Quảng Bình: Rà soát, sẵn sàng di dời người dân tại hàng chục điểm có nguy cơ sạt lở

Ứng phó với bão số 4, tỉnh Quảng Bình đã kiểm tra, rà soát 74 điểm sạt lở núi khu dân cư, đồng thời có lệnh cấm biển từ 0 giờ ngày 19.9.

sat-lo.jpg
Quảng Bình rà soát các điểm có nguy cơ sạt lở núi (Ảnh minh họa)

Ngày 18.9, UBND tỉnh Quảng Bình cho biết, địa phương sẽ tổ chức cấm biển bắt đầu từ 0h ngày 19.9 cho đến khi an toàn, không còn cảnh báo rủi ro thiên tai theo dự báo, cảnh báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia.

Để chuẩn bị ứng phó với diễn biến của áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão và mưa lớn, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị tổ chức trực ban nghiêm túc, theo dõi chặt chẽ diễn biến của áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lớn, kịp thời chỉ đạo, triển khai phương án ứng phó theo phương châm “4 tại chỗ”.

Đặc biệt, hiện nay tỉnh Quảng Bình còn tồn tại 164 điểm sạt lở và nguy cơ sạt lở núi, khu dân cư, bờ sông, biển trên toàn tỉnh, trong đó 10 điểm có nguy cơ cao, đặc biệt nguy hiểm. Tỉnh này đang phân công lực lượng đi kiểm tra, rà soát 74 điểm sạt lở núi khu dân cư, trong đó 8 điểm nguy cơ cao xảy ra sạt lở khi có mưa lớn.

Các điểm sạt lở nặng như đồi Phòng Không ở thôn Đồng Lâm, xã Đức Hóa, huyện Tuyên Hóa, phía dưới chân đồi có 37 hộ dân đang sinh sống. Các vết nứt lớn khả năng cao sạt lở núi tại tổ dân phố 8, thị trấn Quy Đạt, huyện Minh Hóa; dưới chân núi có 40 hộ với 200 nhân khẩu sinh sống. Bên cạnh đó, xuất hiện nhiều điểm nguy cơ cao sạt lở núi tại các bản làng biên giới ở huyện Lệ Thủy, huyện Minh Hóa, huyện Bố Trạch, huyện Tuyên Hóa.

z5842342280763_f17302467f73036ad7ce5887eb0fa642.jpg
Đồn Biên phòng Nhật lệ kêu gọi và sắp xếp tàu thuyền về âu thuyền Bảo Ninh neo đậu trước bão

Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình đã chỉ đạo các đơn vị tiếp tục bám địa bàn, nắm chắc tình hình diễn biến của thời tiết, phối hợp với chính quyền địa phương rà soát các phương án phòng, chống thiên tai, đặc biệt chủ động di dời người dân các bản làng biên giới ở các sườn đồi có nguy cơ sạt lở, lũ ống lũ quét; Kiểm tra và bổ sung lượng lương thực, thực phẩm dự phòng.

Các đơn vị Bộ đội Biên phòng tuyến biển phối hợp với các cấp chính quyền tiếp tục kêu gọi, sắp xếp tàu thuyền tại các âu thuyền và khu vực neo đậu an toàn trên sông Gianh, sông Dinh, Nhật Lệ và sông Loan (Roòn).

Ứng phó với tình hình áp thấp nhiệt đới, nguy cơ mưa lũ trên diện rộng, ngoài lực lượng nòng cốt là quân đội, biên phòng và công an, tỉnh Quảng Bình thành lập đội xung kích phòng chống thiên tai với hơn 12.000 người tại 151 xã, phường thị trấn.

Các lực lượng này có nhiệm vụ sơ tán người, phương tiện, tài sản, cứu hộ, cứu nạn, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội theo sự điều động của người có thẩm quyền. Ngoài ra, Ban chỉ huy các cấp còn huy động lực lượng thanh niên, phụ nữ, Chữ thập đỏ, tình nguyện viên, lực lượng dự bị để tham gia hỗ trợ dưới sự chỉ huy của Lãnh đạo Ban chỉ huy địa phương. Khi thiên tai vượt quá năng lực ứng phó, UBND tỉnh Quảng Bình chủ động đề xuất trợ giúp của lực lượng, phương tiện các đơn vị của Quân khu IV.

z5842342262070_87dc544bc15ccfd79c7e8536a81e72ab.jpg
Bộ đội Biên phòng kêu gọi tàu thuyền neo đậu trên sông Nhật Lệ

Bên cạnh đó, tỉnh chỉ đạo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, các huyện, thị xã, thành phố và sở, ngành có liên quan khẩn trương triển khai biện pháp đảm bảo an toàn cho công trình đang thi công, đặc biệt là cao tốc Bắc - Nam, nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch, các kè biển, dự án đường ven biển và cầu Nhật Lệ 2... chủ động đảm bảo an toàn cho công trình và người lao động.

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình Trần Thắng cho biết, ảnh hưởng của cơn bão số 3 vừa qua cho thấy biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, thiên tai, bão lũ ngày càng diễn biến khó lường, gây thiệt hại lớn về người và tài sản của Nhà nước, của nhân dân.

“Sau bão lũ là các loại hình thiên tai khác như sạt lở đất, lũ lụt, lốc xoáy, gió mạnh, thiên tai đi liền với mưa lũ lịch sử. Do vậy đề nghị các ngành chủ động ứng phó, nếu như không chủ động thì không lường trước được những diễn biến của thiên tai.”, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình nhấn mạnh.

Môi trường

Cần có chính sách để khuyến khích doanh nghiệp, người dân tham gia vào quá trình xử lý rác thải
Môi trường

Cần có chính sách để khuyến khích doanh nghiệp, người dân tham gia vào quá trình xử lý rác thải

Phát triển bền vững, chuyển đổi số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn đang là xu thế phát triển quan trọng trên thế giới và Việt Nam. Xu hướng này không chỉ mang lại cơ hội mà còn đặt ra những thách thức lớn cho nước ta. Do đó, Việt Nam cần có những giải pháp hữu hiệu, có chính sách để thúc đẩy xử lý rác thải theo mô hình kinh tế tuần hoàn, có chính sách để khuyến khích doanh nghiệp và người dân tham gia vào quá trình tái chế và xử lý rác thải.

Cần có thêm các chính sách hỗ trợ phù hợp để thu hút doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực tái chế rác thải
Xã hội

Cần có thêm các chính sách hỗ trợ phù hợp để thu hút doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực tái chế rác thải

Chia sẻ tại Tọa đàm “Kinh tế tuần hoàn trong xử lý rác thải ở Việt Nam”, đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp)  cho rằng, Nhà nước cần có thêm các chính sách hỗ trợ phù hợp để thu hút các doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực tái chế rác thải. Nếu không có cơ chế, chính sách hiệu quả cho công tác thu gom, xử lý rác thải, thì giảm được số lượng rác thải sẽ rất khó.

Đan Mạch- Việt Nam hợp tác chuyển đổi đô thị xanh
Môi trường

Đan Mạch- Việt Nam hợp tác chuyển đổi đô thị xanh

Nhằm thúc đẩy trao đổi kiến thức giữa các kiến trúc sư và chuyên gia của Việt Nam và Đan Mạch về chuyển đổi đô thị xanh, ngày 28.11 tại Hà Nội đã diễn ra Tọa đàm "Chuyển đổi Đô Thị Xanh – Từ Đan Mạch đến Việt Nam” do Đại sứ quán Đan Mạch tổ chức.

Đẩy mạnh chuyển đổi phương thức xử lý rác thải
Môi trường

Đẩy mạnh chuyển đổi phương thức xử lý rác thải

Hiện nay, Việt Nam đang nỗ lực phát triển kinh tế theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường. Song, trước thực trạng tài nguyên thiên nhiên đang dần cạn kiệt, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu, bài toán đặt ra là phải chuyển đổi phương thức, mô hình xử lý rác thải để bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội, mà vẫn bảo vệ được môi trường.

Phân loại rác thải tại nguồn: Quy hoạch nguồn rác, bãi rác có vai trò rất quan trọng
Xã hội

Phân loại rác thải tại nguồn: Quy hoạch nguồn rác, bãi rác có vai trò rất quan trọng

Để thực hiện việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn (từng hộ gia đình), PGS.TS Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường nhìn nhận, việc quy hoạch nguồn rác, bãi rác tại các địa phương có vai trò rất quan trọng.

Lãng phí rất lớn "tài nguyên rác"
Xã hội

Lãng phí rất lớn "tài nguyên rác"

Tại tọa đàm “Kinh tế tuần hoàn trong xử lý rác thải ở Việt Nam” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 27.11, nhiều đại biểu cho rằng, vấn nạn rác thải đã và đang đe dọa rất nghiêm trọng tới cuộc sống của con người. Bên cạnh đó, chúng ta cũng đang lãng phí một nguồn tài nguyên rất khổng lồ…

Đẩy mạnh chuyển đổi số để minh bạch hóa quản lý rừng
Xã hội

Đẩy mạnh chuyển đổi số để minh bạch hóa quản lý rừng

Hiện nay, ngành lâm nghiệp chịu trách nhiệm quản lý 16,348 triệu ha đất lâm nghiệp. Trong đó, diện tích có rừng là 14,860 triệu ha. Đây là một ngành kinh tế - kỹ thuật đặc thù. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả công tác quản lý diện tích rừng và đất trồng rừng, cũng như giúp theo dõi sát sao sức khỏe của hệ sinh thái, dự đoán nguy cơ cháy rừng, phát hiện khai thác… ngành lâm nghiệp đang chú trọng chuyển đổi số.

Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Lương Quốc Đoàn và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy đồng chủ trì Diễn đàn Lắng nghe nông dân nói
Môi trường

Diễn đàn Lắng nghe nông dân nói

Sáng 24.11, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế 11 Lê Hồng Phong, Hà Nội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam – Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói”.