Thái Nguyên: Vững bước trên hành trình xây dựng nông thôn mới

Thái Nguyên: Vững bước trên hành trình xây dựng nông thôn mới

Với tư duy đổi mới, cách làm sáng tạo, sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền và chung sức, đồng lòng của người dân, Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) đã thay đổi cơ bản diện mạo khu vực nông thôn tỉnh Thái Nguyên. Trên cơ sở những kết quả đạt được, địa phương đang hướng tới mục tiêu có 95% số xã, ít nhất 6 đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ và đạt chuẩn NTM.

Thái Nguyên là một trong những địa phương đi đầu trong thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Đến nay, mục tiêu có ít nhất 6 đơn vị cấp huyện hoàn thành và đạt chuẩn NTM của tỉnh đã hoàn thành, khi các thành phố Thái Nguyên, Sông Công, Phổ Yên cùng các huyện Phú Bình, Đại Từ, Định Hóa về đích đúng hẹn. Như vậy, toàn tỉnh Thái Nguyên đã có 118/126 xã đạt chuẩn NTM, chiếm tỷ lệ 93,7%.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phạm Văn Sỹ cho biết: trong năm 2024, tỉnh dự kiến có thêm 2 xã đạt chuẩn NTM, 12 xã NTM nâng cao, 2 xã NTM kiểu mẫu và 1 huyện đạt chuẩn NTM. Năm 2025, tỉnh phấn đấu có thêm 2 xã nữa đạt chuẩn NTM, đạt tỷ lệ 96,8%, vượt chỉ tiêu đề ra.

Ngay từ khi bắt tay thực hiện chương trình, tỉnh Thái Nguyên đã đề ra chỉ tiêu khá khá cao. Tuy nhiên, từ những kết quả đạt được, tỉnh hoàn toàn có thể tự tin trên chặng đường tương lai khi 2 xã đăng ký đạt chuẩn NTM trong năm 2024 đã bước vào chặng cuối để "về đích".

Đơn cử, như xã Văn Lăng (Đồng Hỷ), đầu tháng 10 vừa qua, đã đạt 17/19 tiêu chí và đang nỗ lực đạt tiêu chí số 10 về thu nhập và tiêu chí số 11 về nghèo đa chiều. Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Hoàng Xuân Trường cho biết, đã tổ chức triển khai điều tra thống kê thu nhập, rà soát tỷ lệ nghèo đa chiều và quyết tâm hoàn thành trong tháng 11 này.

Hay như xã Phương Giao (Võ Nhai), đến hết tháng 9 vừa qua, xã mới đạt 17/19 tiêu chí (hai tiêu chí chưa đạt là về giáo dục và nghèo đa chiều). Với quyết tâm "về đích" đúng hẹn, chính quyền xã và huyện đã tập trung hoàn thiện hồ sơ trình cấp có thẩm quyền quyết định công nhận lại Trường Tiểu học Phương Giao đạt tiêu chuẩn cơ sở vật chất mức độ 1; đồng thời, xã tiến hành rà soát, phê duyệt tỷ lệ nghèo đa chiều. Đến nay, Phương Giao đã hoàn thành cả 19/19 tiêu chí.

Điểm trường mầm non Bản Tèn (Văn Lăng, Đồng Hỷ) được đầu tư xây dựng khang trang, góp phần hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới

Điểm trường mầm non Bản Tèn (Văn Lăng, Đồng Hỷ) được đầu tư xây dựng khang trang, góp phần hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới

Cùng với 2 địa phương trên, 12 xã đã đăng ký đạt chuẩn NTM nâng cao cũng đang bước vào chặng “nước rút” và cơ bản hoàn thành các tiêu chí đúng hẹn. Trong đó, xã Vạn Thọ (Đại Từ) đã được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao; 7 xã đã đạt 19/19 tiêu chí; 2 xã đăng ký đạt NTM kiểu mẫu là Hà Châu và Lương Phú (Phú Bình) dự kiến sẽ "chạm đích" vào cuối tháng 12 năm nay…

Những kết quả đạt được đã chứng minh Thái Nguyên luôn nhập cuộc trong thực hiện xây dựng NTM với tinh thần cao nhất. Những khó khăn, vướng mắc từ cơ sở luôn được tỉnh quan tâm giải quyết, tháo gỡ kịp thời.

Quyết tâm hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra trong năm 2025 - năm về đích của nhiệm kỳ 2020 - 2025, UBND tỉnh Thái Nguyên đã chỉ đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể; UBND các địa phương cấp huyện tiếp tục tập trung triển khai thực hiện hiệu quả chương trình.

Trong đó, nhiệm vụ thực hiện thường xuyên là tổ chức kiểm tra tiến độ, kết quả và hướng dẫn thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM tại những địa phương đăng ký đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu… trong năm 2024 để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện. Cùng với đó, khẩn trương thực hiện quy trình thẩm định các xã đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, huyện NTM và đánh giá xếp hạng sản phẩm OCOP năm 2024 theo đề nghị của các địa phương.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình cho biết, hiện nay, tỉnh đang tiếp tục chỉ đạo các địa phương đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo giải ngân 100% kế hoạch vốn ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh hỗ trợ thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng NTM năm 2024. Đồng thời, bảo đảm việc sử dụng vốn tập trung, tiết kiệm, hiệu quả, không để phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản. Việc huy động nguồn lực từ người dân (bằng tiền, hiện vật hoặc ngày công lao động), doanh nghiệp, tổ chức phải bảo đảm tinh thần tự nguyện, công khai, minh bạch...

Trên đường phát triển

Chủ tịch UBND tỉnh Long An Nguyễn Văn Út tại buổi làm việc tại trụ sở Tập đoàn Sapporo
Địa phương

Sapporo Long An - biểu tượng thành công của doanh nghiệp Nhật Bản tại Long An

Tập đoàn Sapporo tại Long An đã ghi dấu như một mô hình hợp tác thành công giữa doanh nghiệp nước ngoài và các địa phương tại Việt Nam. Thành công của Sapporo phản ánh rõ nét chính sách thu hút đầu tư bài bản, sự đồng hành sát sao của chính quyền tỉnh Long An cùng nỗ lực thích nghi, phát triển của doanh nghiệp nước ngoài trong môi trường kinh doanh Việt Nam.

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo
Xã hội

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo

Hoạt động không vì lợi nhuận với sứ mệnh không để ai bị bỏ lại phía sau, hơn 20 năm qua, mỗi cán bộ, viên chức, người lao động của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Hà Giang luôn tận tâm, tận lực chuyển tải các chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất với mong muốn làm sao để Hà Giang không còn hộ nghèo và một ngày không xa, đồng bào địa phương sẽ tiến kịp miền xuôi về mọi mặt...

Từng bước khẳng định vai trò điểm đến đầu tư chiến lược
Địa phương

Từng bước khẳng định vai trò điểm đến đầu tư chiến lược

Những kết quả ấn tượng đạt được tại Chương trình xúc tiến đầu tư thương mại Long An - Nhật Bản năm 2025 do UBND tỉnh Long An phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản và Hiệp hội Xúc tiến kinh tế Việt Nam - Nhật Bản vừa tổ chức cho thấy, Long An không chỉ thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ các doanh nghiệp Nhật Bản mà còn dần khẳng định vai trò là điểm đến đầu tư chiến lược tại Việt Nam. Những thỏa thuận hợp tác quan trọng được ký kết chính là bước khởi đầu cho một giai đoạn hợp tác sâu rộng hơn, tạo ra động lực phát triển lâu dài giữa Long An và các đối tác Nhật Bản.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Công Sứ kiểm tra tiến độ sửa chữa đường từ xã Trung Thành đi xã Yên Hòa (Đà Bắc). Ảnh: Khánh An
Địa phương

Hòa Bình: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư công tại huyện Đà Bắc

Kiểm tra tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn huyện Đà Bắc ngày 1.4, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Đinh Công Sứ yêu cầu địa phương với quyết tâm chính trị cao nhất, phấn đấu hoàn thành kế hoạch vốn năm 2024 - 2025, sớm đưa các công trình, dự án đi vào hoạt động để người dân được hưởng lợi.

Doanh nghiệp phía Nam tiên phong tiết kiệm năng lượng, hướng tới nền kinh tế xanh, bền vững
Địa phương

Doanh nghiệp phía Nam tiên phong tiết kiệm năng lượng, hướng tới nền kinh tế xanh, bền vững

Các doanh nghiệp phía Nam đang chủ động thực hiện nhiều giải pháp tiết kiệm năng lượng như lắp đặt điện mặt trời mái nhà, thay thế thiết bị cũ, tối ưu quy trình sản xuất. Những nỗ lực này không chỉ giúp giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh mà còn góp phần xây dựng nền kinh tế xanh, phát triển bền vững.

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Vũ Đại Thắng kiểm tra tiến độ thi công dự án Bến cảng tổng hợp Vạn Ninh giai đoạn 1 (TP Móng Cái)
Trên đường phát triển

Quảng Ninh gỡ khó cho các dự án trọng điểm ngoài ngân sách

Tỉnh Quảng Ninh hiện đang triển khai các biện pháp tích cực để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho nhiều dự án trọng điểm ngoài ngân sách nhằm thu hút nhiều nguồn lực đầu tư ngoài xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững. Mục tiêu của tỉnh là sớm đưa các dự án này vào triển khai xây dựng, tạo ra những dư địa phát triển mới.