Sẽ tăng lương hưu cho khoảng 230.000 người nghỉ hưu trước năm 1995

Dự kiến từ ngày 1.7, sẽ có khoảng 230.000 người hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng từ trước ngày 1.1.1995 thuộc đối tượng điều chỉnh tăng thêm, kinh phí do ngân sách nhà nước chi trả khoảng 330 tỷ đồng…

Tại dự thảo Nghị định điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng, ngoài việc thực hiện điều chỉnh theo tỷ lệ chung đối với tất cả đối tượng đang hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội còn đề xuất điều chỉnh thêm đối với những người hưởng lương hưu, trợ cấp từ trước ngày 1.1.1995 mà có mức hưởng dưới 3.000.000 đồng/tháng.

Đây là chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với những người đã có thời gian làm việc, cống hiến trong khu vực Nhà nước giai đoạn trước năm 1995 có mức hưởng thấp hơn so với mặt bằng chung.

Sẽ tăng lương hưu cho khoảng 230.000 người nghỉ hưu trước năm 1995 -0
Ảnh minh hoạ

Lần gần nhất Chính phủ thực hiện điều chỉnh chính sách này là từ ngày 1.1.2022, theo quy định tại Nghị định số 108/2021/NĐ-CP điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng.

Cụ thể, đối với người nghỉ hưu trước ngày 1.1.1995 sau khi đã thực hiện điều chỉnh tăng thêm 7,4% mà có mức hưởng dưới 2,3 triệu đồng/tháng, thì được tăng thêm 200.000 đồng/người/tháng. Theo đó, mức hưởng trên 2,3 triệu đồng/người/tháng và dưới 2,5 triệu đồng/người/tháng thì được tăng lên bằng 2,5 triệu đồng.

Theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, từ thực tiễn thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội đối với đối tượng hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng từ trước ngày 1.1.1995 cho thấy, mức lương hưu, trợ cấp hằng tháng đã được xác định dựa trên thời gian công tác thực tế và mức tiền lương tháng trước khi nghỉ việc của người lao động.

Tuy nhiên, với đặc thù của chính sách tiền lương giai đoạn trước năm 1995, cùng với các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội tại thời điểm đó, nên phần lớn người lao động nghỉ hưu, nghỉ việc theo chế độ mất sức lao động với thời gian làm việc ngắn và mức tiền lương trước khi nghỉ việc thấp. Từ đó ảnh hưởng đến mặt bằng chung về mức hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng của nhóm đối tượng này.

Bên cạnh đó, một số nhóm đối tượng đã dừng hưởng theo quy định, sau đó được nhà nước ban hành chính sách cho tiếp tục hưởng trợ cấp hằng tháng từ nguồn ngân sách nhà nước, nên mức hưởng khá thấp so với mặt bằng chung (mức trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng của người đang hưởng trợ cấp theo Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg và Quyết định số 613/QĐ-TTg là 1.443.633 đồng/người/tháng).

Thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội “quan tâm điều chỉnh thỏa đáng đối với nhóm đối tượng có mức lương hưu thấp và nghỉ hưu trước năm 1995 nhằm thu hẹp khoảng cách chênh lệch lương hưu giữa người nghỉ hưu ở các thời kỳ và Nghị quyết số 69/2022/QH15 của Quốc hội  “hỗ trợ thêm đối với người nghỉ hưu trước năm 1995 có mức hưởng thấp”, Bộ Lao động, Thương bình và Xã hội đề xuất điều chỉnh đối tượng điều chỉnh đối với người nghỉ hưu từ trước ngày 1.1.1995 sau khi thực hiện điều chỉnh theo quy định chung mà có mức hưởng dưới 3 triệu đồng/người/tháng.

Theo Bộ này, việc xác định mốc 3 triệu đồng/người/tháng đề làm căn cứ điều chỉnh được tính toán dựa trên mức 2,5 triệu đồng/người/tháng quy định tại Nghị định số 108/2021/NĐ-CP, và thực hiện việc điều chỉnh tăng 20,8% theo mức tăng của mức lương cơ sở và các chính sách an sinh xã hội đang gắn với lương cơ sở theo Nghị quyết số 69/2022/QH15.

Do đó, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đề xuất điều chỉnh theo số tiền tuyệt đối. Cụ thể, những người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động và trợ cấp hằng tháng từ trước ngày 1.1.1995 sau khi điều chỉnh tăng thêm 12,5% theo mức điều chỉnh chung, mà có mức hưởng thấp hơn 3 triệu đồng/tháng thì mức hưởng được điều chỉnh tăng thêm 300.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức hưởng từ 2,7 triệu đồng trở xuống. Tăng lên bằng 3 triệu đồng đối với những người có mức hưởng từ 2,7 triệu đồng đến dưới 3 triệu đồng.

Đánh giá tác động, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho rằng thực hiện giải pháp nêu trên thì bên cạnh chi ngân sách nhà nước để thực hiện điều chỉnh lương hưu chung cho các nhóm đối tượng, thì nguồn ngân sách nhà nước sẽ phải cân đối thêm nguồn kinh phí để thực hiện điều chỉnh đối với nhóm có mức lương hưu thấp dưới 3 triệu đồng/tháng.

Dự kiến, có khoảng 230.000 người hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng từ trước ngày 1.1.1995 thuộc đối tượng điều chỉnh do ngân sách nhà nước chỉ trả với kinh phí khoảng 330 tỷ đồng.

Đời sống

Các mô hình chăn nuôi phát triển mạnh ở Phan Thiết mang lại của sống ổn định cho người dân (Ảnh: T.DUYÊN)
Đời sống

Tỷ lệ hộ nghèo Phan Thiết giảm còn 0,63%

Theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025, số hộ nghèo thành phố Phan Thiết (Bình Thuận) giảm còn 390 hộ vào cuối năm 2023, chiếm tỷ lệ 0,63% so với số hộ toàn thành phố. Đời sống của một bộ phận người nghèo được nâng lên và từng bước vươn lên thoát nghèo.

Nâng cao chất lượng Cuộc vận động từ "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” sang "Hàng Việt chinh phục người Việt"
Xã hội

Nâng cao chất lượng Cuộc vận động từ "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” sang "Hàng Việt chinh phục người Việt"

Báo cáo 5 năm thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” của Đảng ủy khối doanh nghiệp Trung ương cho thấy Cuộc vận động đã có ảnh hưởng tích cực, sâu rộng tới các doanh nghiệp trong Khối về việc ưu tiên sử dụng sản phẩm Việt Nam. 

Toàn cảnh hội nghị.
Xã hội

Hạn chế tình trạng chậm đóng bảo hiểm

Để tìm ra các giải pháp bảo đảm tốt nhất quyền lợi bảo hiểm cho người lao động, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Đồng Tháp vừa phối hợp Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức Hội nghị chuyên đề "Tìm giải pháp hạn chế tình trạng chậm đóng BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) của các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh".

Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam trao tặng Bằng khen và Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp BHXH Việt Nam” cho các tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp trong xây dựng và phát triển ngành.
Xã hội

Hợp tác quốc tế nâng cao năng lực thực hiện chính sách

Bảo hiểm Việt Nam (BHXH) Việt Nam vừa tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề "BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế, nâng cao năng lực thực hiện chính sách BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) trong giai đoạn phát triển mới". Hội thảo hướng tới kỷ niệm 30 năm thành lập ngành BHXH Việt Nam (1995 - 2025) nhằm chia sẻ với các đối tác, bạn bè quốc tế về thành tựu, định hướng phát triển, hội nhập quốc tế của BHXH Việt và tham vấn ý kiến, kinh nghiệm của các chuyên gia, tổ chức quốc tế.

Nguồn vốn tín dụng chính sách đã góp phần đưa "hương trà" bay xa...
Xã hội

Bài cuối: Trụ cột giảm nghèo bền vững

Xác định giảm nghèo là một trong các công tác trọng tâm nhằm phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội của địa phương, Đảng bộ, chính quyền tỉnh Thái Nguyên đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả, trong đó có việc đẩy mạnh nguồn vốn tín dụng chính sách đến với người dân. Qua đó, góp phần đưa Thái Nguyên trở thành điểm sáng trong phát triển kinh tế của cả nước, giữ vững vị trí là cực tăng trưởng của khu vực Đông Bắc.

Giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em
Xã hội

Thái Nguyên thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết với phụ nữ, trẻ em

Sau 2 năm thực hiện Dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, các nội dung do Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Thái Nguyên triển khai đã mang lại nhiều kết quả tích cực cho cộng đồng, đặc biệt trong công tác truyền thông.

Đẩy mạnh phòng, chống tác hại của thuốc lá
Đời sống

Đẩy mạnh phòng, chống tác hại của thuốc lá

Thực hiện Kế hoạch số 80/KH-UBND của UBND thành phố Hà Nội về phòng, chống tác hại của thuốc lá trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2023 - 2024, Sở Y tế thành phố đã phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức các lớp tập huấn về Phòng, chống tác hại của thuốc lá trên địa bàn 30 quận, huyện, thị xã.

Tín dụng chính sách lôi cuốn cả hệ thống chính trị vào cuộc.
Đời sống

Bài 1: Khi có Đảng dẫn đường

Chỉ thị số 40/CT-TW (Chỉ thị 40) của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách ra đời, đi vào cuộc sống đã làm thay đổi toàn bộ diện mạo của nhiều vùng quê, trong đó có Thái Nguyên; tuy nhiên, cái được lớn nhất sau 10 năm thực hiện Chỉ thị 40, đó chính là sự thay đổi về nhận thức trong lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy chính quyền và của toàn xã hội đối với công tác giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội cho những người yếu thế...

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.