Thanh Hoá: Tuyển dụng gần 4.000 chỉ tiêu giáo viên hợp đồng cấp mầm non và phổ thông

UBND tỉnh Thanh Hoá vừa ban hành Quyết định số 5273/QĐ-UBND về việc giao số lượng lao động hợp đồng làm giáo viên được hỗ trợ kinh phí trong các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập trên địa bàn tỉnh.

Quyết định nêu rõ, giao số lượng lao động hợp đồng làm giáo viên được hỗ trợ kinh phí trong các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập cho UBND các huyện, thị xã, thành phố và Sở GD-ĐT Thanh Hóa theo Nghị định số 111/2022/NĐ-CP của Chính phủ là 3.840 chỉ tiêu.

Trong đó, bậc học Mầm non là 960 chỉ tiêu; Tiểu học là 1.152 chỉ tiêu; THCS là 1.422 chỉ tiêu và THPT là 306 chỉ tiêu. Thời gian thực hiện bắt đầu từ ngày 1.1.2025 đến ngày 31.5.2025.

404257137-826883655903384-7766466463046235111-n.jpg
UBND tỉnh Thanh Hoá giao chỉ tiêu 3840 chỉ tiêu giáo viên hợp đồng trong các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập trên địa bàn tỉnh

Tại khu vực miền núi, đối với bậc THCS; huyện Bá Thước 51 chỉ tiêu, huyện Ngọc Lặc 61 chỉ tiêu, huyện Thạch Thành 60 chỉ tiêu, huyện Cẩm Thủy 58 chỉ tiêu, huyện Thường Xuân 43 chỉ tiêu…

Ở khu vực miền xuôi với bậc THCS: thành phố Thanh Hóa 159 chỉ tiêu, huyện Hoằng Hóa 98 chỉ tiêu, thị xã Nghi Sơn 89 chỉ tiêu, huyện Quảng Xương 86 chỉ tiêu, huyện Thiệu Hóa 68 chỉ tiêu…

UBND tỉnh Thanh Hóa giao Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Sở GD-ĐT hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện hợp đồng lao động làm giáo viên đảm bảo theo quy định; giải quyết hoặc báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.

UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ văn bản hướng dẫn của Sở Nội vụ, Sở GD-ĐT, thực hiện ký hợp đồng lao động làm giáo viên đối với các cấp học đảm bảo không vượt quá số lượng lao động hợp đồng được giao, đồng thời chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh trong việc xác định cơ cấu giáo viên văn hóa, giáo viên đặc thù còn thiếu để ký hợp đồng lao động tại các trường mầm non, tiểu học, THCS đảm bảo đồng bộ cơ cấu các môn học, không để thừa, thiếu cục bộ.

Thông tin từ Sở GD-ĐT Thanh Hoá, tính đến tháng 10.2024, toàn ngành giáo dục có tổng số 44.065 giáo viên trong biên chế (chưa kể cán bộ quản lý và nhân viên hành chính).

Có 13.988 giáo viên mầm non; 14.004 giáo viên tiểu học; 10.665 giáo viên trung học cơ sở; 4.975 giáo viên trung học phổ thông và 433 giáo viên giáo dục thường xuyên. Ngoài ra, có 1.780 giáo viên hợp đồng (theo Nghị định số 111/2022/NĐ-CP).

Tính tới tháng 10.2024, ngành Giáo dục Thanh Hoá đang còn thiếu 8.244 giáo viên so với định mức tối đa theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Cụ thể, 2.275 giáo viên mầm non; 3.372 giáo viên tiểu học; 2.056 giáo viên trung học cơ sở; 352 giáo viên trung học phổ thông và 189 giáo viên giáo dục thường xuyên.

Giáo dục

Năm 2025, Bộ GD-ĐT sẽ quyết liệt sắp xếp, tinh gọn bộ máy, tiếp tục hoàn thiện thể chế
Giáo dục

Năm 2025, Bộ GD-ĐT sẽ quyết liệt sắp xếp, tinh gọn bộ máy, tiếp tục hoàn thiện thể chế

Sáng 6.1, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Theo đó, năm 2025, Bộ GD-ĐT sẽ tập trung triển khai nghiêm túc và bảo đảm tiến độ việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy. Tiếp tục hoàn thiện thể chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về giáo dục. 

Thông tư 29 giúp phân biệt giữa dạy thêm và hoạt động bổ trợ kiến thức tại trường học
Giáo dục

Thông tư 29 giúp phân biệt giữa dạy thêm và hoạt động bổ trợ kiến thức tại trường học

Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT của Bộ GD-ĐT quy định về dạy thêm, học thêm vừa ban hành sẽ giúp phân biệt giữa dạy thêm và hoạt động bổ trợ kiến thức tại trường học. Điều này quan trọng trong thực tế hiện nay, khi ranh giới giữa hai hoạt động này mập mờ, khiến không ít nhà trường, tổ chức giáo dục không thực sự làm tốt vai trò, sứ mệnh giáo dục của mình, khiến việc lạm dụng dạy thêm xảy ra.

Những sự kiện giáo dục nổi bật tuần qua
Giáo dục

Những sự kiện giáo dục nổi bật tuần qua

Đầu năm 2025 nhiều quy định mới về giáo dục đã được ban hành như Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; Quy định mới về dạy thêm, học thêm; Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; phát động phong trào dạy và học ngoại ngữ trong trường học...

 Chính thức nghiêm cấm giáo viên dạy thêm học sinh của mình bên ngoài nhà trường
Giáo dục

Chính thức nghiêm cấm giáo viên dạy thêm học sinh của mình bên ngoài nhà trường

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm. Theo thông tư quy định về dạy thêm học thêm, giáo viên không được tổ chức dạy thêm đối với học sinh tiểu học và không được dạy thêm có thu tiền ngoài nhà trường với học sinh mình đang dạy.

Những chính sách giáo dục có hiệu lực từ tháng 1.2025
Giáo dục

Những chính sách giáo dục có hiệu lực từ tháng 1.2025

Tháng 1/2025, nhiều chính sách giáo dục quan trọng bắt đầu có hiệu lực. Nổi bật là các chính sách liên quan tới chương trình giáo dục phổ thông; kiểm định chất lượng giáo dục; đánh giá học sinh dựa trên việc tham gia giao thông; tiêu chí xếp loại học sinh...

Uy tín, vị thế tiếp tục được khẳng định
Giáo dục

Uy tín, vị thế tiếp tục được khẳng định

95,3% học sinh, sinh viên sau tốt nghiệp hài lòng với chương trình đào tạo; 83,7% sinh viên tốt nghiệp có việc làm, trong đó 51,2% đúng nghề. 100% doanh nghiệp hài lòng, trong đó 11,1% rất hài lòng với chất lượng đào tạo của nhà trường… Những con số này tiếp tục khẳng định uy tín, vị thế của Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II.

Mẹ thay đổi để con thoát nghiện game
Giáo dục

Mẹ thay đổi để con thoát nghiện game

Đối mặt với thách thức khi con cái ngày càng lệ thuộc vào trò chơi điện tử, chểnh mảng học tập và xa cách gia đình, nhiều bậc phụ huynh bất ngờ khi tìm giải pháp ngay ở chính bản thân mình. 

TP. Hồ Chí Minh: 1 quận cuối cùng chưa nhận giữ trẻ từ 6-18 tháng tuổi
Giáo dục

TP. Hồ Chí Minh: 1 quận cuối cùng chưa nhận giữ trẻ từ 6-18 tháng tuổi

Sơ kết 10 năm thực hiện nhận trẻ từ 6-18 tháng tuổi trên địa bàn thành phố, Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh cho biết, đến nay, 20 quận, huyện và TP. Thủ Đức đã có cơ sở giáo dục nhận giữ trẻ 6-18 tháng tuổi, riêng Quận 4 chưa triển khai do hạn chế về nhu cầu và điều kiện thực tế của các cơ sở giáo dục.