới 0,1%; có gói thầu trị giá hơn 10 tỷ đồng nhưng chỉ tiết kiệm ngân sách 5 triệu đồng.

Một góc nông thôn mới huyện Đông Anh
Địa phương

Đông Anh vươn mình hướng tới đô thị

Huyện Đông Anh được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) từ năm 2016, là một trong những địa phương tốp đầu trong xây dựng NTM của Hà Nội; phát huy kết quả đạt được, những năm qua huyện tập trung xây dựng huyện NTM nâng cao, kiểu mẫu gắn với đầu tư xây dựng huyện thành quận. Đông Anh phấn đấu đến năm 2025, 100% số xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 50% số xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; hiện, Đông Anh đang được xem xét để công nhận huyện đạt chuẩn NTM nâng cao.

Mục tiêu đến năm 2025, Đồng Tháp giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá đối với nam giới từ 15 tuổi trở lên đạt dưới 39%. Ảnh: ITN
Sức khỏe

Đồng Tháp đặt mục tiêu giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá giai đoạn 2025-2030

Tại Kế hoạch thực hiện “Chiến lược Quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, địa phương này đặt mục tiêu tiêu đến năm 2025, giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá đối với nam giới từ 15 tuổi trở lên đạt dưới 39%; nữ giới từ 15 tuổi trở lên duy trì dưới 1,4%. 

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại Long An
Trên đường phát triển

Long An giảm nghèo nhờ phát triển thị trường lao động

Nhờ huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, các chính sách, dự án giảm nghèo của Đảng và Nhà nước đến với người nghèo tỉnh Long An một cách nhanh chóng, hiệu quả. Tính đến nay, Long An đứng thứ hai trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long về mức độ giảm nghèo, đặc biệt tỷ lệ lao động qua đào tạo của địa phương ngày một tăng, cho thấy tính bền vững của những chương trình mà địa phương quyết tâm thực hiện.

TP. Cần Thơ: Đề án 1 triệu hecta lúa chất lượng cao, phát thải thấp ĐBSCL có nhiều tín hiệu tốt
Địa phương

TP. Cần Thơ: Đề án 1 triệu hecta lúa chất lượng cao, phát thải thấp ĐBSCL có nhiều tín hiệu tốt

Sau gần một năm Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long triển khai Đề án phát triển bền vững chuyên canh 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, đến nay đề án có nhiều tín hiệu tốt.

Quốc Oai phát huy giá trị làng nghề
Trên đường phát triển

Quốc Oai phát huy giá trị làng nghề

Sau gần 5 năm triển khai Chương trình OCOP, đến nay, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội đã có 176 sản phẩm OCOP đạt chất lượng từ 3 - 4 sao. Các sản phẩm đặc sắc, tiêu biểu làng nghề của huyện góp phần nâng cao giá trị sản phẩm thủ công mỹ nghệ, OCOP, làng nghề...

Tinh thần chiến thắng Bình Giã - Động lực phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu giàu mạnh, văn minh
Địa phương

Tinh thần chiến thắng Bình Giã - Động lực phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu giàu mạnh, văn minh

Tinh thần của chiến thắng Bình Giã đã và đang trở thành động lực mạnh mẽ cho Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong mọi lĩnh vực của đời sống. Từ phát triển kinh tế, văn hóa đến bảo đảm quốc phòng, an ninh, các thế hệ lãnh đạo và người dân tỉnh đã không ngừng nỗ lực để xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh, văn minh.

Các thành viên mô hình tự quản về ANTT và PCCC ở tổ dân phố Nội Ninh, phường Ninh Sơn (thị xã Việt Yên) trao đổi kinh nghiệm phòng, chống tội phạm - ẢNH T.M
Địa phương

Dựa vào thế trận lòng dân phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm, tệ nạn

Theo Đại tá Đỗ Đức Trịnh, Phó Giám đốc Công an tỉnh Bắc Giang, Mô hình liên kết dân cư cần đặt dưới sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp toàn diện của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương; tăng cường ứng dụng tiện ích của mạng xã hội, kết nối, trao đổi thông tin kịp thời giữa các thành viên với lực lượng công an và người dân. Từ đó, dựa vào thế trận lòng dân để phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, đáp ứng yêu cầu bảo đảm an ninh trật tự (ANTT) trong tình hình mới

Bắc Kạn nỗ lực phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Trên đường phát triển

Bắc Kạn nỗ lực phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Những năm qua, việc triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia tại tỉnh Bắc Kạn chính là “chìa khóa” giúp đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) vươn lên thoát nghèo. Để tiếp tục phát huy nguồn lực này, tại Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh lần thứ IV vừa qua, từ kinh nghiệm thực tiễn, nhiều địa phương tiếp tục đề xuất các giải pháp hữu hiệu với quyết tâm xây dựng vùng đồng bào DTTS đổi mới, phát triển toàn diện.

Một trong những lĩnh vực tỉnh Cà Mau ưu tiên kêu gọi đầu tư là chế biến thủy sản
Trên đường phát triển

Cà Mau: Điểm sáng trong thu hút đầu tư

Từ đầu năm 2024 đến nay, tỉnh Cà Mau đã tổ chức nhiều buổi gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn, cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh, cấp mới 336 giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký hơn 2.405 tỷ đồng, tăng đáng kể so với cùng kỳ năm trước

Thanh Hóa đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột là: Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số
Trên đường phát triển

Thanh Hóa: Chuyển đổi số - động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Mai Xuân Liêm nhìn nhận, chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích quan trọng, là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế. Ý thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, tỉnh đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột là: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.