Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác

Nhà nước không thể bao cấp hết trong khi ngân sách nhà nước có hạn, nền kinh tế chưa cho phép, do đó phải xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác. Ngoài ra, phải cân nhắc, lựa chọn công nghệ phù hợp với loại rác cần xử lý và công nghệ đó cần được cải tiến, phù hợp điều kiện của Việt Nam.

Viện trưởng Viện Công nghệ VinIT GS.TSKH Nguyễn Quốc Sỹ đã nhấn mạnh điều này tại Tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng nay, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội - 35 Ngô Quyền, Hà Nội.

Luật đã có quy định

Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định chậm nhất đến ngày 31.12.2024, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chính thức thực hiện việc phân loại rác tại nguồn. Đây là một bước quan trọng nhằm giảm lượng chất thải, bảo vệ môi trường.

IMG_9886.jpg
Viện trưởng Viện Công nghệ VinIT GS.TSKH Nguyễn Quốc Sỹ phát biểu tại tọa đàm. Ảnh: Duy Thông

Vấn đề đặt ra là, làm thế nào để thực hiện phân loại rác tại nguồn một cách hiệu quả là một bài toán khó cho các cơ quan chức năng. Bởi lẽ, khi không phân loại được rác tại nguồn về mặt công nghệ sẽ rất khó xử lý.

Thực tế cho thấy, các nước phát triển ở châu Âu, để xử lý 1 tấn rác hết khoảng 70 - 80 euro, nhưng tại Việt Nam chỉ hết khoảng 400.000 đồng. Với định mức như vậy và nền kinh tế của nước ta hiện nay sẽ rất khó để nâng mức chi phí lên. Do đó, để xử lý triệt để về tiêu chí môi trường, bảo đảm lợi nhuận cho nhà đầu tư và giải quyết cơ bản được khoảng 70.000 tấn rác/ngày trong thời gian tới sẽ gặp không ít khó khăn.

Chỉ ra thực tế này, ông Sỹ cho rằng, chúng ta phải có cách tiếp cận đặc biệt. “Không thể bê nguyên công nghệ của thế giới, bài học của thế giới, hệ thống tổ chức quản lý rác thải, thậm chí đã thành công của thế giới đưa về áp dụng tại Việt Nam”, ông Sỹ nhấn mạnh.

Dinh Thi (5).jpg
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Tạ Đình Thi chia sẻ tại tọa đàm. Ảnh: Duy Thông

Trong công tác bảo vệ môi trường, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Tạ Đình Thi cho biết, Điều 4 Luật Bảo vệ môi trường đưa ra 7 nguyên tắc bảo vệ môi trường. Trong đó có 4 nguyên tắc rất cơ bản: bảo vệ môi trường là trách nhiệm của Nhà nước, của mọi tổ chức, của doanh nghiệp, của cộng đồng, hộ gia đình và cá nhân; trong bảo vệ môi trường, phòng ngừa là chính; người gây ô nhiễm thì phải trả tiền; và người được hưởng lợi từ môi trường thì phải đóng góp.

Những vấn đề đó đã từng bước cụ thể hóa trong chính sách ưu đãi. Nghị định số 08/2022/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 10.1.2022 quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường cũng đã quy định có 3 nhóm được ưu đãi: dự án đầu tư ngành nghề thu gom tái chế và tái xử lý chất thải; doanh nghiệp sản xuất, cung cấp công nghệ, thiết bị, sản phẩm và dịch vụ phục vụ các yêu cầu về bảo vệ môi trường; hoạt động bảo vệ môi trường không phải là hoạt động đầu tư kinh doanh. Trong Nghị định 31 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư cũng có quy định về danh mục ưu đãi đầu tư đối với hoạt động thu gom, xử lý, tái chế, tái sử dụng chất thải tập trung.

Trước ý kiến đề xuất bổ sung lĩnh vực xử lý chất thải vào danh mục ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư và danh mục ngành nghề được ưu đãi đầu tư, Phó Chủ nhiệm Tạ Đình Thi cũng lưu ý, cần phải có nghiên cứu, cân nhắc và thận trọng. Do đó, trong các quy định, cần đưa ra điều kiện về công nghệ, vốn hay năng lực của nhà đầu tư, để có “rào cản” tránh biến Việt Nam thành nơi xử lý và tái chế chất thải của khu vực và thế giới.

Bảo đảm lợi nhuận cho nhà đầu tư

Cũng theo ông Sỹ, về tiêu chí, phương pháp đánh giá, lựa chọn các công nghệ, để đáp ứng được tình hình của Việt Nam phải bảo đảm về môi trường an toàn tuyệt đối cho xã hội, không để khối lượng đốt lại tạo ra một lượng khói độc, làm ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân. Bên cạnh đó, phải bảo đảm yếu tố đầu tư phải có lợi nhuận cho nhà đầu tư. Bởi lẽ, nhà nước không thể bao cấp hết tất cả trong khi ngân sách nhà nước có hạn, nền kinh tế chưa cho phép, do đó phải xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác. Ngoài ra, phải cân nhắc, lựa chọn công nghệ phù hợp với loại rác cần xử lý và công nghệ đó cần được cải tiến, phù hợp điều kiện của Việt Nam.

Dinh Thi (7).jpg
Quang cảnh tọa đàm. Ảnh: Duy Thông

Ưu đãi về đất đai, hạ tầng, thuế, phí… là công cụ đang được thực hiện nhằm bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Tạ Đình Thi, có thể những ưu đãi này không phù hợp với các điều kiện trên thực tế, không đạt được hiệu quả như mong muốn.

Ông Tạ Đình Thi cho rằng, có 5 vấn đề cần nghiên cứu để cụ thể hóa và làm rõ hơn trong thời gian tới: Thứ nhất, phải xây dựng các cơ chế để thúc đẩy thị trường hóa các hoạt động xử lý và tái chế chất thải. Luật Bảo vệ môi trường đã quy định trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, chuyển việc thu gom xử lý chất thải rắn sinh hoạt sang cho doanh nghiệp, bởi các sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong chất thải rắn sinh hoạt. Hàng ngày có khoảng 70.000 tấn rác thải phát sinh, phải xử lý, giải quyết.

Phó Chủ nhiệm Tạ Đình Thi cho rằng, quá trình thực thi luật nếu chưa có sự chuẩn bị tốt về hạ tầng thì rất khó khăn, trong đó có hạ tầng về thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải; bởi vậy, thiết kế hệ thống hạ tầng hiện đại và đồng bộ rất quan trọng. Khi thực hiện kinh tế tuần hoàn, bảo đảm thực hiện nguyên tắc rác thải của khâu sản xuất hay sinh hoạt này là tài nguyên của quá trình sản xuất khác. Phát triển thị trường tiêu thụ các sản phẩm tái chế cần phải được quan tâm thiết kế, xây dựng các chính sách quy định cụ thể.

Dinh Thi (6).jpg
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Tạ Đình Thi chia sẻ tại tọa đàm. Ảnh: Duy Thông

Hiện Việt Nam là một trong những quốc gia có nguồn phát thải nhựa khá lớn, trên cả đất liền và trên biển. Thời gian qua, nhiều chủ trương chính sách cụ thể đã được ban hành, nhưng thực tế chưa đi vào cuộc sống. Do đó, cần có công cụ mạnh mẽ hơn đối với vấn đề này.

Cùng với đó, cần tư duy tổng hợp, toàn diện, thực hiện đồng bộ chính sách, huy động sự tham gia vào cuộc của các bên, đặc biệt là doanh nghiệp. Muốn doanh nghiệp tham gia thì ta phải có thị trường, phải có lợi nhuận hợp lý cho doanh nghiệp, từ đó đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trường, Phó Chủ nhiệm Tạ Đình Thi nhấn mạnh.

Xã hội

Ngân hàng Chính sách xã hội tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt hại do bão
Đời sống

Ngân hàng Chính sách xã hội tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt hại do bão

Ngày 19.9, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Huỳnh Văn Thuận cho biết sẽ tạm dừng thu lãi đối với hộ vay bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và mưa lũ sau bão đến hết ngày 31.12.2024. Đồng thời, NHCSXH sẽ xây dựng phương án bổ sung chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2024 và đề xuất Chính phủ bổ sung 4.900 tỷ đồng tín dụng chính sách.

Agribank chi nhánh tỉnh Tiền Giang ủng hộ hơn 520 triệu đồng khắc phục thiệt hại bão số 3
Đời sống

Agribank chi nhánh tỉnh Tiền Giang ủng hộ hơn 520 triệu đồng khắc phục thiệt hại bão số 3

Bão Yagi (bão số 3) đã gây thiệt hại lớn về tính mạng, tài sản của Nhân dân và nhà nước. Với tinh thần “tương thân, tương ái”, “lá lành đùm lá rách”, tập thể cán bộ, đoàn viên Đoàn Thanh niên và người lao động Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) chi nhánh tỉnh Tiền Giang đã tích cực ủng hộ, hỗ trợ Nhân dân khắc phục hậu quả bão, lũ.

Phát động cuộc thi trực tuyến tìm hiểu kiến thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024
Đời sống

Phát động cuộc thi trực tuyến tìm hiểu kiến thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024

Ngày 18.9, tại thành phố Đà Nẵng, Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) phối hợp với Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Daikin Việt Nam đã tổ chức Lễ phát động cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu kiến thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024”.

Cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi xuất hiện hàng loạt vết hư hỏng: Chủ đầu tư tiếp thu ý kiến phản ánh của Báo Đại biểu Nhân dân
Xã hội

Cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi xuất hiện hàng loạt vết hư hỏng: Chủ đầu tư tiếp thu ý kiến phản ánh của Báo Đại biểu Nhân dân

Lãnh đạo Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) ghi nhận, tiếp thu các ý kiến phản ánh của Báo Đại biểu Nhân dân và đề nghị các đơn vị liên quan khẩn trương khắc phục, sửa chữa các điểm hư hỏng trên tuyến cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi.

Tổng Cục trưởng Tổng cục GDNN Trương Anh Dũng có mặt tại sân bay Nội Bài để động viên đoàn thí sinh Việt Nam trở về từ cuộc thi Kỹ năng nghề thế giới.
Đời sống

Việt Nam liên tiếp giành huy chương tại kỳ thi Kỹ năng nghề thế giới

Tại kỳ thi Kỹ năng nghề thế giới lần thứ 47 vừa kết thúc tại Lyon (Pháp), đoàn Việt Nam đã giành được 1 Huy chương Đồng và 3 Chứng chỉ nghề xuất sắc. Việc thí sinh giành giải cao ở các kỳ thi kỹ năng nghề trong khu vực và quốc tế không chỉ mang vinh quang về cho Tổ quốc mà còn là tấm gương, nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ trong phát triển kỹ năng bản thân tiến tới hội nhập quốc tế trong lĩnh vực lao động, việc làm.

Xử lý chất thải rắn hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trường
Xã hội

Xử lý chất thải rắn hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trường

Nhằm góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và mục tiêu phát thải ròng bằng “0” cho đến năm 2050, việc tìm các giải pháp, mô hình để cải thiện chính sách và gia tăng hiệu quả thực thi quản lý chất thải rắn là vô cùng cần thiết. Điều này đòi hỏi phải xác định tiêu chí, phương pháp đánh giá phù hợp, lựa chọn được công nghệ phù hợp để bảo đảm việc xử lý chất thải rắn được thực hiện một cách hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trường.