Ngành bảo hiểm rốt ráo giảm thiểu thiệt hại cơn bão số 3

Ngay sau khi cơn bão số 3 (Yagi) đi qua, để giúp người dân vùng ảnh hưởng mau chóng phục hồi, ổn định cuộc sống, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả cơn bão. Trong đó, Nghị quyết nêu rõ các công ty bảo hiểm khẩn trương rà soát, chi trả quyền lợi bảo hiểm cho các khách hàng bị ảnh hưởng. Trước mắt, thực hiện ngay việc tạm ứng bồi thường cho khách hàng theo quy định để phần nào chia sẻ mất mát và giảm thiểu thiệt hại cho người dân…

Tổn thất nặng nề

Thống kê sơ bộ đến ngày 17.9, đã có 329 người chết, mất tích; khoảng 1.929 người bị thương; hơn 234,7 nghìn căn nhà, 1.500 trường học và nhiều công trình hạ tầng bị sập đổ, hư hại; 726 sự cố đê điều; trên 307,4 nghìn hec-ta lúa, hoa màu, cây ăn quả bị ngập úng, thiệt hại; 3.722 lồng bè nuôi trồng thủy sản bị hư hỏng, cuốn trôi; gần 3 triệu gia súc, gia cầm bị chết và gần 310 nghìn cây xanh đô thị bị gẫy đổ…

tai-thiet-vung-nuoi-sau-bao.jpg
Bão số 3 ảnh hưởng nặng nề tới các doanh nghiệp và cá nhân nuôi trồng thủy sản. Ảnh: Internet

Tổng thiệt hại về tài sản do bão số 3 gây ra ước tính sơ bộ trên 50 nghìn tỷ đồng. Dự báo, ảnh hưởng của bão số 3 có thể làm giảm khoảng 0,15% tốc độ tăng trưởng GDP cả năm so với kịch bản tăng trưởng là 6,8-7%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Lào Cai… có thể giảm trên 0,5% so với dự báo trước khi có bão số 3.

Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) cho biết, đến 17h ngày 12.9.2024, các doanh nghiệp bảo hiểm đã tiếp nhận thông tin hơn 9.000 vụ thiệt hại về tài sản và xe cơ giới... Tổng số tiền chi trả thiệt hại về con người và tài sản ước tính khoảng 7.000 tỷ đồng. Đây là những số liệu sơ bộ ban đầu, trong bối cảnh thiệt hại do bão số 3 và hoàn lưu bão gây ra còn chưa thống kê được toàn diện, đầy đủ.

Trên thực tế, Bão số 3 là cơn bão mạnh nhất trên đất liền trong vòng 70 năm qua và mạnh nhất trên biển đông trong 30 năm qua, gây thiệt hại nghiêm trọng, nặng nề về người, tài sản, cây trồng, vật nuôi và hạ tầng kinh tế - xã hội; ảnh hưởng lớn đến đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, hoạt động sản xuất kinh doanh, nhất là sản xuất nông nghiệp, dịch vụ, du lịch… “Đối với ngành Bảo hiểm cũng vậy. Trong lịch sử, chưa có trận bão, lũ nào mà ngành bảo hiểm phải chi trả quyền lợi bảo hiểm nhiều như bão số 3, kể cả có những lúc Ngành Bảo hiểm đã xử lý bồi thường, chi trả bảo hiểm cho khách hàng trong nhiều sự cố thiên tai nguy hiểm, xảy ra trên quy mô lớn” - Phó Tổng thư ký, Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam Ngô Trung Dũng cho biết.

Nỗ lực hỗ trợ

Đối với người dân, bão số 3 đã gây nhiều mất mát đau đớn; với các địa phương, nền kinh tế là những thiệt hại rất lâu mới có thể khắc phục và với ngành Bảo hiểm cũng vậy. Song những ngày qua, cùng với cả nước, các công ty bảo hiểm đã nhanh chóng tiếp cận địa bàn, bám sát diễn biến và khẩn trương có phương án hỗ trợ tốt nhất cho tổ chức và cá nhân tham gia bảo hiểm khắc phục hậu quả thiên tai, nhanh chóng ổn định đời sống, sản xuất kinh doanh theo đúng quy định và tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính.

Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Bảo hiểm (BIC) Huỳnh Quốc Việt chia sẻ, ngay sau khi bão tan, BIC đã thực hiện một loạt công việc để đảm bảo quyền lợi của khách hàng theo Công điện số 92/CĐ-TTg ngày 10/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ sau bão. BIC đã chung tay cùng với chính quyền các địa phương khắc phục hậu quả sau bão, đồng thời huy động toàn bộ lực lượng định giám định bồi thường kết hợp với cán bộ quản lý khách hàng tại các chi nhánh địa phương bị ảnh hưởng trực tiếp và các đơn vị giám định độc lập nhanh chóng xác định thiệt hại và kịp thời hỗ trợ khách hàng. Các bộ phận chuyên môn ứng trực 24/24 giờ sẵn sàng tiếp nhận và xử lý hồ sơ tổn thất, giảm thiểu tối đa thời gian cho khách hàng.

Đến 14h ngày17.9, BIC tiếp nhận 841 vụ tổn thất từ khách hàng với tổng thiệt hại ước tính khoảng 360 tỷ đồng. Tổn thất chủ yếu tập trung ở các địa bàn như Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội, Nam Định, Phú Thọ, Tuyên Quang, Yên Bái, Thái Nguyên… Đối tượng bảo hiểm chủ yếu là tài sản, hàng hóa, tàu thuyền, xe cơ giới…

“Đơn cử như vụ xe khách bị lũ cuốn tại huyện Nguyên Bình (Cao Bằng), BIC đã thực hiện tạm ứng ngay khi nhận được thông tin tổn thất cũng như sơ bộ danh tính của các nạn nhân trên xe. Hay trường hợp nạn nhân đuối nước ở địa phận sông Lô, Việt Trì (Phú Thọ), BIC cũng thực hiện tạm ứng ngay với quyền lợi tối đa là 1,4 tỷ đồng. Ngoài ra, mảng tài sản, hàng hóa, xe cơ giới cũng được BIC hoàn thiện gấp rút các thủ tục, hồ sơ với khách hàng để thực hiện tạm ứng cũng như chi trả bồi thường đến tay khách hàng nhanh nhất có thể. Trong tuần này, BIC cũng dự kiến tiếp tục thực hiện tạm ứng, bồi thường hàng loạt cho khách hàng” - ông Huỳnh Quốc Việt chia sẻ.

Thành viên Hội đồng Quản trị Công ty cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp (Bảo hiểm Agribank) - Đỗ Minh Hoàng cho biết, ngay sau bão lũ, Bảo hiểm Agribank đã thành lập 15 tổ công tác đi đến những “điểm nóng” tiếp cận hiện trường, chủ động liên hệ với từng khách hàng đã mua bảo hiểm để nắm bắt thông tin về tổn thất trong điều kiện có thể. Cùng với đó, Công ty cũng thực hiện phân cấp, phân quyền để cơ sở, chi nhánh linh hoạt trong xác định thiệt hại và đưa ra phương án bồi thường ngay cho khách hàng.

“Quy trình bồi thường của chúng tôi gồm 3 bước: bước 1, tiếp cận hiện trường, giám định tổn thất; bước 2, lập phương án chi trả tạm ứng bồi thường và sau đó mới chuyển sang bước 3 là hoàn tất hồ sơ. Như vậy là tiền chi trả được ứng ra trước khi hoàn tất hồ sơ để khách hàng kịp thời sửa chữa tài sản, thay mới tài sản, sau đó mới bổ sung chứng từ, hoàn thiện hồ sơ” - ông Đỗ Minh Hoàng nói.

Thực tế, Agribank có 2.400 chi nhánh, phòng giao dịch và đội ngũ cộng tác viên tổ vay vốn, Tổ Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh ở khắp các huyện lỵ và tỉnh, thành phố… là lợi thế để Bảo hiểm Agribank thực hiện quy trình và thủ tục bồi thường nhanh chóng. Còn tại BIC, việc tăng hiệu suất chi trả bồi thường cũng được đẩy nhanh nhờ ứng dụng công nghệ thông tin, AI trong hoạt động bảo hiểm điện tử, giao dịch trực tuyến. Với việc giám định từ xa qua các ứng dụng di động, khách hàng có thể gửi hình ảnh, video về thiệt hại qua các ứng dụng di động hoặc website của doanh nghiệp bảo hiểm. Nhờ đó, giám định viên có thể đánh giá sơ bộ từ xa trong trường hợp chưa tiếp cận hiện trường, giúp giảm thời gian xử lý và tăng tốc độ giải quyết bồi thường.

Đời sống

Số người chết vì tai nạn tăng, Hà Tĩnh tìm giải pháp khắc phục
Đời sống

Số người chết vì tai nạn tăng, Hà Tĩnh tìm giải pháp khắc phục

Để tăng cường công tác bảo đảm trật tự ATGT, hạn chế tai nạn giao thông trên địa bàn, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có văn bản yêu cầu các đơn vị liên quan làm rõ nguyên nhân xảy ra tai nạn giao thông làm số người chết tăng cao trên địa bàn, tìm giải pháp khắc phục, xử lý trách nhiệm các tập thể, cá nhân vi phạm nếu có.

Đoàn cứu hộ Việt Nam tìm được nhiều nạn nhân tại Myanmar
Đời sống

Đoàn cứu hộ Việt Nam tìm được nhiều nạn nhân tại Myanmar

Thông tin từ Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (C07), Bộ Công an cho biết, sáng 3.4, Đoàn cứu nạn cứu hộ quốc tế của Việt Nam đã có buổi làm việc với Trung tâm quản lý thảm họa, Bộ an ninh giảm nhẹ và tái định cư Myanmar, do Bộ trưởng, tiến sĩ Soe Win chủ trì.

Bài cuối: "Cháy" hết mình với công tác giảm nghèo
Đời sống

Bài cuối: "Cháy" hết mình với công tác giảm nghèo

Dù lực lượng mỏng, địa bàn rộng và hiểm trở, nhưng cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Hà Giang vẫn bám sát cơ sở, nỗ lực đưa nguồn vốn chính sách đến với đồng bào. Với 162 cán bộ, người lao động đang công tác tại 5 phòng chuyên môn cấp tỉnh và 10 phòng giao dịch huyện, NHCSXH Hà Giang đang phục vụ 93.640 hộ vay trên toàn địa bàn. Mỗi cán bộ, mỗi tập thể đều "cháy" hết mình vì nhiệm vụ, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội nơi địa đầu Tổ quốc.

Bảo đảm cân đối Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp
Đời sống

Bảo đảm cân đối Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) đã “nới lỏng” hơn các quy định về chế độ bảo hiểm thất nghiệp, giúp người sử dụng lao động và người lao động tiếp cận thuận lợi hơn từ nguồn kinh phí. Theo đó, để thực hiện được mục tiêu này, phải đảm bảo được sự cân đối nguồn hỗ trợ kinh phí từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp.

Học viện Phụ nữ Việt Nam tổ chức giáo dục kỹ năng sống, tư vấn tuyển sinh
Đời sống

Học viện Phụ nữ Việt Nam tổ chức giáo dục kỹ năng sống, tư vấn tuyển sinh

Sáng nay, 31.3, tại Trường Trung học phổ thông Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc, gần 1.500 học sinh đã tham gia buổi giáo dục kỹ năng sống vô cùng bổ ích do giảng viên Học viện Phụ nữ Việt Nam tổ chức. Qua đó, giúp các em trang bị kiến thức thực tiễn, góp phần định hướng tương lai, hỗ trợ học sinh phát triển toàn diện và khuyến khích tinh thần vượt khó.

Chủ tịch HĐQT Vietnam Airlines Đặng Ngọc Hòa khẳng định sự cùng đồng lòng cùng hỗ trợ từ các cơ quan quản lý và các chuyên gia, VNA sẽ tiếp tục khẳng định vị thế hãng hàng không hàng đầu khu vực. Ảnh: VNA
Đời sống

Vietnam Airlines nâng cao năng lực quản lý khủng hoảng

Vietnam Airlines vừa tổ chức chương trình diễn tập và hội thảo quản lý khủng hoảng, khẳng định cam kết mạnh mẽ của Hãng Hàng không Quốc gia trong việc nâng cao năng lực ứng phó khủng hoảng, bảo vệ an toàn hành khách, cán bộ nhân viên và uy tín thương hiệu, đồng thời củng cố vị thế tiên phong trong ngành hàng không khu vực và toàn cầu.

Công chức UBND xã Tân Lộc, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh
Đời sống

Sát hạch để sàng lọc đội ngũ công chức

Dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) đang được Bộ Nội vụ lấy ý kiến góp ý. So với luật hiện hành, dự thảo Luật đã sửa đổi, bổ sung nhiều quy định mới, trong đó bổ sung quy định về sát hạch để thực hiện cơ chế sàng lọc đội ngũ công chức theo nguyên tắc cạnh tranh, “có vào, có ra”, “có lên, có xuống” để giải quyết tình trạng né tránh, đùn đẩy, chây ì; tâm lý đã vào Nhà nước là an toàn, “tình trạng công chức suốt đời”.

Lực lượng Công an, Quân đội lên đường cứu trợ động đất tại Myanmar
Đời sống

Lực lượng Công an, Quân đội lên đường cứu trợ động đất tại Myanmar

Trước tình hình khẩn cấp tại Myanmar sau thảm hoạ động đất, Bộ Công an và Bộ Quốc phòng đã nhanh chóng cử đoàn sang cứu trợ người dân Myanmar. Hãng hàng không Vietjet dùng hai máy bay A330 và A321 hiện đại tham gia nhiệm vụ đặc biệt chuyên chở đoàn công tác của Bộ Công an và Bộ Quốc phòng Việt Nam tới Myanmar.

Ra mắt cuốn sách “Lan hài Việt Nam - Vẻ đẹp quyến rũ của tự nhiên” của tác giả Chu Xuân Cảnh
Đời sống

Ra mắt cuốn sách “Lan hài Việt Nam - Vẻ đẹp quyến rũ của tự nhiên” của tác giả Chu Xuân Cảnh

Ngày 30.3, cuốn sách đầu tiên với nội dung toàn bộ về Lan Hài ở Việt Nam đã được ra mắt. Với phiên bản song ngữ, cuốn sách “Lan hài Việt Nam - Vẻ đẹp quyến rũ của tự nhiên” của tác giả Chu Xuân Cảnh  phối hợp với công ty Sách Liên Việt cho ra đời đã mang lại những hiểu biết mới cho độc giả về loài lan quyến rũ của Việt Nam. 

Bảo đảm quyền lợi tối đa cho người bệnh
Xã hội

Bảo đảm quyền lợi tối đa cho người bệnh

Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam vừa tổ chức Hội nghị trực tuyến đánh giá kết quả thực hiện chính sách bảo hiểm y tế (BHYT) và công tác giám định BHYT quý I.2025. Phó Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Đức Hòa chủ trì Hội nghị.

Phó Giám đốc Chu Mạnh Sinh chúc mừng Đoàn Thanh niên BHXH Việt Nam
Xã hội

Nhiệt huyết, phát huy vai trò xung kích, sáng tạo

Những năm qua, nhận được sự chỉ đạo sát sao và thường xuyên của Đảng ủy, lãnh đạo Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, các hoạt động Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên BHXH Việt Nam được tổ chức bài bản, ý nghĩa, thiết thực trên nhiều mặt công tác đoàn, thu hút đông đảo đoàn viên thanh niên tham gia.