Scotland thông qua Luật Kinh tế tuần hoàn mang tính đột phá

Các nghị sĩ Scotland vừa thông qua Luật Kinh tế tuần hoàn mới của nước này vào ngày 26.6 sau hơn 1 năm xem xét và tranh luận kỹ lưỡng. Đây được coi là bước tiến đáng kể hướng tới tương lai bền vững và công bằng hơn cho quốc gia.

Thành tựu tập thể

Việc thông qua Luật Kinh tế tuần hoàn là minh chứng cho nỗ lực tập thể của người dân Scotland. Hành trình bắt đầu từ hơn một năm trước khi dự thảo luật lần đầu tiên được trình lên Quốc hội. Mặc dù dự thảo ban đầu có bao gồm các biện pháp thúc đẩy sử dụng vật liệu bền vững và công bằng hơn, song nó vẫn còn nhiều lỗ hổng đáng kể cần giải quyết. Nhờ áp lực dai dẳng của công chúng và các hoạt động vận động tích cực, khoảng trống này đã được lấp đầy, và một đạo luật đã được ra đời thừa nhận việc tiêu thụ nguyên liệu của Scotland có tác động đáng kể trên toàn cầu. Nó cam kết giảm thiếu khẩn cấp tình hình trên, đồng thời bảo đảm các thay đổi sẽ diễn ra theo hướng công bằng.

Scotland thông qua Luật Kinh tế tuần hoàn mang tính đột phá -0
Nguồn: foe.scot

Thực tế, hơn 1.000 cá nhân đã cam kết ủng hộ, tham gia vào nhiều hoạt động khác nhau để gây áp lực lên các chính trị gia nhằm cải thiện dự luật về nền kinh tế tuần hoàn trong suốt năm qua. Phong trào đó bao gồm việc viết thư cho các nghị sĩ, chia sẻ tin tức trên mạng xã hội và tham gia các sự kiện nhằm nêu bật tầm quan trọng của nền kinh tế tuần hoàn đối với tương lai của Scotland. Từ đó, nhận thức về luật và các vấn đề liên quan đến luật về lĩnh vực này được nâng cao.

Những cải tiến quan trọng

Ở phiên bản đầu tiên, dự thảo Luật Kinh tế tuần hoàn của Scotland còn thiếu nhiều yếu tố như tái sử dụng, sửa chữa và phân cấp chất thải, mặc dù đây là những khía cạnh thiết yếu của nền kinh tế tuần hoàn. Nó cũng chưa ưu tiên được nhu cầu của người lao động, cộng đồng và những người tham gia vào chuỗi cung ứng quốc tế.

Bà Kim Pratt, nhà vận động cho nền kinh tế tuần hoàn tại tổ chức Friends of the Earth Scotland (Những người bạn của Trái đất Scotland), cho biết: “Rác thải điện có chứa những chất liệu quý giá sẽ bị mất đi khi chúng bị vứt bỏ. Scotland không nên coi các sản phẩm điện và các vật liệu quý giá chứa trong đó là đồ dùng một lần. Việc giảm tiêu thụ vật liệu được sử dụng để tạo ra các sản phẩm này bằng cách tăng cường tái sử dụng và sửa chữa là điều cần thiết để giảm tác hại gây ra cho con người và môi trường. Dự thảo Luật Kinh tế tuần hoàn mới cần bao gồm kế hoạch về các khoáng sản trên, vốn rất cần thiết cho quá trình chuyển đổi khỏi nhiên liệu hóa thạch của chúng ta. Nếu luật trong tương lai thực hiện được điều này, nó sẽ có khả năng tạo ra tương lai công bằng và bền vững hơn”.

Do đó, dự luật sửa đổi mà các nghị sĩ vừa thông qua bao gồm các điều khoản quan trọng nhằm giải quyết vấn đề trên, đồng thời bảo đảm sự chuyển đổi công bằng sang nền kinh tế tuần hoàn cho người lao động và cộng đồng. Văn bản pháp lý này cam kết giảm khẩn cấp các tác động môi trường của việc tiêu thụ nguyên liệu xuống mức bền vững, cũng như công nhận việc tiêu thụ nguyên liệu của Scotland có tác động đáng kể trên phạm vi quốc tế. Theo Luật Kinh tế tuần hoàn, các bộ trưởng Scotland được yêu cầu đưa ra các biện pháp giúp phát triển nền kinh tế tuần hoàn như: công bố chiến lược và xây dựng mục tiêu kinh tế tuần hoàn, giảm chất thải, tăng mức xử phạt hành vi xả rác từ phương tiện giao thông, bảo đảm các hộ gia đình và doanh nghiệp loại bỏ rác thải đúng cách cũng như cải thiện giám sát chất thải…

Mặc dù không đạt được mọi thứ mà những người ủng hộ hy vọng, chẳng hạn như việc thành lập một cơ quan tư vấn độc lập về nền kinh tế tuần hoàn, luật cuối cùng vẫn thể hiện sự tiến bộ đáng kể và có tiềm năng tạo ra nhiều thay đổi tích cực.

Thế giới 24h

Singapore ban hành luật giám sát chặt chẽ doanh nghiệp vận tải quan trọng
Thế giới 24h

Singapore ban hành luật giám sát chặt chẽ doanh nghiệp vận tải quan trọng

Singapore đã thắt chặt giám sát theo quy định đối với lĩnh vực vận tải của mình bằng cách chỉ định 17 doanh nghiệp là các doanh nghiệp quan trọng phải chịu sự giám sát chặt chẽ hơn của Chính phủ. Luật Các doanh nghiệp vận tải quan trọng, có hiệu lực từ đầu tháng 4, nhằm mục đích bảo vệ các dịch vụ vận tải thiết yếu khỏi các mối đe dọa tiềm ẩn do "các tác nhân độc hại" gây ra.

Mỹ áp thuế đối ứng với tất cả các nước, mức thuế của Việt Nam cao thứ hai
Thế giới 24h

Mỹ áp thuế đối ứng với tất cả các nước, mức thuế của Việt Nam cao thứ hai

Tổng thống Donald Trump hôm 2.4 tuyên bố áp dụng mức thuế cơ bản 10% đối với tất cả hàng nhập khẩu vào Mỹ, trong đó ông sẽ áp mức thuế đối ứng 46% đối với 90% tổng lượng hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam, cao thứ 2 trong số các nước xuất khẩu vào thị trường Mỹ, chỉ sau Campuchia (mức thuế 49% đối với 97% tổng lượng hàng hóa xuất khẩu vào Mỹ).

Những điều thắc mắc về thuế đối ứng của Mỹ
Thế giới 24h

Những điều thắc mắc về thuế đối ứng của Mỹ

Sau nhiều tuần dự đoán, cuối cùng Tổng thống Donald Trump đã chính thức hiện thực hóa lời đe dọa áp thuế quan đối ứng vào ngày 2.4 (giờ Mỹ) với mức thuế cơ bản 10% đối với hàng nhập khẩu từ tất cả các quốc gia và mức thuế cao hơn đối với hàng chục quốc gia có thặng dư thương mại với Mỹ.

Phản ứng của các nước trước thông báo áp thuế đối ứng của Mỹ
Thế giới 24h

Phản ứng của các nước trước thông báo áp thuế đối ứng của Mỹ

Trong thông báo tại Vườn Hồng, Trump cho biết ông sẽ áp dụng mức thuế quan cao đối với hàng chục quốc gia có thặng dư thương mại đáng kể với Hoa Kỳ trong khi áp dụng mức thuế cơ bản 10% đối với hàng nhập khẩu từ tất cả các quốc gia để ứng phó với tình trạng ông gọi là trường hợp khẩn cấp về kinh tế. Một số nước phản ứng gay gắt và đe dọa trả đũa trong khi phần lớn các nước phản ứng thận trọng trước tuyên bố này.

Trung Quốc - Ấn Độ nhảy “vũ điệu Rồng - Voi”
Thế giới 24h

Trung Quốc - Ấn Độ nhảy “vũ điệu Rồng - Voi”

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kêu gọi Trung Quốc và Ấn Độ tăng cường hợp tác, so sánh mối quan hệ của họ với "vũ điệu giữa Rồng và Voi”. Tuyên bố trên được đưa ra khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trao đổi điện mừng với người đồng cấp Ấn Độ, Tổng thống Drupadi Murmu, nhân dịp hai nước kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.

Nhật Bản: Luật Khẩn cấp về cung cấp lương thực có hiệu lực
Thế giới 24h

Nhật Bản: Luật Khẩn cấp về cung cấp lương thực có hiệu lực

Luật Các biện pháp khẩn cấp về cung cấp lương thực của Nhật Bản đã chính thức có hiệu lực từ ngày 1.4 nhằm ổn định thị trường lương thực trong nước. Có hiệu lực từ ngày 1.4, Luật yêu cầu nông dân phải nộp kế hoạch chi tiết để tăng sản lượng các loại thực phẩm thiết yếu như gạo nếu nguồn cung trong nước giảm và giá cả tăng vọt. Phản ứng này được đưa ra vào thời điểm giá lương thực, thực phẩm trong nước tăng mạnh do nhiều yếu tố toàn cầu và môi trường.

Israel xóa bỏ mọi mức thuế đối với hàng Mỹ để tránh thuế đối ứng
Thế giới 24h

Israel xóa bỏ mọi mức thuế đối với hàng Mỹ để tránh thuế đối ứng

Ngày 1.4, Bộ trưởng Tài chính Israel Bezalel Smotrich đã ký một chỉ thị bãi bỏ toàn bộ thuế quan còn lại đối với hàng nhập khẩu từ Hoa Kỳ có hiệu lực ngay lập tức. Biện pháp này được công bố một ngày khi chính quyền Tổng thống Donald Trump áp dụng thuế đối ứng đối với các đối tác thương mại trên thế giới.

Vụ sập tòa nhà ở Thái Lan: Sẽ điều tra nhà thầu Trung Quốc và công ty sản xuất vật liệu
Thế giới 24h

Vụ sập tòa nhà ở Thái Lan: Sẽ điều tra nhà thầu Trung Quốc và công ty sản xuất vật liệu

Chính phủ Thái Lan đã ra lệnh điều tra mở rộng đối với nhà thầu xây dựng Trung Quốc chịu trách nhiệm xây dựng tòa nhà Văn phòng Kiểm toán Nhà nước (SAO), tòa nhà duy nhất bị sập ở Bangkok trong vụ động đất hôm 28.3 ảnh hưởng từ Myanmar cũng như nhà máy sản xuất vật liệu cho tòa nhà này sau khi phát hiện thép sử dụng trong xây dựng tòa nhà không đạt chất lượng.

Cơ hội bảo đảm tương lai tài chính của châu Âu
Quốc tế

Cơ hội bảo đảm tương lai tài chính của châu Âu

Ủy ban châu Âu (EC) công bố kế hoạch tham vọng mang tên Liên minh Tiết kiệm và Đầu tư (SIU) - một sáng kiến ​​quan trọng nhằm cải thiện cách hệ thống tài chính EU chuyển hướng tiết kiệm sang đầu tư hiệu quả. Thông qua kế hoạch này, EU kỳ vọng thúc đẩy tăng trưởng, khắc phục tình trạng trì trệ và giảm phụ thuộc vào nguồn tài chính bên ngoài.

Pháp: Lãnh đạo đảng cực hữu phản đối phán quyết cấm bà tranh cử
Thế giới 24h

Pháp: Lãnh đạo đảng cực hữu phản đối phán quyết cấm bà tranh cử

Chủ tịch Đảng Tập hợp dân tộc (RN) cực hữu Marine Le Pen cho rằng phán quyết của tòa cấm bà tranh cử là mang động cơ chính trị. Tuyên bố trên được đưa ra sau khi một tòa án kết tội bà 4 năm tù treo vì tội biển thủ công quỹ và cấm bà tranh cử trong vòng 5 năm. Điều này đồng nghĩa với việc bà sẽ không thể tham gia tranh cử tổng thống vào năm 2027.

Ngân hàng châu Âu ứng phó thế nào trước kế hoạch thuế quan của Mỹ?
Thế giới 24h

Ngân hàng châu Âu ứng phó thế nào trước kế hoạch thuế quan của Mỹ?

Thuế quan của Donald Trump có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng của EU và đẩy lạm phát lên cao, đặt ra tình thế tiến thoái lưỡng nan cho Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). Trong khi thương mại chậm lại và giá cả tăng, một số nhà kinh tế cho rằng việc cắt giảm lãi suất có thể là lựa chọn phù hợp, miễn là kỳ vọng lạm phát vẫn được duy trì.

Pháp: Cải cách luật thừa kế giúp giải phóng nhiều bất động sản
Thế giới 24h

Pháp: Cải cách luật thừa kế giúp giải phóng nhiều bất động sản

Một thay đổi lớn trong pháp luật thừa kế của Pháp sắp giúp đưa nhiều bất động sản bỏ trống và bị bỏ hoang trở lại thị trường, đặc biệt là ở khu vực nông thôn. Dự luật cải cách này vốn đã được các nghị sĩ Hạ viện thông qua vào ngày 6.3 và đang chờ được Thượng viện bỏ phiếu nhằm giải quyết các tranh chấp kéo dài giữa những người thừa kế, cũng như đơn giản hóa thủ tục thừa kế, vốn thường khiến bất động sản bị bỏ không trong nhiều thập kỷ.

Nguồn: ITN
Quốc tế

Nỗ lực cải cách lĩnh vực tài chính

Chính phủ Anh đang đề xuất các cải cách quy định trong lĩnh vực dịch vụ tài chính như một phần trong chương trình nghị sự nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trọng tâm chính là khuyến khích đầu tư trong nước từ các quỹ hưu trí và nới lỏng khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ gia đình. Tuy nhiên, khả năng thành công của các biện pháp này vẫn còn chưa chắc chắn.

Chính sách thuế quan "có đi có lại" của Mỹ
Thế giới 24h

Chính sách thuế quan "có đi có lại" của Mỹ

Ngày 2.4 tới, chính sách thuế quan “có đi có lại” của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ chính thức có hiệu lực. Theo đó, Mỹ sẽ áp đặt mức thuế bằng với các nước khác áp đặt đối với hàng hóa Mỹ, có tính đến từng mối quan hệ thương mại. Trong bối cảnh tác động của chính sách này chưa thể được đánh giá đầy đủ, các rào cản phi thuế quan sẽ làm phức tạp thêm bức tranh. Các quốc gia có thể giảm hàng rào bảo hộ của mình để tránh bị trả đũa hoặc có thể trả đũa mạnh hơn và biến cuộc chiến thuế quan thành chiến tranh thương mại toàn diện.