Tái sử dụng dữ liệu cá nhân

Nguyễn Lan Phương- Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông (IPS)

Doanh nghiệp xử lý dữ liệu cá nhân có được tái sử dụng dữ liệu cá nhân hay không? Đây là băn khoăn sau khi Nghị định 13/2023/NĐ-CP về bảo vệ dữ liệu cá nhân được ban hành. 

Trong nền kinh tế số, hoạt động xử lý dữ liệu cá nhân đóng vai trò quan trọng trong tạo ra giá trị kinh tế cho doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế quốc gia nói chung. Cách đơn giản nhất để nhìn thấy giá trị kinh tế của dữ liệu cá nhân, theo gợi ý của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), đó là xem xét doanh thu của doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh dựa trên xử lý dữ liệu cá nhân (data-driven business model).

Google, Meta hay TikTok được coi như những “đại gia công nghệ” nhưng mới chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Trong nền kinh tế số, còn có hàng trăm nghìn doanh nghiệp cung cấp các giải pháp công nghệ xử lý dữ liệu cá nhân như phần mềm sổ liên lạc điện tử, quản lý dữ liệu khách du lịch, quản lý dữ liệu khám, chữa bệnh… Một doanh nghiệp xử lý dữ liệu cá nhân có thể triển khai dịch vụ cho nhiều khách hàng khác nhau và lưu trữ một lượng lớn dữ liệu cá nhân. Khối dữ liệu lớn này có thể được tái sử dụng để nghiên cứu về tình hình thị trường, thậm chí dự báo xu hướng thị trường trong tương lai nhằm giúp doanh nghiệp, cơ quan hoạch định chính sách tham khảo để ra quyết định chính xác hơn.

Tuy nhiên, theo Nghị định 13/2023/NĐ-CP, doanh nghiệp không được tự tái sử dụng dữ liệu cá nhân bởi 3 lý do. 

Thứ nhất, theo Khoản 10 Điều 2, doanh nghiệp xử lý dữ liệu cá nhân là bên thực hiện xử lý dữ liệu theo đúng thỏa thuận với doanh nghiệp kiểm soát dữ liệu cá nhân. Trong quan hệ pháp luật này, chỉ doanh nghiệp kiểm soát dữ liệu cá nhân có quyền quyết định mục đích xử lý dữ liệu cá nhân.

Thứ hai, theo Khoản 3, Điều 3, dữ liệu cá nhân chỉ được xử lý đúng mục đích mà doanh nghiệp kiểm soát dữ liệu cá nhân đã tuyên bố khi lấy sự đồng ý của chủ thể dữ liệu cá nhân.

Thứ ba, khi doanh nghiệp muốn sử dụng dữ liệu cá nhân cho mục đích của mình nghĩa là đã trở thành bên quyết định mục đích xử lý dữ liệu. Như vậy, doanh nghiệp xử lý dữ liệu trở thành doanh nghiệp kiểm soát dữ liệu và thực thi các nghĩa vụ của bên kiểm soát dữ liệu: trước khi xử lý dữ liệu, phải lấy sự đồng ý của chủ thể dữ liệu và sau đó, bảo đảm các quyền khác của chủ thể dữ liệu cá nhân.

Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số gắn với hoạt động kinh tế, việc lấy sự đồng ý của từng chủ thể dữ liệu cá nhân trong trường hợp tái sử dụng dữ liệu rõ ràng làm giảm tốc độ phát triển của doanh nghiệp và của nền kinh tế. Do đó, cơ quan hoạch định chính sách nên cân nhắc bổ sung quy định về xử lý dữ liệu cá nhân hợp pháp và nguyên tắc chính đáng trong hoạt động xử lý dữ liệu cá nhân. Cụ thể, doanh nghiệp xử lý dữ liệu cá nhân tái sử dụng dữ liệu cho mục đích chính đáng trong tương quan với lợi ích chính đáng, hợp pháp của chủ thể dữ liệu nên được xem xét là hành vi hợp pháp. Để bảo vệ lợi ích chính đáng, hợp pháp của chủ thể dữ liệu, bên tái sử dụng dữ liệu cần áp dụng các tiêu chuẩn bảo mật tương thích như mã hóa (encryption), khử nhận dạng (pseudonymisation).

Nhìn ra thế giới, cơ quan bảo vệ dữ liệu cá nhân của Pháp cho phép doanh nghiệp xử lý dữ liệu cá nhân được tái sử dụng dữ liệu vào mục đích kinh doanh của mình khi đáp ứng các điều kiện như sau: được sự cho phép của bên kiểm soát dữ liệu cá nhân, mục đích mới phải tương thích với mục đích ban đầu của bên kiểm soát dữ liệu và thực hiện thông báo đến chủ thể dữ liệu cá nhân. 

Nghị định 13/2023/NĐ-CP ra đời là tín hiệu đáng mừng cho hoạt động bảo vệ dữ liệu cá nhân tại Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn cần tiếp tục giải bài toán tìm sự cân bằng giữa bảo vệ dữ liệu cá nhân và tận dụng cơ hội mà dữ liệu cá nhân mang lại để phát triển kinh tế, xã hội. Trước mắt, các văn bản hướng dẫn Nghị định này cần cân nhắc yêu cầu này. Dài hạn hơn, quá trình soạn thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân mà Chính phủ đang đề xuất cần được đẩy nhanh tiến độ lẫn đánh giá tác động kỹ lưỡng chi phí kinh doanh của doanh nghiệp khi thực hiện các yêu cầu của Nghị định 13/2023/NĐ-CP.

Chính sách và cuộc sống

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Phân cấp, phân quyền cho doanh nghiệp

Theo chương trình nghị sự, sáng mai, 23.11, Quốc hội sẽ thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Để nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước tương xứng với nguồn vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, bảo đảm doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, giữ vị trí then chốt trong nền kinh tế, dự thảo Luật cần thể hiện rõ hơn tinh thần phân cấp, phân quyền cho doanh nghiệp, tránh tình trạng can thiệp hành chính vào công việc quản trị của doanh nghiệp.

Giảm thu trước mắt, hiệu quả lâu dài
Chính sách và cuộc sống

Giảm thu trước mắt, hiệu quả lâu dài

Từ năm 2022 đến nay, việc giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) được triển khai đã tạo ra những tác động tích cực đến nền kinh tế. Như năm 2022, việc giảm thuế đã giúp doanh nghiệp và người dân tiết kiệm được khoảng 51,4 nghìn tỷ đồng, góp phần thúc đẩy tiêu dùng và làm tăng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng lên 19,8% so với năm 2021.

Tổng Bí thư Tô Lâm và đại biểu cùng đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tham dự buổi gặp mặt. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Chính sách và cuộc sống

Phải thực sự là niềm vui lớn!

Một đạo luật về nhà giáo với những chính sách thật sự khả thi sẽ là sự tri ân ý nghĩa nhất dành tặng các thầy giáo, cô giáo. Hy vọng rằng, qua phiên thảo luận tổ và trong tuần tới, khi Quốc hội thảo luận tại phiên họp toàn thể, chúng ta sẽ có một đạo luật hoàn thiện, thực sự đem lại niềm vui lớn cho các nhà giáo.

Công sở xã Xuân Thành, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa bỏ không khi xã này thực hiện sáp nhập đơn vị hành chính
Chính sách và cuộc sống

Trị “bệnh” lãng phí - cần chế tài mạnh!

Rất nhiều khu đất là các dự án, khu biệt thự, nhà tái định cư bị bỏ hoang nhiều năm ở các tỉnh, thành phố trong phạm vi cả nước gây lãng phí rất lớn tài nguyên tài sản của Nhà nước. Việc tổ chức khai trương, khánh thành, lễ kỷ niệm gây lãng phí lớn ngân sách vẫn diễn ra... Đây là một trong những nội dung được nêu trong Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam gửi đến Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV.

Đánh thức, phát triển các động lực nội sinh
Chính sách và cuộc sống

Đánh thức, phát triển các động lực nội sinh

Theo số liệu của Tổng Cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III.2024 ước tăng 7,40% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng qua, GDP ước tăng 6,82% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu tăng trưởng khoảng 7% và lạm phát ở mức 4 - 4,5% vẫn còn rất nhiều thách thức bởi thời gian còn lại của năm chỉ vỏn vẹn 2 tháng.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Chuẩn bị thật kỹ cho đường sắt tốc độ cao

Có một điểm chung trong phiên thảo luận tổ của các Đoàn ĐBQH về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam vào giữa tuần này. Đó là hầu hết ý kiến đều ủng hộ triển khai dự án, cho đây là thời điểm chín muồi; đồng thời lưu ý Chính phủ và Bộ Giao thông Vận tải chuẩn bị thật kỹ lưỡng. Trong đó, cần đánh giá toàn diện những rủi ro có thể xảy ra, lên phương án xử lý, để dự án bảo đảm tiến độ và chất lượng.

Hội nghị lần thứ Mười, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XIII diễn ra từ ngày 18-20.9.2024
Chính sách và cuộc sống

Đột phá từ Trung ương

Khi Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu “cần khẩn trương thực hiện cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị” thì đó không chỉ là vấn đề về tổ chức bộ máy mà hơn thế, chính là tương lai phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới.

Ảnh: minh họa
Chính sách và cuộc sống

Tinh thần “5 rõ” và quyết tâm của Chính phủ

Thời gian tới, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục chỉ đạo quyết liệt đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công với tinh thần "5 quyết tâm", "5 bảo đảm”, phấn đấu năm 2024 giải ngân trên 95% kế hoạch. Tăng cường giám sát, kiểm tra, đôn đốc, kỷ luật, kỷ cương gắn với đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, phân công với tinh thần "5 rõ" (rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian, rõ kết quả)... Đây là nhấn mạnh của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Kỳ họp thứ Tám, chiều 12.11 vừa qua.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Ổn định vĩ mô là ưu tiên hàng đầu

Trong quá trình điều hành chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước không bao giờ chủ quan với lạm phát và luôn kiên định với mục tiêu ổn định vĩ mô - đây là thông điệp Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nhiều lần nhắc đến trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn trước Quốc hội ngày hôm qua. Quả thực, những bài học kinh nghiệm trong quá khứ và cả những rủi ro khó đoán định trong tương lai đòi hỏi Việt Nam luôn phải đặt ổn định vĩ mô là ưu tiên hàng đầu trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng sẽ trả lời chất vấn trước Quốc hội về giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động báo chí
Chính sách và cuộc sống

Lắng nghe, thấu hiểu và quyết liệt tháo gỡ

Báo cáo gửi đến Quốc hội trước thềm phiên chất vấn của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho thấy một kế hoạch khá chi tiết những công việc đã và đang được Bộ tập trung thực hiện với sự thấu hiểu sâu sắc những khó khăn, thách thức của báo chí trong giai đoạn hiện nay.

Chờ đợi những giải pháp "nóng"!
Chính sách và cuộc sống

Chờ đợi những giải pháp "nóng"!

Theo chương trình nghị sự, đầu tuần tới Quốc hội sẽ tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng sẽ là một trong 3 bộ trưởng, trưởng ngành đăng đàn trả lời chất vấn trước Quốc hội.

Phải rất nỗ lực
Chính sách và cuộc sống

Phải rất nỗ lực

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, đến hết tháng 10.2024, giải ngân vốn đầu tư công của cả nước ước đạt trên 355.616 tỷ đồng, bằng 47,43% tổng kế hoạch và bằng 52,29% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

“Xắn tay” cải thiện môi trường kinh doanh

Thủ tục hành chính còn phức tạp, có khoảng cách lớn giữa quy định và thực tế về thời hạn giải quyết thủ tục; không ít điều kiện kinh doanh, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật không phù hợp, khó thực thi… hạn chế cơ hội phát triển của doanh nghiệp. Đây là những “điểm nghẽn thể chế” được các đại biểu Quốc hội nêu tại phiên thảo luận về kinh tế - xã hội, ngân sách đầu tuần này.

Cuộc "cách mạng" về tinh gọn tổ chức bộ máy
Chính sách và cuộc sống

Cuộc "cách mạng" về tinh gọn tổ chức bộ máy

Nếu cấp ủy nào, tổ chức đảng nào, tập thể lãnh đạo, người đứng đầu ở cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương nào còn chưa nhận thức đầy đủ, chưa sâu sắc, quyết tâm còn chưa cao, hành động còn chưa quyết liệt trong cuộc cách mạng này thì phải xem đó là một tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ.

|Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Phân cấp, phân quyền - “chọn mặt gửi vàng”

Trong tuần này, theo chương trình nghị sự, Quốc hội sẽ thảo luận về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi). Được đánh giá là phân cấp, phân quyền rất mạnh, dự thảo Luật được kỳ vọng tạo cơ sở pháp lý quan trọng để “chọn mặt gửi vàng”, khắc phục được tình trạng vốn chờ dự án, dự án chờ vốn trong thực hiện một số dự án đầu tư công thời gian qua.

Phiên thảo luận của Quốc hội về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước sáng 4.11.2024
Chính sách và cuộc sống

Chọn nhầm người là lãng phí lớn nhất

Tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước của Quốc hội hôm qua, 4.11, nhiều đại biểu Quốc hội bày tỏ hoàn toàn nhất trí với quan điểm và thông điệp đặc biệt quan trọng của Tổng Bí thư Tô Lâm về công cuộc chống lãng phí bởi thực tế cho thấy, lãng phí đang thực sự ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của đất nước.