Sau sự cố gãy cánh quạt điện gió ở Bạc Liêu: Người dân mỏi mòn chờ bồi thường thiệt hại

Đầu tháng 3.2024, tua-bin gió WT08 tại Nhà máy Điện gió Hòa Bình 5 (giai đoạn 1) tại xã Vĩnh Thịnh, huyện Hòa Bình do Công ty cổ phần Năng Lượng Hacom Bạc Liêu làm chủ đầu tư đã bất ngờ đổ sập Nacelle và cánh quạt của trụ xuống đất. Sự cố này gây ảnh hưởng nặng đến sản xuất của các hộ dân nuôi tôm, nuôi cá quanh vùng.

Người dân thống kê thiệt hại hàng trăm tỷ đồng

Hơn 20 ngày xảy ra sự cố rơi Nacelle và cánh quạt của trụ tua-bin gió WT08, trở lại ấp Vĩnh Mới, xã Vĩnh Thịnh, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu, chúng tôi nhận thấy hiện trường vẫn còn nguyên với những thiết bị, vật liệu rơi, gãy nằm ngổn ngang và lún sâu một phần trong đất. May mắn là những thiết bị, vật liệu có trọng lượng khủng này rơi chệch căn chòi của ông Nguyễn Văn Kiên vài ba bước chân.

Sau sự cố gãy cánh quạt điện gió ở Bạc Liêu: Người dân mỏi mòn chờ bồi thường thiệt hại -0
Cánh quạt rơi sát chòi canh tôm, cá của người dân.

Ông Kiên cho biết, sự cố tuy không ảnh hưởng đến tính mạng của ông và những người làm công, tuy nhiên do các vật liệu này quá nặng và rơi từ tầm cao xuống nên gây chấn động mạnh khiến vách tôn căn chòi của ông bị phá tung, bùn đất bay tứ phía. Cánh quạt gió còn nằm vắt qua 2 góc ao nuôi cá của gia đình. Thiệt hại lớn nhất là số cá dứa ông đang nuôi trong 15 ao đã bỏ ăn, chết dần. Trong khi đó, những nhân công ông thuê mướn sau sự cố cũng xin nghỉ việc nên ông Kiên càng gặp khó khăn trong khâu chăm sóc cá. Theo tính toán, thống kê của ông Kiên, 5 ao cá ông nuôi đã bị thiệt hại khoảng 160 tỷ đồng.

Ông Kiên lo lắng nói: “Cho đến nay, số cá còn sống trong các ao cũng chưa chịu ăn và chết lai rai. Mấy ao cá bị ô nhiễm và sau này chúng tôi sẽ phải bỏ trống một thời gian rất dài, người làm công thì bỏ đi nên tôi rất mong chính quyền địa phương phối hợp với công ty nhanh chóng giải quyết cho tôi sự cố này.

Sau sự cố gãy cánh quạt điện gió ở Bạc Liêu: Người dân mỏi mòn chờ bồi thường thiệt hại -0
Ông Kiên thống kê thiệt hại 167 tỷ đồng

Sau sự cố, người dân sống quanh khu vực điện gió còn bày tỏ lo lắng cho tài sản à tính mạng của mình khi phải, sản xuất và sinh sống trong những căn nhà, căn chòi với khoảng cách chưa an toàn ngoài và tiếng ồn ngày đêm. Bà Lương Thị Chín một người người dân nuôi tôm ở ấp Vĩnh  Mới, xã Vĩnh Thịnh, huyện Hòa Bình lo lắng: “Trước khi trụ quạt gãy, thì tôi cảm thấy bình thường nhưng mà qua sự việc này chúng tôi rất lo sợ. Trước đây, tiếng ồn ào mỗi một lần cánh quạt quay lên chúng tôi chịu đựng cũng quen dần còn bây giờ thì mỗi lần nó khởi động là mình hồi hộp”.

Vận động người dân di dời ra khỏi phạm vi điện gió đang hoạt động

Lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện Hòa Bình và chính quyền địa phương đã đến khảo sát và kiểm tra tình hình khắc phục sự cố tua-bin điện gió bị rơi gãy cánh quạt trên địa bàn, đồng thời thăm hỏi động viên gia đình ông. Các ngành chức năng và chủ đầu tư cũng vào quay phim, chụp ảnh và ghi nhận lập biên bản lượng cá chết hàng ngày, tuy nhiên đến thời điểm này vẫn chưa có phương án giải quyết cụ thể khiến ông và gia đình ngày ngày như ngồi trên đống lửa vì con số thiệt hại quá lớn.

Sau sự cố gãy cánh quạt điện gió ở Bạc Liêu: Người dân mỏi mòn chờ bồi thường thiệt hại -0
Cá thương phẩm nhà ông Kiên chết nổi trắng ao.

Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Hòa Bình Mã Thanh Phương cho biết, sau khi xảy ra sự cố, huyện đã tổ chức cuộc họp mời các ngành có liên quan, đồng thời UBND huyện cũng thành lập Tổ công tác đến hiện trường tiến hành xác minh phạm vi bị ảnh hưởng đến quá trình sản xuất của người dân, làm việc với hộ nuôi xác định số lượng ao, tỷ lệ cá chết từng ao và có biên bản để ghi nhận, đồng thời lấy mẫu để phân tích về yếu tố môi trường, coi nguyên nhân thế nào dẫn đến cá chết.

Tổ công tác cũng hướng dẫn chủ hộ nuôi đối với cá chết phải vớt lên xử lý các loại khoáng chất để đảm bảo cho  sức khỏe cá cho các ao nuôi còn lại và đề nghị chủ hộ nuôi kê khai lại số lượng con giống của từng ao và quá trình đầu tư để báo cáo UBND huyện có hướng sớm xử lý.

Phó Chủ tịch Thường trực huyện Hòa Bình cũng thông tin: “Chúng tôi cũng đang chờ kết luận của Cục Thú y để đưa ra  phương án giải quyết cho các hộ bị ảnh hưởng theo các qui định về mật độ nuôi của UBND tỉnh.  Huyện cũng sẽ phối hợp với nhà đầu tư để rà soát, vận động người dân di dời ra khỏi phạm vi điện gió đang hoạt động, trường hợp nào chưa được hỗ trợ di dời thì sẽ có phương án hỗ trợ rõ ràng để tạo điều kiện cho người dân chuyển đến nơi khác, ổn định cuộc sống trong quá trình sản xuất”

Trước đó, vào khoảng 17h ngày 1.3, tại trụ tuabin gió WT08 nằm tại ấp Vĩnh Mới, xã Vĩnh Thịnh, huyện Hòa Bình đã xảy ra sự cố rơi Nacelle và cánh quạt của trụ. Công ty CP Năng lượng Hacom Bạc Liêu đã khẩn cấp liên lạc, báo cáo đến đến chính quyền địa phương và Công an huyện Hòa Bình. Sau đó, lãnh đạo các đơn vị đã cử lực lượng xuống hiện trường để xác minh và kiểm tra vụ việc.

Dự án Nhà máy Điện gió Hòa Bình 5, giai đoạn 1 được UBND tỉnh Bạc Liêu chấp thuận chủ trương từ ngày 17.9.2020, với tổng mức đầu tư 3.200 tỉ đồng, giao cho Công ty Cổ phần Năng Lượng Hacom Bạc Liêu làm chủ đầu tư. Dự án có công suất 80 MW, được xây dựng trên 28 ha với 26 trụ tuabin gió, công suất từ 3,0 - 3,3 - 4.2 MW/tuabin, cao trên 140 m, sản lượng khai thác bình quân là 280 triệu kWh/năm.

Đây là dự án điện gió có quy mô lớn nhất trên đất liền tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long trong lĩnh vực sử dụng nguồn năng lượng sạch để sản xuất điện năng.

Xã hội

Xử lý chất thải rắn hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trường
Xã hội

Xử lý chất thải rắn hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trường

Nhằm góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và mục tiêu phát thải ròng bằng “0” cho đến năm 2050, việc tìm các giải pháp, mô hình để cải thiện chính sách và gia tăng hiệu quả thực thi quản lý chất thải rắn là vô cùng cần thiết. Điều này đòi hỏi phải xác định tiêu chí, phương pháp đánh giá phù hợp, lựa chọn được công nghệ phù hợp để bảo đảm việc xử lý chất thải rắn được thực hiện một cách hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trường.

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn
Môi trường

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Luật Bảo vệ môi trường đổi mới phương thức quản lý chất thải rắn, coi chất thải là tài nguyên sau khi được phân loại để góp phần thúc đẩy kinh tế tuần hoàn. Vì vậy, việc đẩy mạnh xã hội hóa và thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân, nước ngoài vào hoạt động thu gom, phân loại chất thải, tái chế, tái sử dụng chất thải, xử lý chất thải là cần thiết, biến rác thải thành nguồn lực cho phát triển bền vững kinh tế - xã hội.

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải
Môi trường

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải

Trong bối cảnh phát triển kinh tế tuần hoàn nhằm góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và mục tiêu phát thải ròng bằng “0” cho đến năm 2050, Nhà nước cần có cơ chế ưu đãi, khuyến khích, tạo động lực cho các doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải.

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác
Xã hội

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác

Nhà nước không thể bao cấp hết trong khi ngân sách nhà nước có hạn, nền kinh tế chưa cho phép, do đó phải xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác. Ngoài ra, phải cân nhắc, lựa chọn công nghệ phù hợp với loại rác cần xử lý và công nghệ đó cần được cải tiến, phù hợp điều kiện của Việt Nam.

Ngành bảo hiểm rốt ráo giảm thiểu thiệt hại cơn bão số 3
Đời sống

Ngành bảo hiểm rốt ráo giảm thiểu thiệt hại cơn bão số 3

Ngay sau khi cơn bão số 3 (Yagi) đi qua, để giúp người dân vùng ảnh hưởng mau chóng phục hồi, ổn định cuộc sống, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả cơn bão. Trong đó, Nghị quyết nêu rõ các công ty bảo hiểm khẩn trương rà soát, chi trả quyền lợi bảo hiểm cho các khách hàng bị ảnh hưởng. Trước mắt, thực hiện ngay việc tạm ứng bồi thường cho khách hàng theo quy định để phần nào chia sẻ mất mát và giảm thiểu thiệt hại cho người dân…

Lựa chọn nội dung tuyên truyền trọng tâm, trọng điểm
Đời sống

Lựa chọn nội dung tuyên truyền trọng tâm, trọng điểm

Thời gian qua, các cơ quan thành viên Hội đồng phối hợp Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) tỉnh Long An đã tích cực, chủ động triển khai hoạt động PBGDPL theo chức năng, nhiệm vụ, phạm vi quản lý và nhu cầu tại địa phương; công tác PBGDPL được triển khai bài bản, có nhiều khởi sắc với sự tham gia, vào cuộc của tất cả các cấp, các ngành. Đó là ý kiến được đưa ra tại buổi làm việc với UBND tỉnh Long An của Đoàn kiểm tra Hội đồng Phối hợp PBGDPL Trung ương mới đây.

Tập thể Vietbank quyên góp hơn 700 triệu trong 120 phút của lễ phát động kêu gọi ủng hộ đồng bào
Đời sống

Tập thể Vietbank quyên góp hơn 700 triệu trong 120 phút của lễ phát động kêu gọi ủng hộ đồng bào

Chiều ngày 17.9, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương tín (Vietbank) phối hợp cùng Quỹ Chí Viễn và Nortfolio tổ chức thành công lễ phát động chương trình "Mùa gắn kết - Ngân hàng Việt, vì người Việt" ủng hộ người dân các tỉnh khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra. Hoạt động thu hút gần 2.600 cán bộ nhân viên tại 119 điểm giao dịch tham dự bằng cả hình thức trực tuyến lẫn trực tiếp.

Thiếu cơ sở xử lý, tái chế phế thải xây dựng
Xã hội

Thiếu cơ sở xử lý, tái chế phế thải xây dựng

Hiện nay, cả nước đang thiếu các cơ sở xử lý rác thải, nếu có cũng chỉ theo hình thức chôn lấp. Chúng ta thiếu cơ sở xử lý, tái chế phế thải xây dựng, thiếu cả về quy hoạch đầu tư xây dựng, cả về tiêu chuẩn để tái chế phế thải xây dựng.