Đồng Tháp đặt mục tiêu giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá giai đoạn 2025-2030

Tại Kế hoạch thực hiện “Chiến lược Quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, địa phương này đặt mục tiêu tiêu đến năm 2025, giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá đối với nam giới từ 15 tuổi trở lên đạt dưới 39%; nữ giới từ 15 tuổi trở lên duy trì dưới 1,4%. 

Việc thực hiện Kế hoạch nhằm giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá, tỷ lệ tiếp xúc thụ động với khói thuốc lá nhằm giảm bệnh tật và tử vong do sử dụng các sản phẩm thuốc lá gây ra trên địa bàn tỉnh.

Theo Kế hoạch, mục tiêu đến năm 2025, Đồng Tháp giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá đối với nam giới từ 15 tuổi trở lên đạt dưới 39%; nữ giới từ 15 tuổi trở lên duy trì dưới 1,4%. 100% các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và địa phương tổ chức phổ biến về quy định của Luật Phòng, chống tác hại của thuốc và các bệnh do hút thuốc lá gây ra; giảm tỷ lệ tiếp xúc thụ động với khói thuốc lá, trong đó, nơi làm việc dưới 30%; nhà hàng dưới 75%; quán bar, karaoke, cà phê xuống dưới 80%, khách sạn dưới 60%.

Cùng với đó, ngăn ngừa việc sử dụng các sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, shisha và các sản phẩm thuốc lá mới khác trong cộng đồng; 98% người dân tại cộng đồng hiểu biết về tác hại của thuốc lá, 97% người dân tại cộng đồng hiểu biết về các bệnh do hút thuốc lá gây ra, 80% người dân tại cộng đồng biết về quy định của Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá.

9e6976b8-7b8d-46d8-9a2e-03f53b-5694-9393-1671160474.jpg
Mục tiêu đến năm 2025, Đồng Tháp giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá đối với nam giới từ 15 tuổi trở lên đạt dưới 39%. Ảnh: ITN

Giai đoạn 2026 – 2030, giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá đối với nam giới từ 15 tuổi trở lên đạt dưới 36%; nữ giới từ 15 tuổi trở lên đạt dưới 1%; duy trì và giảm tỷ lệ tiếp xúc thụ động với khói thuốc lá, trong đó, nơi làm việc dưới 25%; nhà hàng dưới 65%; quán bar, karaoke, cà phê xuống dưới 70%, khách sạn dưới 50%; tiếp tục ngăn ngừa việc sử dụng các sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, shisha và các sản phẩm thuốc lá mới khác trong cộng đồng.

Cũng tại Kế hoạch này, UBND tỉnh Đồng Tháp đưa ra 5 nhóm nội dung hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc. Trong đó, tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy, chính quyền và phối hợp liên ngành đối với công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá; tiếp tục quán triệt nội dung Nghị quyết số 20 ngày 25.10.2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, các quy định của pháp luật có liên quan để tạo sự đồng thuận, ủng hộ của toàn xã hội về công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá; đề cao tính tiên phong gương mẫu của người đứng đầu, cán bộ, đảng viên trong thực hiện công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Bên cạnh đó, thực hiện tăng cường và đổi mới hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của thuốc lá, tỉnh Đồng Tháp tăng cường công tác tuyên truyền về phòng, chống tác hại của thuốc lá, tổ chức các hoạt động truyền thông với nhiều hình thức đa dạng, phù hợp với từng cơ quan, đơn vị, địa phương. Trong đó, tập trung tuyên truyền các nội dung: quy định cấm hút thuốc tại nơi làm việc, trường học, cơ sở y tế, khách sạn, nhà hàng, bến tàu, bến xe, nhà ga, trên các phương tiện giao thông công cộng; quyền nghĩa vụ của công dân trong phòng, chống tác hại của thuốc lá; nghĩa vụ của người hút thuốc lá.

Cùng với đó, tuyên truyền các hành vi bị nghiêm cấm trong Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá; quy định cấm quảng cáo khuyến mại, tiếp thị thuốc lá dưới mọi hình thức; quy định cấm bán thuốc lá tại các địa điểm có quy định cấm hút thuốc; tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe nói chung và đối với các bệnh như: ung thư phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, đặc biệt là phổ biến thông tin về tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, shisha tới cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại cơ quan, đơn vị và người dân trên địa bàn; đẩy mạnh công tác giáo dục về tác hại và phòng, chống tác hại của thuốc lá cho giáo viên, học sinh tại các cơ sở giáo dục; xây dựng tài liệu giáo dục và tổ chức các hoạt động truyền thông về phòng, chống tác hại của thuốc lá phù hợp với các cấp học, bậc học.

Kế hoạch của tỉnh Đồng Tháp cũng nhấn mạnh việc tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về phòng, chống tác hại của thuốc lá. Bên cạnh đó, tỉnh Đồng Tháp thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành về phòng, chống tác hại của thuốc lá hoặc lồng ghép trong hoạt động kiểm tra liên ngành để kiểm tra việc thực thi Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá trên địa bàn tỉnh; giám sát việc tuân thủ các quy định của Luật Phòng, chống tác hại của thuốc, kiểm tra, giám sát địa điểm không khói thuốc lá; đánh giá thực hiện môi trường không khói thuốc trong các cơ quan, đơn vị, địa phương, bệnh viện, trường học, xí nghiệp trên địa bàn tỉnh; tăng cường sử dụng giải pháp về công nghệ thông tin, các mạng xã hội trong giám sát việc tuân thủ pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Sức khỏe

Bộ Y tế gửi công văn khẩn vụ bác sĩ ở Gia Lai bị hành hung
Sức khỏe

Bộ Y tế gửi công văn khẩn vụ bác sĩ ở Gia Lai bị hành hung

Hôm nay 2.4, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) có công văn gửi Giám đốc Sở Y tế tỉnh Gia Lai về việc đảm bảo an ninh, trật tự trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau vụ việc một bác sĩ tại đơn vị Hồi sức cấp cứu Trung tâm Y tế huyện Chư Sê (Gia Lai) bị hành hung ngày 31.3.

Bộ Y tế chỉ đạo khẩn vụ du khách nghi ngộ độc rượu ở Ninh Thuận
Sức khỏe

Bộ Y tế chỉ đạo khẩn vụ du khách nghi ngộ độc rượu ở Ninh Thuận

Liên quan tới vụ việc 6 vị khách du lịch bị nghi ngộ độc khi đi du lịch tại Ninh Thuận, tối ngày 1.4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) có văn bản đề nghị Sở An toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Sở Y tế chỉ đạo tập trung mọi nguồn lực tích cực điều trị cho các bệnh nhân, không để ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng người dân.

Quảng Ninh: Mục sở thị quy trình "vẽ bệnh" nhạy cảm, hù doạ bệnh nhân để "moi tiền" tại phòng khám ngay trung tâm TP Hạ Long
Xã hội

Quảng Ninh: Mục sở thị quy trình "vẽ bệnh" nhạy cảm, hù doạ bệnh nhân để "moi tiền" tại phòng khám ngay trung tâm TP Hạ Long

Không có sổ khám bệnh, lấy máu không đeo găng tay y tế, “vẽ bệnh” hù doạ bệnh nhân để moi tiền … là những thông tin nhóm PV điều tra Báo Đại biểu Nhân dân thu thập được tại Phòng khám đa khoa Hoàng Anh, Tổ 2, khu 4A (phường Hồng Hải, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh).

Sởi ủ bệnh trong bao lâu?
Sức khỏe

Sởi ủ bệnh trong bao lâu?

Sởi là căn bệnh truyền nhiễm dễ gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh nhi chưa bị sởi lần nào hoặc chưa được tiêm vaccine phòng sởi thường dễ bị loại virus này tấn công. Vì vậy, nếu không được kiểm soát chặt chẽ bệnh có thể bùng phát thành dịch gây nguy hiểm cho sức khỏe của cả cộng đồng.

Công ty Cổ phần Quốc tế Haseca Mekong chế biến suất ăn học sinh từng trượt thầu vì vi phạm về nguồn gốc thực phẩm
Sức khỏe

Công ty Cổ phần Quốc tế Haseca Mekong chế biến suất ăn học sinh từng trượt thầu vì vi phạm về nguồn gốc thực phẩm

Không chỉ từng trượt thầu vì hồ sơ vi phạm điều cấm của Luật An toàn thực phẩm, Công ty Cổ phần Quốc tế Haseca Mekong còn bị trượt thầu do vi phạm về nguồn gốc thực phẩm. Địa điểm chế biến suất ăn bán trú cho học sinh tại nhà xưởng nằm trong Khu chế xuất Tân Thuận.

Giãn tĩnh mạch tinh ảnh hưởng khả năng sinh sản của nam giới: Bác sĩ hướng dẫn cách kiểm tra tại nhà
Sức khỏe

Giãn tĩnh mạch tinh ảnh hưởng khả năng sinh sản của nam giới: Bác sĩ hướng dẫn cách kiểm tra tại nhà

Giãn tĩnh mạch tinh (TMT) là một trong những vấn đề nam khoa phổ biến và có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh lý, sinh sản của nam giới. Tuy nhiên, giãn tĩnh mạch tinh đôi khi không có triệu chứng rõ rệt, vì vậy việc phát hiện sớm và theo dõi tình trạng có thể giúp điều trị kịp thời, tránh những biến chứng không mong muốn.