Kỷ niệm 30 năm ngày Đoàn đại biểu Quốc hội đầu tiên thăm quần đảo Trường Sa (20.4.1993 - 20.4.2023):

Sức sống Trường Sa!

TS. BÙI NGỌC THANH - Nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội

Từ 20 - 29.4.1993, Đoàn đại biểu Quốc hội Khóa IX do Phó Chủ tịch Quốc hội kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và an ninh, Trung tướng Đặng Quân Thụy dẫn đầu đã đi thăm và làm việc trên một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa và khu vực DK1. Chuyến thăm nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu chiến lược, chính sách, pháp luật về biển đảo; các vấn đề về phát triển kinh tế biển, kinh tế gắn với quốc phòng; thăm hỏi, động viên các lực lượng vũ trang và Nhân dân đang làm nhiệm vụ trên quần đảo.

Từ những kiến nghị ở Trường Sa ngày ấy...

Tham gia Đoàn, ngoài 5 thành viên của Ủy ban Quốc phòng và An ninh còn có đại diện của Ủy ban Pháp luật và Ủy ban Về các vấn đề xã hội (nay là Ủy ban Xã hội); đại diện Đoàn đại biểu Quốc hội Thủ đô Hà Nội và một số thành phần khác. 

Dù chỉ mới đi được một phần ba số đảo và chưa có điều kiện nghiên cứu đầy đủ, kỹ lưỡng nhưng Đoàn đã kiến nghị, về lâu dài Trường Sa phải được xây dựng thành một vùng kinh tế - xã hội hoàn chỉnh. Đến thời điểm đó, chúng ta mới tập trung sức kiên quyết, kiên trì bám trụ bảo vệ và giữ vững cho được phần lãnh thổ thiêng liêng nghìn đời của Tổ quốc, những việc khác chưa làm được bao nhiêu. Đến nay kiến nghị đó đã được hiện thực hóa...

Quân và dân đảo Trường Sa cùng gói bánh chưng đón Tết Quý Mão 2023. (Ảnh: TTXVN)
Quân và dân đảo Trường Sa cùng gói bánh chưng đón Tết Quý Mão 2023. Ảnh: TTXVN

Cho tới những năm đầu thập niên 90 thế kỷ trước, cả hai mô hình quản lý kinh tế của đất nước đều chưa có ở Trường Sa. Cơ chế mới - cơ chế thị trường, chưa áp dụng được là điều dễ hiểu. Cơ chế này chỉ có thể vận hành trên cơ sở một nền sản xuất hàng hóa phát triển, nhiều thành phần, mà ở hải đảo xa xôi như Trường Sa thì chưa thể hình thành. Còn cơ chế cũ - cơ chế bao cấp đã từng bị “lên án” thì cũng không thể gán cho Trường Sa được. Quân và dân trên các đảo đang phấn đấu kiên cường để giữ biển, trời, đất đai của Tổ quốc, không thể mang tiếng là được “bao cấp”. Theo cách nhìn nhận của chúng tôi trước thực tế thì Trường Sa đang được áp dụng một cơ chế đặc biệt - cơ chế bảo đảm (Nhà nước và Nhân dân phải bảo đảm các điều kiện cần thiết để quân và dân Trường Sa vững vàng, phát triển sản xuất, kiểm soát, bảo vệ và khai thác được Trường Sa). Trong cơ chế bảo đảm, nhiều năm trước mắt, Trường Sa phải được bảo đảm cả sức người, sức của tối đa trong khả năng của đất nước.

Riêng vấn đề lao động và xã hội, phải sớm được nghiên cứu và giải quyết một số vấn đề cấp bách.

Về dân số và nguồn lao động, điều đáng mừng là quân, dân trên các đảo ngày càng đông vui. Nhưng khác với các tỉnh, huyện trong đất liền là ở đây chưa có vấn đề hạn chế phát triển dân số, mà ngược lại còn có thể khuyến khích, song chưa có điều kiện tăng dân số tự nhiên, mà chỉ có thể tăng dân số cơ học, tăng dân số trong độ tuổi lao động. Vì khi ấy quần đảo đang từng bước xây dựng, hình thành một xã hội bình thường như trong đất liền nên chưa đủ cơ sở vật chất hạ tầng để giải quyết ngay những vấn đề đối với lớp người dưới tuổi lao động như nuôi dưỡng, học tập, khám, chữa bệnh... mà trước mắt phải bảo đảm những điều kiện cơ bản để người lao động sống và làm việc tốt đã. Trong cơ cấu dân số cần phải nghiên cứu để cải tiến từng bước cho phù hợp, nhất là cơ cấu giới tính (nam, nữ), độ tuổi. Các công việc trên quần đảo đa phần là công việc nặng nhọc, tiêu hao sức lao động lớn, vì vậy cần phải được bảo đảm tốt hơn cả về số lượng và chất lượng các sản phẩm tiêu dùng để có thể tái sản xuất sức lao động bình thường của mỗi người. Khẩu phần lương thực, thực phẩm nói chung trong thời gian 1991-1993 đã khá hơn nhiều, nhưng cần phải nghiên cứu phương pháp bảo quản trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với nước biển để đạt được thời gian cần dự trữ mà chất lượng không bị xuống cấp (nhất là đồ hộp vỏ kim loại); cải tiến cơ cấu bữa ăn cho có tính hấp dẫn hơn.

Về đồ dùng thông thường, rất cần thiết phải nghiên cứu định mức thời gian sử dụng cho mỗi loại với xu hướng bảo đảm đầy đủ các vật dụng thiết yếu cho người lao động. Với độ ẩm trung bình 82%, một năm có hơn 131 ngày gió từ cấp 6 trở lên và 198 ngày mưa rả rích. Sau mỗi trận gió, sau mỗi cơn mưa, bề mặt của mỗi thứ vật chất đều được bôi lên một lớp muối mịn mặn chát. Với sức công phá “gió xuyên trời, mưa cưa đất” thì không một đồ dùng nào có thời gian tồn tại bằng trong đất liền. Nhiều anh em cho chúng tôi biết, ở đảo xa, “chỉ có ta cùng giống với nhau” cần gì phải bận quần áo dài, vậy là quanh năm mặc đồ lót. Nói là đồ lót nhưng lại là đồ mặc chính, suốt tháng năm lăn lộn với gió mặn, nước mặn, ẩm thấp nên tuổi thọ của quần áo lót bị rút ngắn. Từ chăn, gối, màn, chiếu đến các trang bị cho mỗi người “từ đầu đến chân” (mũ, nón, áo, quần, giày dép) đều phải được nâng cao về chất lượng - độ bền và định mức thời gian sử dụng phù hợp theo hướng đủ dùng và dư dật. Với mỗi người thì như thế, nhưng với mỗi nhà (nhà dân, nhà lính) thì cấp bách nhất là chất lợp. Những ngôi nhà lợp bằng các tấm kim loại thì muôn nhà như một, ban đêm “sao đầy trời”, ban ngày “sao đầy nhà”. Không khí mặn đã nhanh chóng đục muôn nghìn lỗ thủng rồi tiếp tục gặm nhấm rộng ra. Theo quan sát của chúng tôi thì trong hoàn cảnh này, tre, gỗ tốt hơn sắt thép. Cót ép quét sơn và ván gỗ già chống chọi được lâu hơn với thời gian. Giải quyết việc này chính là tạo ra sự an cư để lạc nghiệp.

Về một vài chế độ phụ cấp khi ấy cũng rất cần được xem xét, nghiên cứu giải quyết cho hợp lý hơn. Ví dụ, đã có chế độ phụ cấp độc hại cho những người vận hành, điều khiển ra đa, trên các đảo nổi, diện tích chật hẹp thì tất cả những ai có mặt trên đảo đều bị ảnh hưởng của sóng, từ trường ra đa. Nên chăng có mức phụ cấp trực tiếp cho người vận hành và có mức phụ cấp (thấp hơn) cho người chịu ảnh hưởng. Chi phí này không lớn, vì thời gian đó số người trên đảo không nhiều. Đoàn đã gặp không ít quân nhân đã từng công tác nhiều năm ở vùng cao, biên giới, đã lăn lộn ở nhiều nơi gian khổ trong đất liền, nay lại ra làm việc giữa trùng khơi. Cuộc đời của các đồng chí gắn liền với những nhiệm vụ nặng nề, đầy gian khổ mà đất nước đã tin tưởng giao phó. Vì vậy, trong chính sách người có công khi ấy đang được nghiên cứu đổi mới, Nhà nước phải xem xét cụ thể hóa để các đồng chí đã có bề dày cống hiến phải là một trong những đối tượng được đãi ngộ xứng đáng khi đã hoàn thành nhiệm vụ.

Những thông tin đời thường của gia đình những người đang công tác ở các đảo cũng cần được nghiên cứu, thu lượm và sớm chuyển tải ra đảo. Vào thời gian đó do nhiều lý do nên không phải đảo nào cũng có tàu thường xuyên ra đảo. Có đảo một năm chỉ hai lần có tàu đến. Ai ai cũng mong thư nhà. Các đồng chí có gia đình thuộc diện chính sách thì rất sốt ruột, không rõ bố mẹ già có nhận được đủ các khoản trợ cấp và có kịp thời không (ở đảo chưa có bưu điện để gửi tiền về giúp đỡ gia đình). Nhiều đồng chí băn khoăn, thư của mình có về tới nhà không, nhà có viết gửi cho mình không... Để đáp ứng từng bước về nguyện vọng thông tin, rất cần mở rộng, tăng cường tổ chức cầu truyền hình, các buổi phát thanh nhắn tin cần thiết, các buổi ca nhạc hướng ra quần đảo... Trong hoàn cảnh lúc đó, thông tin và rút ngắn thời gian nhận tin chính là nhân lên sức mạnh.

Năm 1993 là thời gian cả nước giao đất theo Luật Đất đai mới, một số anh em đã có gia đình riêng hoặc cha mẹ thuộc diện chính sách xã hội lại có tâm tư về giao quyền sử dụng đất. Chỉ giao đất theo lao động, bố mẹ mình già (ngoài tuổi lao động) sẽ sinh sống ra sao. Có người, vợ con bắt đầu ở riêng lại lo làm sao có đất để làm nhà; có người lo lắng khi hoàn thành nhiệm vụ, trở về quê liệu có được giao đất sản xuất không... Vấn đề giao quyền sử dụng đất khi ấy được anh em quan tâm, bàn luận khá sôi động. Các khía cạnh xã hội của đất đai đúng là rất phức tạp được các chiến sĩ gửi gắm tâm tư cho Đoàn nghiên cứu giúp Quốc hội xử lý hợp lý hơn...

... đến những bước phát triển vượt bậc, toàn diện hôm nay

30 năm - thời gian qua đi, hôm nay Trường Sa đã đổi thay một trời một vực.

Với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước cùng sự đồng hành của đồng bào cả nước, với tinh thần nỗ lực vươn lên của quân, dân trên quần đảo, được biết Trường Sa đã có bước phát triển vượt bậc, toàn diện. Hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật, hạ tầng kinh tế - xã hội đã được hiện đại hóa. Hệ thống điện mặt trời, hệ thống lọc nước biển thành nước ngọt công suất lớn đã được thiết kế, xây dựng và đi vào hoạt động ổn định, hiệu quả. Nhà ở, bệnh xá được xây dựng kiên cố. Các trường học ở trung tâm huyện và ở hai xã đảo Sinh Tồn và Song Tử Tây, các công trình văn hóa (Nhà tưởng niệm Bác Hồ, Nhà truyền thống Trường Sa, Công viên Võ Nguyên Giáp và 10 ngôi chùa ở các đảo) được xây dựng khang trang, đẹp đẽ, sinh động... Đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân và các lực lượng vũ trang trên đảo được cải thiện rõ rệt...

Tới đây, theo kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa ngày 13.3.2022, “Quy hoạch, xây dựng huyện đảo Trường Sa trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội trên biển của cả nước, thành trì vững chắc bảo vệ chủ quyền Tổ quốc”, chắc chắn Trường Sa sẽ có bước phát triển cao hơn, nhanh hơn, mạnh mẽ và hiệu quả hơn, xứng tầm là thành trì phía Đông - Nam Tổ quốc.

Quốc hội và Cử tri

 Kiến nghị tăng cường giám sát quá trình sắp xếp, tổ chức bộ máy
Quốc hội và Cử tri

Kiến nghị tăng cường giám sát quá trình sắp xếp, tổ chức bộ máy

Tiếp tục chương trình tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV, chiều 10.4, Tổ đại biểu số 2 thuộc Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk do Phó Trưởng đoàn phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Thị Thu Nguyệt làm trưởng đoàn đã có buổi tiếp xúc với cử tri 6 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Cư M’gar. 

Sửa đổi Hiến pháp - mệnh lệnh từ thực tiễn
Quốc hội và Cử tri

Sửa đổi Hiến pháp - mệnh lệnh từ thực tiễn

Trong tiến trình phát triển của mỗi quốc gia, Hiến pháp luôn giữ vị trí đặc biệt - là đạo luật gốc, nền tảng của toàn bộ hệ thống pháp luật, đồng thời thể hiện tầm nhìn, mục tiêu phát triển và phương thức tổ chức quyền lực nhà nước trong từng thời kỳ. Đối với Việt Nam, trong bối cảnh toàn hệ thống chính trị đang đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện, đặc biệt là thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các thiết chế công quyền, thì việc sửa đổi Hiến pháp - với trọng tâm là tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị - là yêu cầu khách quan, tất yếu, mang tính cấp bách và có ý nghĩa lịch sử sâu sắc.

Kỳ vọng về kinh tế tư nhân
Chính sách và cuộc sống

Kỳ vọng về kinh tế tư nhân

Kinh tế tư nhân, trong đó có các hộ kinh doanh cá thể chiếm tới 30% GDP, tạo ra 8,5 triệu việc làm, trở thành một trong những trụ cột quan trọng hàng đầu của nền kinh tế. Tuy nhiên, như nhận định của Tổng Bí thư Tô Lâm trong bài viết “Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng” thì nhiều hộ kinh tế cá thể vẫn theo nếp kinh doanh cũ, thiếu động lực phát triển thành doanh nghiệp, thậm chí "không muốn lớn".

Tổng Biên tập Báo Nhân dân Lê Quốc Minh
Lập pháp

Sửa đổi Luật Chứng khoán, tạo điều kiện cho start-up công nghệ huy động vốn

Nhấn mạnh Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đã đặt ra yêu cầu đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, khuyến khích đổi mới sáng tạo, loại bỏ tư duy “không quản được thì cấm”, Viện trưởng Viện IDS Trần Văn đề nghị cần sớm xem xét sửa đổi, bổ sung Luật Chứng khoán, nghiên cứu dành riêng một chương về điều kiện cho các start-up công nghệ có thể huy động vốn trên thị trường.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Người dân, doanh nghiệp cùng hưởng lợi

Dự án Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) hiện đang được Bộ Tư pháp thẩm định. Theo đó, Bộ Tài chính - cơ quan chủ trì soạn thảo đề xuất tiếp tục kéo dài chính sách giảm 2% thuế GTGT đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% (còn 8%) đến hết năm 2026. Đây là chính sách được người dân và doanh nghiệp - đối tượng được thụ hưởng trực tiếp, rất chờ đợi.

Hành động khẩn cấp và mục tiêu cụ thể
Chính sách và cuộc sống

Hành động khẩn cấp và mục tiêu cụ thể

Đây là cuộc họp đưa ra các giải pháp cụ thể, để giải quyết những vấn đề cấp bách mà người dân đang phải đối mặt nên không có nhiều thời gian để tiếp tục bàn luận, mà phải hành động ngay từ bây giờ để bảo vệ sức khỏe người dân - là yêu cầu của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp bàn về các giải pháp toàn diện và cấp bách để xử lý ô nhiễm không khí tại các địa phương diễn ra mới đây.

AMH
Chính sách và cuộc sống

Thách thức cũng là cơ hội

Sắp xếp, tinh gọn bộ máy nhà nước là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy phục vụ cho sự phát triển của đất nước, cho người dân, doanh nghiệp. Tuy nhiên, đằng sau quá trình này là khối lượng công việc khổng lồ, đặc biệt là công tác rà soát và xử lý các vướng mắc trong hệ thống văn bản pháp luật. Đây không chỉ là một nhiệm vụ kỹ thuật mà còn là một cuộc cải cách thể chế sâu rộng, có tác động lớn đến sự vận hành của nền hành chính quốc gia trong giai đoạn tiếp theo.

Cần chế tài mạnh bảo vệ dữ liệu cá nhân
Chính sách và cuộc sống

Chế tài mạnh bảo vệ dữ liệu cá nhân

Chuyển đổi số diễn ra nhanh chóng, sâu rộng trên hầu hết các lĩnh vực khiến dữ liệu cá nhân được chuyển lên môi trường điện tử thường xuyên, liên tục hơn, kéo theo đó là tình trạng lộ, mất dữ liệu cá nhân cũng diễn ra ngày càng phổ biến; tình trạng mua bán dữ liệu cá nhân dù pháp luật đã có quy định không cho phép dưới mọi hình thức nhưng thực tế vẫn diễn ra phổ biến, công khai, nhiều hành vi chưa thể xử lý được vì thiếu quy định của pháp luật.

ĐBQH Đỗ Thị Lan (Quảng Ninh)
Quốc hội và Cử tri

Xem xét lộ trình điều chỉnh thuế hợp lý, có độ trễ để doanh nghiệp chuẩn bị

"Cần xem xét lộ trình điều chỉnh thuế hợp lý, có độ trễ tối thiểu một năm để doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị và người tiêu dùng có thời gian thích nghi. Nghiên cứu áp dụng phương pháp đánh thuế dựa trên hàm lượng cồn thay vì đánh đồng theo giá trị sản phẩm, vừa công bằng, vừa góp phần định hướng tiêu dùng có trách nhiệm". Đây là đề xuất được đại biểu Quốc hội đưa ra khi thảo luận về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).

Hiệu quả thiết thực và toàn diện
Quốc hội và Cử tri

Hiệu quả thiết thực và toàn diện

Phát biểu tại Lễ phát động phong trào "Bình dân học vụ số" diễn ra mới đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh, đây phải trở thành một phong trào cách mạng, toàn dân, toàn diện, bao trùm, sâu rộng, không ai bị bỏ lại phía sau. Đảng đã chỉ đạo, Chính phủ đã thống nhất, Quốc hội đồng tình, Nhân dân ủng hộ, Tổ quốc mong đợi thì chỉ bàn làm, không bàn lùi.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Phan Văn Mãi chủ trì phiên họp phát biểu
Diễn đàn Quốc hội

Cần chính sách đủ mạnh để khuyến khích phục hồi doanh nghiệp

Dự án Luật Phá sản (sửa đổi) dự kiến sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Chín tới, trong đó có một điểm mới nổi bật là bổ sung quy định về phục hồi doanh nghiệp trước khi phá sản. Tại phiên họp mở rộng của Thường trực Ủy ban Kinh tế và Tài chính thẩm tra dự án Luật này, các đại biểu đề nghị, cần rà soát, nghiên cứu để có khung pháp lý, chính sách đủ mạnh nhằm khuyến khích thực hiện phục hồi doanh nghiệp.

AMH
Chính sách và cuộc sống

Cải cách thủ tục giải thể doanh nghiệp

Thủ tục thành lập doanh nghiệp khá dễ dàng nhưng thủ tục giải thể “cực kỳ khó khăn”. Đây là phản ánh của doanh nghiệp tham gia cuộc khảo sát thực trạng cung cấp, thực hiện thủ tục hành chính cho doanh nghiệp năm 2024 do Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV - thuộc Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng) thực hiện.

Cần tập trung chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân trong nước phát triển
Quốc hội và Cử tri

Cần chiến lược bài bản với những nhóm giải pháp mang tính đột phá cao

Trao đổi với phóng viên Báo ĐBND, Ủy viên là đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tại Ủy ban Kinh tế và Tài chính PHAN ĐỨC HIẾU cho rằng, để kinh tế tư nhân trở thành động lực tăng trưởng quan trọng hàng đầu của đất nước như yêu cầu của Tổng Bí thư Tô Lâm trong bài viết "Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng”, thì cần có một chiến lược bài bản với những nhóm giải pháp được tinh chỉnh, mang tính đột phá cao, phù hợp với bối cảnh mới, yêu cầu mới.

ĐBQH Trần Văn Khải (Hà Nam): Sửa đổi Luật Việc làm là cơ hội vàng để thể chế hóa các định hướng lớn của Nghị quyết 57, biến chính sách việc làm thành lợi thế cạnh tranh trong kỷ nguyên số
Chính sách và cuộc sống

Tranh thủ tối đa "cơ hội vàng"

Phát triển việc làm bền vững, biến chính sách việc làm thành lợi thế cạnh tranh quốc gia trong kỷ nguyên số và trong bối cảnh tinh gọn bộ máy - dù khó nhưng chúng ta có thể và phải làm được điều này, trước hết là phải tranh thủ tối đa "cơ hội vàng" từ sửa đổi toàn diện Luật Việc làm.

Xem xét tăng thời hạn của giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất hóa chất
Quốc hội và Cử tri

Xem xét tăng thời hạn của giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất hóa chất

Quan tâm đến thời hạn của giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất hóa chất quy định tại dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội tham dự Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7 đề nghị tăng thời hạn của giấy chứng nhận là trên 5 năm. Bởi, thời hạn trên là quá ngắn, gây khó khăn cho các tổ chức, cá nhân sản xuất hóa chất có điều kiện.

Cơ chế trả lương cần gắn với vị trí việc làm, năng lực
Quốc hội và Cử tri

Cơ chế trả lương cần gắn với vị trí việc làm, năng lực

Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao giai đoạn 2021 - 2024 trên địa bàn, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang đề nghị, Chính phủ ban hành các chính sách ưu đãi mạnh mẽ đối với nhân lực chất lượng cao, bao gồm các cơ chế về tiền lương, phúc lợi và hỗ trợ thuế đối với các chuyên gia, giảng viên và nhà nghiên cứu. Cùng với đó, cơ chế trả lương cần gắn với vị trí việc làm, năng lực và mức độ đóng góp, tạo động lực làm việc, thu hút và giữ chân nhân tài.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Tạo thuận lợi cho nhà giáo khi thuyên chuyển

Dự thảo Luật Nhà giáo vừa được cho ý kiến tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7. Dự thảo luật đã khắc phục những khó khăn, vướng mắc, giải quyết các vấn đề phát sinh, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về nhà giáo. Tuy vậy, đối với vấn đề thuyên chuyển nhà giáo của các cơ sở giáo dục công lập, cũng có ý kiến đề nghị cần quy định cụ thể, chặt chẽ để giáo viên không gặp khó khi thuyên chuyển.