Sớm chi trả bồi thường cho hơn 3.000 hộ vùng Dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1A qua Nghệ An

Thảo luận tại Tổ chiều 27.10, các ĐBQH tỉnh Nghệ An bày tỏ mong muốn, cơ chế, chính sách đặc thù về xây dựng sớm được thông qua, thực hiện thí điểm để chi trả, bồi thường cho các hộ dân bị ảnh hưởng của Dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1A đoạn qua tỉnh, nhằm giải quyết quyền lợi chính đáng cho bà con và ổn định tình hình an ninh trật tự; đồng thời, tránh lãng phí trong chi ngân sách…

ĐBQH Thái Thị An Chung: Bảo đảm quyền lợi chính đáng cho người dân

Bày tỏ đồng tình cao với việc Chính phủ trình Quốc hội cho phép thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ, nhất là giao cho một số địa phương làm chủ đầu tư trên cơ sở đề xuất, năng lực của địa phương và vấn đề liên quan đến mỏ vật liệu xây dựng… Đại biểu Thái Thị An Chung cho rằng: Vì là cơ chế thí điểm nên việc đưa ra danh mục cụ thể hoàn toàn cần thiết, nhằm xác định rõ phạm vi thực hiện thí điểm. Đồng thời, liên quan đến một số quy định mang tính chất ủy quyền trong thời gian Quốc hội không họp, thì những vấn đề liên quan đến các dự án khác cần thiết phải thực hiện thí điểm, Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội là phù hợp.

Dẫn nội dung bố trí tăng thu ngân sách Trung ương năm 2022 để thanh toán chi phí giải phóng mặt bằng của dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1A đoạn qua Nghệ An, đại biểu Thái Thị An Chung chia sẻ: Khi trúng cử ĐBQH (đơn vị bầu cử thị xã Hoàng Mai và huyện Quỳnh Lưu), ngay buổi đầu TXCT, cử tri đã phản ánh gay gắt với chúng tôi về việc yêu cầu bồi thường (giai đoạn trước). Thậm chí, không chỉ nhiệm kỳ này mà các nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XIII, XIV đã có rất nhiều đơn thư của công dân gửi đến cho các đại biểu… “Hiện nay, không chỉ Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An mà một số đại biểu và Đoàn ĐBQH khác cũng nhận được đơn thư của cử tri liên quan đến vấn đề này”, đại biểu cho biết thêm.

Sớm chi trả bồi thường cho hơn 3.000 hộ vùng Dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1A qua Nghệ An -0
ĐBQH Thái Thị An Chung phát biểu. Ảnh: Phan Hậu

Theo đại biểu, Dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1A đoạn qua Nghệ An có tổng chiều dài là 73,8km do Bộ GTVT làm chủ đầu tư, chia thành 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 thực hiện từ năm 1994 – 1998 và giai đoạn 2 thực hiện từ năm 2013 -2015… Thực tế giai đoạn 1, theo văn bản của Bộ GTVT và quy định của tỉnh thì phần diện tích giải tỏa hành lang chỉ bồi thường tài sản, không bồi thường về đất. Đến năm 2013, khi thực hiện giai đoạn 2, các hộ dân bị ảnh hưởng đề nghị bồi thường phần đất dự án giai đoạn 1 chưa thực hiện; tuy nhiên, thời điểm đó chưa được giải quyết. Do đó, khi hoàn thành giai đoạn 2 của dự án, hơn 3.000 hộ dân có đơn khiếu nại, thậm chí rất nhiều đơn khởi kiện ra tòa liên quan đến vấn đề bồi thường này.

“Có những thời điểm xảy ra khiếu nại đông người và phức tạp. Sau đó, tỉnh Nghệ An đã thành lập rất nhiều đoàn thanh tra, kiểm tra và phối hợp các Bộ, ngành liên quan, xin ý kiến Bộ Tài nguyên và Môi trường rất nhiều lần”, đại biểu nhấn mạnh.

Cũng theo đại biểu Thái Thị An Chung, năm 2019, 2020, Bộ Tài nguyên và Môi trường lần lượt có Công văn 1293, 4353 trả lời, trong đó khẳng định phần diện tích đã giải tỏa giai đoạn 1 phải được bồi thường, hỗ trợ theo quy định hiện hành (giai đoạn trước không thực hiện hỗ trợ này là chưa bảo đảm quyền lợi cho người dân)… Do vậy, tỉnh Nghệ An đã phối hợp rất chặt chẽ với Bộ GTVT để rà soát, xác định số kinh phí cần phải chi trả cho các hộ dân bị ảnh hưởng của dự án. Hiện nay, tổng kinh phí được báo cáo 1.275 tỷ đồng, trong đó tiền gốc hơn 573 tỷ đồng, tiền lãi do chậm chi trả là hơn 701 tỷ đồng (dự tính đến 31.12.2022). “Nếu không giải quyết vấn đề này, rõ ràng thời gian tới, kinh phí chậm trả sẽ tiếp tục kéo dài”, đại biểu bày tỏ.

Phân tích thêm về vấn đề này, đại biểu Thái Thị An Chung nêu thực tế, theo quy định pháp luật về đất đai, xây dựng thì công tác GPMB là một hạng mục trong tổng mức đầu tư của dự án, cho nên về nhiệm vụ chi thuộc trách nhiệm ngân sách Trung ương. Tuy nhiên, dự án đã quyết toán nguồn vốn từ năm 2016 - 2019 nên trong bố trí vốn trung hạn của Bộ GTVT không có.

“Lần này, cử tri tỉnh Nghệ An cũng như các thành viên Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An rất mong mỏi được các ĐBQH ủng hộ để sớm giải quyết quyền lợi chính đáng cho người dân và ổn định tình hình an ninh trật tự trên địa bàn; đồng thời giải quyết sớm để tiết kiệm, tránh lãng phí trong vấn đề chi ngân sách, vì càng chậm trả thì tiền lãi càng phát sinh”, đại biểu Thái Thị An Chung bày tỏ.

ĐBQH Hoàng Thị Thu Hiền: Xem xét lại nguyên nhân dẫn đến tiến độ Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành chưa đáp ứng yêu cầu

Sớm chi trả bồi thường cho hơn 3.000 hộ vùng Dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1A qua Nghệ An -0
ĐBQH Hoàng Thị Thu Hiền phát biểu. Ảnh: Phan Hậu

Liên quan đến điều chỉnh một số nội dung của Nghị quyết số 53/2017/QH14 ngày 24.11.2017 của Quốc hội về báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành, đại biểu Hoàng Thị Thu Hiền bày tỏ băn khoăn về nguyên nhân về việc chậm trễ để kéo dài thời gian thực hiện dự án này trong năm 2021 đến năm 2024.

Theo đại biểu, có hai nguyên nhân không được thỏa đáng: Thứ nhất, ngoài dự án này, UBND tỉnh Đồng Nai còn phải tập trung nhân lực để triển khai hàng loạt các dự án trọng điểm quốc gia trên địa bàn, như: Dự án đường cao tốc Giầu Dây - Phan Thiết, dự án đường cao tốc Bến Lức - Long Thành. Thứ hai, phục vụ các đoàn kiểm tra, giám sát nên lực lượng thực hiện bị thiếu hụt.

Theo đại biểu Hoàng Thị Thu Hiền, việc tập trung nguồn lực các dự án đã có trong kế hoạch nên không phải là vấn đề phát sinh và cũng không phải là tác động yếu tố khách quan nên đưa vào đánh giá một trong những nguyên nhân dẫn đến kéo dài dự án là không thỏa đáng. Bên cạnh đó, công tác kiểm tra, giám sát là rất cần thiết trong việc thực hiện các dự án trọng điểm; và cũng là việc làm tích cực… “Tất nhiên, trong công tác kiểm tra, giám sát thực tiễn cũng có nhiều vấn đề. Vì vậy, từ câu chuyện này có thể để chúng ta có thể trong công tác kiểm tra, giám sát có đánh giá về tính hiệu quả của nó. Tuy nhiên, trong báo cáo này, đối với đánh giá về hai nguyên nhân khách quan, chậm trễ là không được thỏa đáng”, đại biểu Hoàng Thị Thu Hiền nhấn mạnh.

Trên cơ sở đó, đại biểu Hoàng Thị Thu Hiền đề nghị xem xét lại đối với 2 nguyên nhân trên.

Ý kiến đại biểu

Đại biểu Bùi Xuân Thống phát biểu thảo luận tổ. Ảnh: Khánh Duy
Ý kiến đại biểu

Bổ sung thẩm quyền của Đoàn ĐBQH trong chất vấn, tổ chức phiên giải trình

Thảo luận tại Tổ 7 chiều nay, 22.11, về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến.

Đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương phát biểu thảo luận tổ
Quốc hội và Cử tri

Bảo đảm chế độ phù hợp đối với thành viên đoàn giám sát

Chiều nay, 22.11, thảo luận tại tổ 4 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận đã tham gia đóng góp nhiều kiến nghị thiết thực.

Thực hiện kiến nghị được chỉ rõ qua giám sát
Quốc hội và Cử tri

Thực hiện kiến nghị được chỉ rõ qua giám sát

Chiều 22.11, thảo luận tại Tổ 9, Đoàn ĐBQH các tỉnh: Quảng Ninh, Hòa Bình, Phú Yên, Bến Tre về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, các đại biểu nhấn mạnh, cần quy định cụ thể để các cơ quan chịu giám sát phải vào cuộc, thực hiện kiến nghị được chỉ rõ qua quá trình giám sát. 

Tránh khoảng trống pháp lý đối với loại thuốc lá
Ý kiến đại biểu

Tránh khoảng trống pháp lý đối với loại thuốc lá

Thảo luận tại Tổ 9 gồm các Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh, Hòa Bình, Phú Yên, Bến Tre, sáng 22.11 về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), các ĐBQH khẳng định, việc sửa đổi Luật là cần thiết, thậm chí nên làm từ sớm để bảo đảm sự đồng bộ và đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn tới.

Tránh lợi dụng quy định kê khai giảm nghĩa vụ nộp thuế, gây thất thu ngân sách nhà nước
Ý kiến đại biểu

Tránh lợi dụng quy định kê khai giảm nghĩa vụ nộp thuế, gây thất thu ngân sách nhà nước

Thảo luận tại Tổ 16 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hà Tĩnh, Lai Châu, Lâm Đồng, Cà Mau về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi), các đại biểu cho rằng: Cần bảo đảm công bằng, trung lập của chính sách thuế, hạn chế tối đa việc lồng ghép chính sách xã hội với chính sách miễn, giảm thuế để tránh các trường hợp lợi dụng quy định kê khai giảm nghĩa vụ nộp thuế, gây thất thu ngân sách Nhà nước...

Đánh giá kỹ tác động, lộ trình khi đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường
Ý kiến đại biểu

Đánh giá kỹ tác động, lộ trình khi đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường

Phát biểu góp ý Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) tại phiên thảo luận tổ sáng 22.11, ĐBQH Trần Thị Vân (Bắc Ninh) đề nghị cần có đánh giá kỹ hơn về tác động, biện pháp và lộ trình phù hợp với chính sách đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường.

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan: Tăng thuế đối với thuốc lá, bia, rượu và đồ uống có đường là cần thiết để bảo vệ sức khỏe Nhân dân
Ý kiến đại biểu

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan: Tăng thuế đối với thuốc lá, bia, rượu và đồ uống có đường là cần thiết để bảo vệ sức khỏe Nhân dân

Góp ý vào Dự thảo Luật Thuế Tiêu thụ Đặc biệt (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, Bộ Y tế hoàn toàn nhất trí với mục đích, quan điểm và sự cần thiết ban hành dự án Luật Thuế TTĐB (sửa đổi), đặc biệt là định hướng tăng thuế đối với các hàng hóa có hại cho sức khỏe như thuốc lá, rượu bia, và bổ sung đồ uống có đường vào danh mục chịu thuế.

ĐBQH Nguyễn Phương Thủy phát biểu tại thảo luận Tổ 1
Ý kiến đại biểu

Đặc biệt quan tâm đến việc chuyển giao công nghệ

Thảo luận tại Tổ 1 về chủ trương đầu tư dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, các đại biểu của Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội đều chung đánh giá, đây là dự án bảo đảm cân bằng, hướng đến phát triển bền vững phương thức vận tải. Đáng chú ý, quá trình thực hiện cần quan tâm tới việc chuyển giao công nghệ của dự án bởi đây là một trong những vấn đề cốt lõi trong vận hành, làm chủ kỹ thuật của dự án sau này.

Không được công khai thông tin về sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận chính thức của cơ quan có thẩm quyền
Ý kiến đại biểu

Không được công khai thông tin về sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận chính thức của cơ quan có thẩm quyền

Góp ý vào Dự thảo Luật nhà giáo sáng 20.11, ĐBQH Nguyễn Thị Hà (Bắc Ninh) cho rằng Nhà giáo nếu có sai phạm thì đã có các chế tài xử lý theo quy định, nhưng đặc điểm hoạt động nghề nghiệp của nhà giáo có tính chất đặc biệt, nhất là khi nhà giáo trực tiếp đứng lớp, trực tiếp có ảnh hưởng lớn đối với tâm lý của người học. Vì vậy, nếu không có phương án bảo vệ nhà giáo thì đối tượng chịu ảnh hưởng không chỉ là nhà giáo mà còn là hàng triệu tương lai của đất nước.

ĐBQH tỉnh Ninh Thuận Chamaléa Thị Thủy phát biểu thảo luận tại hội trường. Ảnh: Hồ Long
Quốc hội và Cử tri

Quan tâm trước đến đến nhà giáo làm việc ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn

Thảo luận tại hội trường sáng nay, 20.11 về dự án Luật Nhà giáo, ĐBQH tỉnh Ninh Thuận Chamaléa Thị Thủy thống nhất với chủ trương luôn xem giáo dục là quốc sách trong mọi giai đoạn phát triển của đất nước; việc chăm lo về chế độ, chính sách, tôn vinh đội ngũ làm công tác giáo dục cần phải được chú trọng. Đồng thời, đại biểu cho rằng quan tâm trước đến đội ngũ nhà giáo đang làm việc ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn; giáo viên mầm non; giáo viên dạy cho các đối tượng khuyết tật.

Đề xuất bổ sung chỉ tiêu quản lý người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma túy vào Chương trình mục tiêu quốc gia
Ý kiến đại biểu

Đề xuất bổ sung chỉ tiêu quản lý người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma túy vào Chương trình mục tiêu quốc gia

Thảo luận tại Hội trường về Chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030, ĐBQH Hoàng Thị Thu Hiền (Nghệ An) đề nghị: cơ quan soạn thảo nghiên cứu, cân nhắc bổ sung chỉ tiêu quản lý người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma túy vào Chương trình mục tiêu quốc gia này. 

Có lộ trình cụ thể cho Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Ý kiến đại biểu

Có lộ trình cụ thể cho Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Khẳng định thời điểm này đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam là hoàn toàn phù hợp, song các đại biểu thuộc Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An đề nghị cần có lộ trình cụ thể đầu tư cho dự án này; đồng thời, nghiên cứu kỹ lưỡng để giảm thiểu tối đa lãng phí quỹ đất; tránh lệ thuộc công nghệ của nước ngoài...

Quang cảnh thảo luận tại Tổ 17
Ý kiến đại biểu

Cần "cam kết” bảo đảm tính khả thi, hiệu quả của dự án mang tính chiến lược lịch sử

Thảo luận tại Tổ 17 về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam, các ĐBQH tỉnh Cao Bằng, Gia Lai và An Giang kỳ vọng, đây sẽ là giao thông huyết mạch quan trọng, mang đến giải pháp căn cơ, hữu hiệu đáp ứng nhu cầu vận tải, góp phần tái cơ cấu thị phần vận tải trên hành lang Bắc - Nam một cách tối ưu, bền vững, tạo tiền đề, động lực, dư địa phát triển mới cho đất nước. Tuy nhiên, Chính phủ cũng cần có những "cam kết" khi thực hiện dự án mang tính chất chiến lược lịch sử này.

Đại biểu Nguyễn Công Long phát biểu thảo luận tổ. Ảnh: Khánh Duy
Ý kiến đại biểu

Đánh giá đúng thực tế hiệu quả, bảo đảm an ninh tài chính quốc gia

Sáng 13.11, Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai đã tham gia thảo luận sôi nổi tại tổ về Chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam; Điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành tại Nghị quyết số 94/2015/QH13 của Quốc hội; Dự thảo Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.

Có giải pháp phòng ngừa rủi ro, bảo đảm tính khả thi, hiệu quả
Ý kiến đại biểu

Có giải pháp phòng ngừa rủi ro, bảo đảm tính khả thi, hiệu quả

Thảo luận tại Tổ 16 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hà Tĩnh, Lai Châu, Lâm Đồng và Cà Mau, các đại biểu cơ bản nhất trí với chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam nhằm hiện đại hóa hệ thống giao thông nước ta, góp phần tạo động lực mới thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, các đại biểu đề nghị cần đánh giá kỹ lưỡng, lường trước những khó khăn, rủi ro có thể xảy ra để có các giải pháp phòng ngừa… bảo đảm tính khả thi và hiệu quả cho dự án.

ĐBQH Nguyễn Tuấn Anh phát biểu thảo luận tổ. Ảnh: Đào Cảnh
Ý kiến đại biểu

Tính toán kỹ phương án giải phóng mặt bằng phục vụ dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam

Thảo luận tại Tổ 11 gồm các Đoàn TP. Đà Nẵng, Tây Ninh, Long An, Sơn La về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, các ĐBQH thống nhất chủ trương đầu tư dự án, song cho rằng, cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung một số quy định để khắc phục các vướng mắc liên quan đến quy hoạch, thủ tục hành chính, các vấn đề về khoáng sản. Đặc biệt, cần tính toán kỹ lưỡng phương án giải phóng mặt bằng cho dự án và tái định cư để ổn định đời sống người dân.