Nhân chuyến thăm chính thức Cộng hoà Cuba của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ

Tăng cường hợp tác nghị viện, thúc đẩy hợp tác song phương

Nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội Chính quyền Nhân dân nước Cộng hoà Cuba Esteban Lazo Hernandez, ngày 18.4, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ lên đường thăm chính thức Cuba. Trao đổi với các cơ quan thông tấn báo chí, ỦY VIÊN TRUNG ƯƠNG ĐẢNG, CHỦ NHIỆM ỦY BAN ĐỐI NGOẠI VŨ HẢI HÀ nhấn mạnh, chuyến thăm được các nhà lãnh đạo Cuba đánh giá rất cao, dự kiến, Quốc hội hai nước sẽ ký thoả thuận hợp tác để tăng cường mối quan hệ giữa cơ quan lập pháp hai nước và thúc đẩy hợp tác song phương. 

Tăng cường hợp tác nghị viện, thúc đẩy hợp tác song phương -0
Thủ tướng Chính phủ Cộng hoà Cuba Manuel Marreto Cruz và Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cùng các đại biểu trong thăm chính thức Việt Nam tháng 9.2022

Việt Nam - Cuba - mối quan hệ nhiều dấu ấn

 - Nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội Chính quyền Nhân dân Cuba, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệsẽ thăm chính thức Cộng hoà Cuba. Xin ông cho biết bối cảnh chuyến thăm lần này? 

Tăng cường hợp tác nghị viện, thúc đẩy hợp tác song phương -0

Hội Hữu nghị Việt Nam - Cuba là một thành viên rất tích cực của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và có mối quan hệ rất gắn bó với Hội Hữu nghị Cuba-Việt Nam. Hai Hội đã có những cơ chế hợp tác rất chặt chẽ, trong giai đoạn Cuba gặp khó khăn, Hội Hữu nghị Việt Nam - Cuba đã có những hoạt động quyên góp, chia sẻ về vật chất cũng như tinh thần, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về Cuba. Hội cũng có những tuyên bố ủng hộ cách mạng Cuba. Bản thân tôi cũng đã có những phát biểu ủng hộ phía Bạn trên các diễn đàn nhân dân quốc tế.

Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại, Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Cuba Vũ Hải Hà

- Chuyến thăm Cộng hòa Cuba của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ diễn ra trong bối cảnh hai nước đang cùng nhau kỷ niệm 60 năm Ngày Cuba thành lập Ủy ban đoàn kết với miền Nam Việt Nam, là tiền thân của Hội Hữu nghị Cuba - Việt Nam ngày nay. Cuba là nước đầu tiên trên thế giới công nhận Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (tháng 12.1961) và thành lập Ủy ban toàn quốc đoàn kết với nhân dân miền Nam Việt Nam (tháng 9.1963)

Hai bên cũng cùng nhau kỷ niệm 50 năm Ngày Lãnh tụ Fidel Castro Ruz lần đầu tiên thăm Việt Nam và tới Vùng Giải phóng miền Nam Việt Nam (9.1973). Fidel Castro Ruz là Lãnh tụ đầu tiên và duy nhất trên thế giới tới thăm Vùng Giải phóng miền Nam Việt Nam. Hai nước đang tích cực chuẩn bị cho những hoạt động kỷ niệm này.

Chuyến thăm chính thức Cộng hoà Cuba của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ được các nhà lãnh đạo Cuba đánh giá rất cao. Chuyến thăm diễn ra ngay sau khi Cuba tổ chức thành công Tổng tuyển cử bầu Quốc hội Khóa X, bầu Ban lãnh đạo Quốc hội khoá mới và các chức danh quan trọng của Nhà nước theo Hiến định.

Trong quan hệ tổng thể của Việt Nam với khu vực Mỹ Latinh, quan hệ giữa Việt Nam với Cuba có nhiều điểm nổi bật và dấu ấn. Hai nước đã thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1960. Hai nước cũng đã ủng hộ nhau trong quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc. Cuba ủng hộ rất tích cực cho Việt Nam trong quá trình đấu tranh giải phóng miền Nam và thống nhất đất nước.

Cố Lãnh tụ Fidel Castro Ruz với câu nói rất nổi tiếng “Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình!”, thể hiện sự ủng hộ hết sức to lớn của Cuba đối với sự nghiệp cách mạng của Việt Nam. Không chỉ ủng hộ về tinh thần, Cuba còn ủng hộ Việt Nam rất nhiều về vật chất, trang thiết bị trong công cuộc kháng chiến, góp phần vào sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước của chúng ta. 

Trong giai đoạn hiện nay, Cuba đang gặp nhiều khó khăn trong phát triển.Trước tình hình đó, Việt Nam đã hỗ trợ, giúp đỡ Bạn nhằm giải quyết những khó khăn trước mắt đang gặp phải như vấn đề về lương thực, thực phẩm, đồ tiêu dùng. Chúng ta cũng ủng hộ Bạn về sản xuất lương thực, nuôi trồng thủy sản và một số lĩnh vực khác.

Đối với quan hệ giữa hai cơ quan lập pháp, Cuba đánh giá rất cao vai trò và sự đổi mới của Quốc hội Việt Nam. Chúng ta đã chia sẻ với Bạn rất nhiều kinh nghiệm trong công tác lập pháp, xây dựng tổ chức bộ máy nhà nước. Khi Quốc hội Việt Nam xây dựng Hiến pháp năm 1992, phía Bạn cũng có đề nghị chia sẻ kinh nghiệm. Trong quá trình sửa đổi Hiến pháp vừa qua, Cuba cũng đã cử các đoàn công tác sang học tập kinh nghiệm của Quốc hội Việt Nam, nhất là về cơ cấu, tổ chức bộ máy Nhà nước. Tổ chức bộ máy Nhà nước hiện nay của Cuba cũng có những nét tương đồng với chúng ta.

Quốc hội hai nước sẽ ký thoả thuận hợp tác

- Xin ông cho biết một số hoạt động chính sẽ diễn ra trong khuôn khổ chuyến thăm? 

- Trong khuôn khổ chuyến thăm, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ gặp gỡ, trao đổi với các nhà lãnh đạo cao nhất và lãnh đạo một số bộ, ngành của Cuba. Đặc biệt, phía Bạn đã mời Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ phát biểu ngay tại phiên họp đầu tiên của Quốc hội khoá mới. Đây là một hành động rất đặc biệt, thể hiện sự coi trọng trong quan hệ giữa hai nước cũng như hai Quốc hội. Bạn cũng cho biết, từ khi thành lập nước theo chế độ xã hội chủ nghĩa, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ là lãnh đạo nước ngoài đầu tiên phát biểu tại phiên khai mạc của Quốc hội khoá mới của Cuba.

Tăng cường hợp tác nghị viện, thúc đẩy hợp tác song phương -0
Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Vũ Hải Hà tiếp Đại sứ Cộng hoà Cuba tại Việt Nam Orlando Nicolas Hernandez Guillen

Bạn cũng tổ chức để Chủ tịch Quốc hội và Đoàn tới thăm các cơ sở kinh tế hợp tác với Việt Nam. Dự kiến, chúng ta cũng tổ chức các diễn đàn về xúc tiến thương mại, đầu tư để thúc đẩy hợp tác giữa hai nước. Qua đó, góp phần thu hút, thúc đẩy đầu tư của Việt Nam sang Cuba, góp phần giải quyết các khó khăn của Bạn trong giai đoạn hiện nay. Đặc biệt, Bạn rất trân trọng tình cảm với Chủ tịch Hồ Chí Minh, do đó, trong chuyến thăm lần này, Bạn đã quyết định đổi tên công viên Hoà Bình tại Thủ đô La Habana thành công viên Hồ Chí Minh.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các thành viên Đoàn cũng sẽ gặp gỡ, trao đổi với các tổ chức hữu nghị của Cuba để tăng cường đối ngoại nhân dân, tăng cường tình gắn bó, đoàn kết giữa nhân dân hai nước và thế hệ trẻ hai nước, qua đó nhằm giáo dục truyền thống về quan hệ hữu nghị, hợp tác đặc biệt, mẫu mực, thủy chung giữa hai dân tộc Việt Nam và Cuba.

- Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội có ý nghĩa như thế nào với quan hệ hai nước trong thời gian tới, thưa ông? 

- Dự kiến, trong khuôn khổ chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội hai nước sẽ ký thoả thuận hợp tác để tăng cường mối quan hệ, trao đổi kinh nghiệm trong các lĩnh vực hoạt động, ủng hộ và hỗ trợ lẫn nhau tại các diễn đàn liên nghị viện khu vực và quốc tế; phối hợp với nhau trong việc thúc đẩy giám sát thực hiện các thoả thuận hợp tác đã ký kết giữa hai nước để hợp tác Việt Nam - Cuba ngày càng đi vào thực chất, hiệu quả.

Đặc biệt, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ có bài phát biểu quan trọng tại Quốc hội Cuba, khẳng định tình đoàn kết với nhân dân Cuba, sự ủng hộ của Việt Nam đối với quá trình cập nhật hóa mô hình kinh tế - xã hội của Bạn. Chúng ta luôn sẵn sàng chia sẻ những kinh nghiệm đã đúc kết được qua thực tiễn hơn 35 năm đổi mới, hội nhập quốc tế với Cuba. Hai nước sẽ cùng sát cánh bên nhau vì độc lập, tự do, hoà bình và phát triển của mỗi nước, cùng nhau đóng góp cho hòa bình, ổn định và phát triển tại mỗi khu vực và trên thế giới.

- Xin trân trọng cảm ơn ông!

Quốc hội và Cử tri

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh: Cần có chính sách cụ thể, mạnh mẽ phát triển lao động công nghệ
Quốc hội và Cử tri

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh: Cần có chính sách cụ thể, mạnh mẽ phát triển lao động công nghệ

Đối với dự án Luật Việc làm (sửa đổi), cần tích hợp một số nội dung có tính chất gần nhau trong phạm vi điều chỉnh. Đối với những nội dung liên quan đến trình tự, thủ tục và những vấn đề thuộc nghị định, thông tư thuộc thẩm quyền của Chính phủ thì có thể giao cho Chính phủ thực hiện. Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu đưa ra các chính sách khuyến khích hoặc quy định các mô hình liên kết trong đào tạo, tiêu chuẩn hóa các lĩnh vực về đào tạo nghề và vấn đề giải quyết việc làm. Từ đó, có các quy định về việc liên kết giữa Nhà nước, nhà trường, nhà khoa học, nhà tuyển dụng, nhà đầu tư, nhà tín dụng (ngân hàng).

Chờ đợi những giải pháp "nóng"!
Chính sách và cuộc sống

Chờ đợi những giải pháp "nóng"!

Theo chương trình nghị sự, đầu tuần tới Quốc hội sẽ tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng sẽ là một trong 3 bộ trưởng, trưởng ngành đăng đàn trả lời chất vấn trước Quốc hội.

Cơ cấu nguồn vốn phù hợp cho Chương trình phòng, chống ma túy đến năm 2030
Ý kiến đại biểu

Cơ cấu nguồn vốn phù hợp cho Chương trình phòng, chống ma túy đến năm 2030

“Tổng nguồn vốn được Chính phủ đề xuất bố trí Chương trình mục tiêu Quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030 là hơn 22.450 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách Trung ương chiếm phần lớn (78,96%)…”, các ĐBQH cho rằng: Cơ cấu này là phù hợp, bảo đảm để thực hiện; giảm áp lực cho những tỉnh còn khó khăn về ngân sách địa phương.

Quốc hội họp phiên toàn thể tại Hội trường, thảo luận về dự thảo Nghị quyết về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự.
Diễn đàn Quốc hội

Chặt chẽ, thận trọng, khả thi, tránh lạm dụng quyền lực

Tán thành với việc ban hành Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự, các đại biểu Quốc hội nhấn mạnh yêu cầu bảo đảm tính chặt chẽ, thận trọng, khả thi, tránh lạm dụng quyền lực, bảo đảm quyền lợi của Nhà nước, người dân và doanh nghiệp.

Cần phản ánh đầy đủ bản chất của quản lý và phát triển nhà giáo
Quốc hội và Cử tri

Cần phản ánh đầy đủ bản chất của quản lý và phát triển nhà giáo

Ủng hộ việc ban hành Luật Nhà giáo, tại phiên thảo luận tổ, đại biểu Quốc hội cũng cho rằng, các nguyên tắc quản lý phát triển nhà giáo trong dự thảo Luật chưa phản ánh đầy đủ bản chất của quản lý và phát triển nhà giáo, do đó, cần rà soát các nội dung này. Trong thiết kế chính sách, đại biểu cũng đề nghị lưu ý bảo đảm nguyên tắc quản lý gián tiếp, không để bất cứ cơ quan nhà nước quản lý trực tiếp xuống giáo viên mà phải thông qua cơ quan trung gian đó là nhà trường, ai chịu trách nhiệm phát triển nhà trường thì người đó mới chịu trách nhiệm phát triển nhà giáo.

Đề xuất quy định giáo viên “thực chiến” để khắc phục dạy “chay”, học “chay”
Ý kiến đại biểu

Đề xuất quy định giáo viên “thực chiến” để khắc phục dạy “chay”, học “chay”

Thảo luận tại tổ 16 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hà Tĩnh, Cà Mau, Lâm Đồng và Lai Châu) về dự thảo Luật Nhà giáo, các đại biểu kiến nghị: cần có quy định giáo viên “thực chiến” để khắc phục tình trạng học “chay”, dạy “chay” hiện nay; đồng thời, thiết kế chính sách tăng các khoản phụ cấp đặc thù (độc hại, đứng lớp…) sẽ phù hợp và không ảnh hưởng thang bảng lương chung của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên thảo luận về kinh tế-xã hội
Quốc hội và Cử tri

Thể hiện sinh động bức tranh kinh tế - xã hội đa sắc, được cử tri, Nhân dân đánh giá cao

Quốc hội vừa khép lại phiên thảo luận về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tại Kỳ họp thứ Tám. Qua phát biểu của đại biểu Quốc hội đã cho thấy rõ nét một bức tranh kinh tế - xã hội đa sắc màu với những thành tựu nổi bật thể hiện sinh động qua ba gam màu sáng rõ được cử tri và Nhân dân quan tâm, theo dõi, đánh giá cao.

Đảm bảo tổ chức, cá nhân đã được cấp phép sản xuất, kinh doanh hóa chất yên tâm sản xuất
Ý kiến đại biểu

Đảm bảo tổ chức, cá nhân đã được cấp phép sản xuất, kinh doanh hóa chất yên tâm sản xuất

Phát biểu tại phiên thảo luận tổ về dự án Luật Hoá chất (sửa đổi), ĐBQH Nguyễn Thị Kim Anh (Bắc Ninh) đề nghị Ban soạn thảo làm rõ hơn về thời hạn hiệu lực của giấy phép đối với các tổ chức, cá nhân đã được cấp phép trước khi Luật có hiệu lực. 

Quy định rõ trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo về hoạt động quảng cáo
Ý kiến đại biểu

Quy định rõ trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo về hoạt động quảng cáo

Phát biểu tại phiên thảo luận tổ về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, ĐBQH Trần Thị Vân (Bắc Ninh) cho rằng, ngoài Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan nhà nước giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo thì cần quy định rõ trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ hoặc UBND các cấp trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về hoạt động quảng cáo.

Phải rất nỗ lực
Chính sách và cuộc sống

Phải rất nỗ lực

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, đến hết tháng 10.2024, giải ngân vốn đầu tư công của cả nước ước đạt trên 355.616 tỷ đồng, bằng 47,43% tổng kế hoạch và bằng 52,29% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai Bùi Xuân Thống kiến nghị bổ sung trách nhiệm của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030. Ảnh: Khánh Duy
Quốc hội và Cử tri

Bảo đảm tính thống nhất với Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023

Thảo luận ở Tổ 7, chiều 8.11 về Chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030; Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo; Dự án Luật Hóa chất (sửa đổi), Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai đã tham gia thảo luận sôi nổi, đóng góp nhiều ý kiến thiết thực từ thực tiễn.

ĐBQH Nguyễn Minh Đức (TP. Hồ Chí Minh)
Diễn đàn Quốc hội

Làm rõ tồn tại, hạn chế, vấn đề mang tính cấp bách trong phòng, chống ma túy

Thảo luận tại Tổ về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030, đa số đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tán thành với sự cần thiết của Chương trình và đề nghị cần làm rõ tồn tại, hạn chế, những vấn đề mang tính cấp bách trong công tác này.

Thảo luận tại tổ 15. Ảnh: Hạnh Nhung
Diễn đàn Quốc hội

Rà soát kỹ lưỡng các nhóm chỉ tiêu, bảo đảm hiệu quả thực hiện chương trình phòng, chống ma túy đến năm 2030

Tham gia thảo luận tại Tổ 15 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Yên Bái, Quảng Trị, Bình Phước và Bình Thuận) về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030, các ĐBQH cho rằng, cần xem xét, rà soát kỹ lưỡng các nhóm chỉ tiêu đề ra, bảo đảm cơ sở thuyết phục và hiệu quả thực hiện.

Toàn cảnh phiên thảo luận tổ 12
Diễn đàn Quốc hội

Chỉ tiêu phòng, chống ma túy cần khả thi và có thể thực hiện được

Thảo luận tại Tổ 12 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn) về dự thảo Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030, các đại biểu cho rằng, để công tác phòng, chống ma túy hiệu quả, cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và người dân. Ngoài ra, cần giao nhiệm vụ cho Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn xây dựng mô hình phòng, chống ma túy thì sẽ phù hợp với thực tế, bảo đảm hiệu quả.

Hơn 22.000 tỷ đồng thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030 là "hơi thấp"
Diễn đàn Quốc hội

Hơn 22.000 tỷ đồng thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030 là "hơi thấp"

Ma túy có ảnh hưởng lớn đến giống nòi, sự phát triển kinh tế - xã hội cũng như an ninh, trật tự an toàn xã hội. Khẳng định điều này, ĐBQH Lò Thị Việt Hà (Tuyên Quang) cho rằng, tổng vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030 khoảng 22.450 tỷ đồng là "hơi thấp", Chính phủ cần cân nhắc có lộ trình bổ sung vốn trung hạn.

Tạo động lực đưa sự nghiệp giáo dục lên tầm cao mới
EMagazine

Tạo động lực đưa sự nghiệp giáo dục lên tầm cao mới

Ngày mai (9.11), dự thảo Luật Nhà giáo sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu. Đây là một trong những dự án luật được đông đảo cử tri quan tâm và đội ngũ nhà giáo mong đợi từ lâu… Kỳ vọng, khi luật được ban hành và có hiệu lực sẽ góp phần đổi mới công tác quản lý nhà nước về nhà giáo, giúp nâng cao tính chủ động của cơ quan quản lý giáo dục các cấp; đồng thời, sẽ là hành lang pháp lý vững chắc để phát triển đội ngũ nhà giáo, tạo động lực lớn để đưa sự nghiệp giáo dục nước ta lên tầm cao mới.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

“Xắn tay” cải thiện môi trường kinh doanh

Thủ tục hành chính còn phức tạp, có khoảng cách lớn giữa quy định và thực tế về thời hạn giải quyết thủ tục; không ít điều kiện kinh doanh, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật không phù hợp, khó thực thi… hạn chế cơ hội phát triển của doanh nghiệp. Đây là những “điểm nghẽn thể chế” được các đại biểu Quốc hội nêu tại phiên thảo luận về kinh tế - xã hội, ngân sách đầu tuần này.

Khu vực ngoài khơi huyện đảo Bạch Long Vĩ, thành phố Hải Phòng là một trong những địa điểm lý tưởng xây dựng các trang trại điện gió. Ảnh: Phan Tuấn
Ý kiến đại biểu

Thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo

Góp ý một số vấn đề lớn hoàn thiện dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi), ĐBQH Lã Thanh Tân (TP. Hải Phòng) cho rằng: Đối với việc phát triển năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện mặt trời mái nhà, cần nghiên cứu, cho phép các nhà đầu tư thứ ba tham gia thông qua các mô hình hợp tác như hợp đồng mua bán điện (PPA). Điều này giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn tài chính cần thiết chuyển dịch xanh, giảm thiểu áp lực về dòng tiền và thúc đẩy sự phát triển của năng lượng tái tạo.