Omicron và Thế vận hội mùa Đông 2022

Thách thức đối với chiến lược Zero Covid của Trung Quốc

Cho đến nay, Trung Quốc là quốc gia duy nhất trên thế giới vẫn kiên trì Zero Covid, một chiến lược nhằm loại bỏ virus một cách triệt để bằng các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt cùng truy vết gắt gao mỗi khi xuất hiện một ca bệnh. Tuy nhiên, sự xuất hiện của biến chủng Omicron và sự kiện Thế vận hội mùa Đông Bắc Kinh 2022 đang đặt ra những thách thức lớn cho nỗ lực chống dịch của Trung Quốc.

Nguồn: Japan Times
Nguồn: Japan Times

Trong nhiều tháng qua, Trung Quốc nỗ lực thúc đẩy cuộc chiến tổng lực để đối phó với đại dịch Covid-19. Mỗi khi xuất hiện bất kỳ ca bệnh nào của biến chủng delta trong cộng đồng, các nhà chức trách Trung Quốc đều có hành động nhanh chóng và dứt khoát để cắt đứt chuỗi lây nhiễm bằng các biện pháp mạnh tay và nghiêm ngặt như phong tỏa trên diện rộng, triển khai xét nghiệm hàng loạt và truy vết gắt gao. Các biện pháp này nằm trong chiến lược Zero Covid-19 của Trung Quốc, một biện pháp chống dịch triệt để được liên tục áp dụng kể từ khi bùng phát dịch cho đến nay và Trung Quốc hiện cũng là quốc gia duy nhất vẫn còn áp dụng chiến lược sau bất chấp việc thế giới đã dần chuyển sang mô hình “chung sống với dịch bệnh”.

Trong hầu hết trường hợp, các đợt bùng phát đã được kiềm chế trong vòng một tháng. Nhưng với sự xuất hiện của biến chủng dễ lây lan hơn như Omicron và trong bối cảnh Thế vận hội mùa Đông Bắc Kinh 2022 chỉ còn vài tuần nữa là diễn ra, chiến dịch Zero Covid của Trung Quốc đang phải đối mặt với những thách thức lớn. Thậm chí, các chuyên gia dịch tễ cảnh báo nguy cơ quốc gia này có thể phải chứng kiến một làn sóng bùng phát trên diện rộng của biến chủng Omicron. Mặc dù Zero Covid-19 vẫn hiệu quả trước biến chủng mới, nhưng nước này vẫn cần lấp đầy những lỗ hổng trong chiến lược chống Covid-19 của mình và phân bổ nguồn lực để đối phó với những thách thức lớn hơn.

Thách thức từ mở cửa biên giới và biến chủng

Cho đến nay, Trung Quốc đã ghi nhận 9 ca nhiễm thuộc biến chủng Omicron. Ủy ban Y tế Quốc gia đã cam kết kiểm soát chặt chẽ hơn tại biên giới ở các cửa khẩu trên bộ, trên biển và hải quan. Tuy nhiên, trở thành nước chủ nhà của Thế vận hội Mùa đông đồng nghĩa với việc Trung Quốc sẽ phải nới lỏng một số hạn chế biên giới, vốn là tấm khiên bảo vệ đất nước khỏi "sự tấn công dữ dội của các ca nhập cảnh".

Theo quy định mới, hàng nghìn vận động viên và đại biểu sẽ được phép nhập cảnh vào Trung Quốc mà không phải cách ly nếu đã được tiêm chủng đầy đủ. Trung Quốc cũng khuyến khích tiêm mũi tăng cường nhưng đó không phải yêu cầu bắt buộc. Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ ra rằng 2 mũi tiêm chủng tiêu chuẩn không đủ để bảo vệ trước biến chủng Omicron.

Hồi đầu tháng, chính quyền Bắc Kinh cho biết đã lường trước nguy cơ bùng phát dịch ở Thế vận hội. Tuy nhiên, họ tự tin về khả năng ngăn chặn các ca mắc trong “vòng khép kín” vốn được kiểm soát nhờ chiến lược Zero Covid.

Tuy nhiên, theo giáo sư Kwok Kin-on, nhà dịch tễ học từ Đại học Hong Kong, hạn chế sự lây lan của Omicron sẽ là một thách thức.“Công tác kiểm soát dịch bệnh ở biên giới rất tốt, nhưng vẫn còn nhiều lỗ hổng”, ông Kwok nói.

Giáo sư Jin Dong-yan, một nhà virus học từ Đại học Hong Kong cho biết, Trung Quốc đứng trước nguy cơ bùng phát dịch lớn. Một phần vấn đề là các ca nhiễm bệnh trong cộng đồng được phát hiện khi đã lây lan khá rộng”. “Các đợt bùng phát gần đây của Trung Quốc, như ở Chiết Giang và Nội Mông, được phát hiện khi hàng chục người đã mắc bệnh”, ông Jin cho biết thêm. Ông cho biết việc phát hiện các ca bệnh muộn hơn dẫn đến những đợt bùng dịch kéo dài hàng tháng. “Điều này có thể lặp lại, đặt ra thách thức đối với chính sách không khoan nhượng, nhưng đó là thực tế", ông Jin nói.

Sự xuất hiện của biến chủng Omicron cũng khiến giới chức y tế phải hành động nhanh hơn. Ông Kwok cho biết khả năng lây lan cao của Omicron khiến số ca mắc tăng gấp đôi trong khoảng 2 - 3 ngày, đặt ra thách thức lớn cho công tác truy vết. “Điều đó đồng nghĩa giới chức sẽ phải dành nhiều nguồn lực, tiền bạc hơn để truy vết. Và sẽ mất nhiều thời gian hơn để ngăn chặn sự lây lan của đợt bùng dịch Omicron", ông Kwok nhận định.

Mũi tăng cường là cần thiết

Trong khi đó, chiến dịch tiêm chủng - vốn được coi là “bức tường thành” trong việc ngăn chặn virus cũng đang xuất hiện “vết nứt”. Tính đến nay, khoảng 85% dân số Trung Quốc đã được tiêm ít nhất một liều vaccine. Nhưng vaccine sử dụng ở Trung Quốc phần lớn là vaccine bất hoạt, mang lại hiệu quả không cao trước biến chủng Omicron. Và đến nay, vẫn chưa rõ vaccine bất hoạt có thể hạn chế các ca bệnh nặng hoặc tử vong ở mức độ nào.

Jerome Kim, Tổng giám đốc của Viện Vaccine Quốc tế cho biết, dữ liệu liên quan đến Trung Quốc còn rất nhiều hạn chế; tiêm chủng giúp giảm nguy cơ lây nhiễm, các ca bệnh nặng và tử vong, song không có nhiều dữ liệu về hiệu quả của vaccine được sử dụng rộng rãi ở Trung Quốc.

Ông Kim nhấn mạnh, các mũi tăng cường là cần thiết để kiểm soát chặt chẽ hơn biến chủng Delta. Trong khi đó, chủng Omicron, với số lượng đột biến chưa từng có trên protein gai, thậm chí còn gây thêm khó khăn cho các loại vaccine hiện hành trong việc bảo vệ cơ thể; do đó, càng cần các mũi bổ sung.

Vừa qua, hãng dược phẩm Moderna đã báo cáo rằng mũi tăng cường mRNA của hãng có thể giúp tăng đáng kể lượng kháng thể trong các thử nghiệm sơ bộ. Pfizer cũng công bố kết quả tương tự.

Sinovac cũng khẳng định ba liều vaccine của hãng sẽ giúp bảo vệ cơ thể trước Omicron, song tiết lộ rất ít chi tiết. Bên cạnh đó, ông Kwok nhận định vaccine BioNTech có thể giúp tăng cường khả năng miễn dịch ở Trung Quốc. Công ty dược phẩm Fosun của Trung Quốc đã ký các thỏa thuận nhập khẩu và sản xuất vaccine BioNTech trong nước. Tuy nhiên, tiến trình này đang bị “mắc” ở quá trình phê duyệt trong nhiều tháng.

Hiện Trung Quốc khó có thể siết chặt hơn nữa các biện pháp phòng dịch. Bởi chiến lược Zero Covid của Trung Quốc vốn đã vô cùng khắt khe. Chỉ phát hiện 1 ca nhiễm bệnh trong cộng đồng, có thể cả một thành phố bị phong tỏa. Các biện pháp tiêm chủng trên diện rộng, xét nghiệm toàn thành phố, phong tỏa một phần hoặc toàn phần vẫn đang được áp dụng nghiêm ngặt; và chứng kiến người dân nước này trở nên mệt mỏi. Tuy nhiên, trước một biến chủng lây lan nhanh hơn như Omicron; và trước khả năng phải nới lỏng các biện pháp nhập cảnh để chuẩn bị cho Thế vận hội Mùa đông, người dân và Chính quyền Trung Quốc chắc chắn sẽ phải thận trọng hơn nữa và tiếp tục tuân thủ các quy tắc phòng, chống dịch nghiêm ngặt hiện nay để hạn chế tối đa nguy cơ bùng phát dịch trên diện rộng.

Thế giới 24h

Trung Quốc có thể xóa bỏ thuế đối với một số mặt hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ
Thế giới 24h

Trung Quốc có thể xóa bỏ thuế đối với một số mặt hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ

Chính phủ Trung Quốc đang cân nhắc việc hoãn áp thuế 125% đối với một số mặt hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ, do chi phí kinh tế của cuộc chiến thương mại ăn miếng trả miếng đang đè nặng lên một số ngành công nghiệp nhất định, hãng tin Bloomberg dẫn nguồn tin hiểu rõ vấn đề cho biết.

Sinh viên Trung Quốc đang dần từ bỏ “giấc mơ Mỹ”
Nhịp cầu giáo dục

Sinh viên Trung Quốc đang dần từ bỏ “giấc mơ Mỹ”

Thời gian gần đây, việc chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump siết chặt thị thực và cắt giảm tài trợ cho các trường Đại học đã trở thành mối lo ngại lớn đối với sinh viên quốc tế. Với sinh viên Trung Quốc, nhiều người chia sẻ khó khăn còn gia tăng do cuộc chiến thương mại giữa Washington và Bắc Kinh và làn sóng phân biệt ngày càng rõ rệt, khiến “giấc mơ Mỹ” không còn trở thành một sự lựa chọn hàng đầu.

Gian nan con đường chấm dứt xung đột Nga - Ukraine
Thế giới 24h

Gian nan con đường chấm dứt xung đột Nga - Ukraine

Những diễn biến gần đây giữa Nga và Ukraine đã cho thấy tính thiếu chắc chắn về các nỗ lực ngoại giao nhằm chấm dứt cuộc xung đột đã kéo dài hơn 3 năm qua. Bản thân Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng phải thừa nhận, chấm dứt cuộc xung đột này khó khăn hơn ông tưởng.

Nhà Trắng cân nhắc cắt giảm thuế đối với Trung Quốc: Dấu hiệu hạ nhiệt căng thẳng
Quốc tế

Nhà Trắng cân nhắc cắt giảm thuế đối với Trung Quốc: Dấu hiệu hạ nhiệt căng thẳng

Chính quyền Tổng thống Donald Trump đang cân nhắc giảm thuế đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc để giảm căng thẳng thương mại. Bản thân Tổng thống Trump đánh tiếng thuế quan có thể được cắt giảm hơn một nửa. Mặc dù con số này vẫn ở mức rất cao và không có ý nghĩa về mặt thương mại, nhưng đã cho thấy thiện chí của hai cường quốc sẵn sàng “xuống thang”.

Mỹ cân nhắc thưởng tiền để khuyến khích phụ nữ sinh con
Thế giới 24h

Mỹ cân nhắc thưởng tiền để khuyến khích phụ nữ sinh con

Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang xem xét hàng loạt biện pháp khuyến khích người dân lập gia đình và sinh con, khi tỷ lệ sinh ở nước này liên tục giảm và hiện tiệm cận mức thấp kỷ lục. Một trong những biện pháp được đề xuất là thưởng tiền mặt trị giá 5.000 USD (khoảng 130 triệu đồng) cho mỗi phụ nữ Mỹ sau khi sinh con.

Thổ Nhĩ Kỳ rung chuyển vì động đất
Thế giới 24h

Thổ Nhĩ Kỳ rung chuyển vì động đất

Theo Cơ quan Quản lý thảm họa và tình trạng khẩn cấp của Thổ Nhĩ Kỳ (AFAD), trận động đất mạnh 6,2 độ Richter xảy ra ở Biển Marmara gần Silivri, nằm cách Thủ đô Istanbul khoảng 70km về phía Tây, các cơn dư chấn vẫn đang tiếp diễn.

Mỹ công bố kế hoạch loại bỏ toàn bộ phẩm màu nhân tạo
Thế giới 24h

Mỹ công bố kế hoạch loại bỏ toàn bộ phẩm màu nhân tạo

Chính quyền của Tổng thống Donald Trump chính thức công bố lộ trình loại bỏ phẩm màu nhân tạo trong thực phẩm trước năm 2027. Đây được xem là một phần trong nỗ lực cải tổ hệ thống thực phẩm quốc gia vì sức khỏe cộng đồng, hướng tới mục tiêu "Đưa nước Mỹ khoẻ mạnh trở lại". 

"Không khí mùa Đông" bao trùm cuộc họp mùa Xuân của WB và IMF
Quốc tế

"Không khí mùa Đông" bao trùm cuộc họp mùa Xuân của WB và IMF

Hàng trăm nhà lãnh đạo tài chính toàn cầu đã có mặt ở Washington để tham dự cuộc họp mùa Xuân của Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế từ ngày 22 - 27.4, nhưng tâm trạng của họ đã rất khác so với khi họ đến diễn đàn này vào mùa Thu năm ngoái. Các chương trình nghị sự đa phương trước đây về phối hợp chính sách công nghiệp, biến đổi khí hậu, đầu tư nước ngoài, hỗ trợ dự án hay xóa nợ với các nước nghèo hơn dường như sẽ nhường chỗ cho một mối quan tâm lớn nhất đang bao trùm cả thế giới: thuế quan.

Nguy cơ gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu
Thế giới 24h

Nguy cơ gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu

Trung Quốc vừa tuyên bố áp hạn chế xuất khẩu thêm lên 7 loại nguyên tố đất hiếm và nam châm quan trọng… Các chuyên gia nhận định, các biện pháp hạn chế mới có nguy cơ dẫn tới cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng diện rộng, đặc biệt trong các lĩnh vực then chốt như ô tô, hàng không vũ trụ, bán dẫn và quốc phòng.

Nhà Trắng đang tìm kiếm chủ nhân mới cho Lầu Năm Góc?
Thế giới 24h

Nhà Trắng đang tìm kiếm chủ nhân mới cho Lầu Năm Góc?

Nhà Trắng đã bắt đầu quá trình tìm kiếm một vị chủ nhân mới tại Lầu Năm Góc để thay thế ông Pete Hegseth, theo một quan chức Mỹ yêu cầu giấu tên. Điều này xảy ra khi Bộ trưởng Quốc phòng Hegseth một lần nữa vướng vào những tranh cãi về việc chia sẻ thông tin chi tiết về hoạt động quân sự trong một cuộc trò chuyện nhóm.

Khi “hầm trú ẩn” không còn an toàn
Thế giới 24h

Khi “hầm trú ẩn” không còn an toàn

Vị thế “hầm trú ẩn an toàn” của đồng đô la Mỹ (USD) đã bị lung lay và vai trò là đồng tiền dự trữ toàn cầu đang ngày càng trở nên không chắc chắn. Nếu các nhà đầu tư tiếp tục bán tài sản của Mỹ, một số phận nghiệt ngã đang chờ đợi nền kinh tế thế giới.