Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Luật Bảo vệ môi trường đổi mới phương thức quản lý chất thải rắn, coi chất thải là tài nguyên sau khi được phân loại để góp phần thúc đẩy kinh tế tuần hoàn. Vì vậy, việc đẩy mạnh xã hội hóa và thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân, nước ngoài vào hoạt động thu gom, phân loại chất thải, tái chế, tái sử dụng chất thải, xử lý chất thải là cần thiết, biến rác thải thành nguồn lực cho phát triển bền vững kinh tế - xã hội.

Bài toán quản lý chất thải rắn

Chia sẻ tại Tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức ngày 18.9, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Môi trường đô thị và khu công nghiệp Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Môi trường Đô thị Hà Nội Urenco Nguyễn Hữu Tiến cho nhấn mạnh, tầm quan trọng của việc đưa công nghệ vào cuộc sống trong quản lý chất thải rắn nói chung.

Huu Tien (2).jpg
Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Môi trường đô thị và khu công nghiệp Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Môi trường Đô thị Hà Nội Urenco Nguyễn Hữu Tiến phát biểu tại toạ đàm. Ảnh: Duy Thông

Các nước phát triển áp dụng rất nhiều công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực xử lý chất rắn sinh hoạt và chất thải rắn khác mà chúng ta nên tiếp cận. Song, mỗi một công nghệ đều có ưu điểm và nhược điểm, công nghệ cao và tiên tiến, đòi hỏi chi phí rất lớn. Việt Nam hiện nay có rất ít thành phố đủ điều kiện kỹ thuật, chi phí để vận hành. Các tỉnh nhìn chung rất khó khăn khi áp dụng công nghệ đốt bởi đầu tư dễ nhưng chi phí vận hành các dự án không phải đơn giản.

Hiện nay chi phí đốt rác phải trên 21 USD/tấn, thậm chí là trên 30 USD/ tấn thì các nhà đầu tư mới có hiệu quả. Trong khi định mức chi phí của Bộ Xây dựng đang hướng dẫn khoảng 20 USD/tấn rất khó cho các nhà đầu tư.

Quản lý rác từ nguồn

Trong xu thế hiện đại, định hướng công nghệ phải gắn liền kinh tế tuần hoàn, mà công nghệ đốt không phải công nghệ tối ưu trong kinh tế tuần hoàn.

“Một số một số nước phát triển đưa rác đến đốt gọi là tiêu hủy nhưng đó là phương án cuối cùng trước khi dùng các công nghệ khác để tái chế. Phải gắn kinh tế tuần hoàn với phân loại rác, đây lại là chuyện "con gà - quả trứng" trong thu hút đầu tư. Vậy, quan trọng hàng đầu là cần đưa ra chính sách thu hút đầu tư và thực thi chứ không phải công nghệ” - ông Nguyễn Hữu Tiến nhấn mạnh.

IMG_9764.jpg
Toạ đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 18.9. Ảnh: Duy Thông

Rác phải được phân loại thì mới thúc đẩy được kinh tế, văn hóa, đây yếu tố là đầu tiên, cũng là quan trọng nhất trong quản lý chất thải rắn nói chung và quản lý chất thải rắn sinh hoạt nói riêng. Mặc dù chính sách của Việt Nam rất ưu đãi trong lĩnh vực đầu tư xử lý chất thải rắn nhưng thực tế lại rất khó tiếp cận. Đơn cử như phương thức đối tác công - tư (PPP) ban hành đến thời điểm này vẫn chưa có một dự án về xử lý rác thải nào sử dụng bởi ngay khi bắt đầu áp dụng với các tỉnh xuất hiện vướng mắc rất nhiều.

Trung bình, có 70.000 tấn chất thải sinh hoạt và kèm theo khoảng 4.000 tấn chất thải rắn khác vẫn phát sinh hàng ngày. Vì vậy, các chính sách đặc biệt là Luật Bảo vệ môi trường phải đi vào cuộc sống nhanh nhất, hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề.

Vấn đề phân loại rác trong giai đoạn trước mắt có khả thi hay không thì hạ tầng đồng bộ chính là yếu tố quan trọng nhau. Các cơ quan liên quan, đặc biệt là chính quyền địa phương cần bắt tay sớm và nhanh và công tác phân loại rác từ nguồn và quản lý từ nguồn thì các dạng chất thải đều sẽ có phương án xử lý hiệu quả nhất.

Về chính sách giá, hiện chúng ta đang vận hành theo nguồn ngân sách mà ngân sách thì có hạn, phải thúc đẩy được nguồn thu. Các tỉnh cần sớm nâng mức phí để tăng thu, có nguồn chi cho các hoạt động bảo vệ môi trường, xử lý chất thải thay vì từ nguồn ngân sách.

Song song với đó, cần đồng bộ nhiều giải pháp để cải thiện môi trường, thúc đẩy thay đổi ý thức, hành vi của tất cả đối tượng với nguồn rác xả thải của mình, bỏ rác đúng nơi đúng giờ quy định, không xả rác nơi công cộng… Từ đó, tất cả rác thải đều có hiệu quả trong kinh tế tuần hoàn.

Môi trường

Kinh nghiệm công nghệ cho Việt Nam trong xử lý rác thải
Môi trường

Kinh nghiệm công nghệ cho Việt Nam trong xử lý rác thải

Tại Tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường" do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức vào sáng 18.9, Viện trưởng Viện Công nghệ VinIT GS.TSKH Nguyễn Quốc Sỹ đã chỉ ra 5 nhóm công nghệ chủ chốt thế giới đang dùng để xử lý chất thải rắn, cùng các bài học kinh nghiệm về vấn đề xử lý rác trên thế giới. 

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải
Môi trường

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải

Trong bối cảnh phát triển kinh tế tuần hoàn nhằm góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và mục tiêu phát thải ròng bằng “0” cho đến năm 2050, Nhà nước cần có cơ chế ưu đãi, khuyến khích, tạo động lực cho các doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải.

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác
Xã hội

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác

Nhà nước không thể bao cấp hết trong khi ngân sách nhà nước có hạn, nền kinh tế chưa cho phép, do đó phải xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác. Ngoài ra, phải cân nhắc, lựa chọn công nghệ phù hợp với loại rác cần xử lý và công nghệ đó cần được cải tiến, phù hợp điều kiện của Việt Nam.

Phát sinh khoảng 60.000 tấn rác thải nhưng chỉ tái chế được 15%
Môi trường

Phát sinh khoảng 60.000 tấn rác thải nhưng chỉ tái chế được 15%

Phó Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Cuộc sống Nguyễn Văn Toàn nhận định, hiện tiềm năng phát triển của ngành công nghiệp tái chế là rất lớn. Tuy nhiên, trong khoảng 60.000 tấn rác thải phát sinh thì chúng ta chỉ có 15% được thu gom thái chế, sử dụng.

Hiệu quả xử lý rác đang rất thấp
Xã hội

Hiệu quả xử lý rác đang rất thấp

Tại tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 18.9, ông Nguyễn Quang Huân, Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Chủ tịch HĐQT Công ty Halcom Việt Nam nhấn mạnh hiệu quả xử lý rác trên thực tế hiện đang rất thấp.

Tăng cường quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường
Xã hội

Tăng cường quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường

Đây là nhấn mạnh của ông Nguyễn Hữu Tiến, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Môi trường đô thị và khu công nghiệp Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Môi trường Đô thị Hà Nội Urenco tại Tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường”, do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 18.9.

Chung tay tái thiết, khắc phục hậu quả sau siêu bão Yagi
Môi trường

Chung tay tái thiết, khắc phục hậu quả sau siêu bão Yagi

Cơn bão Yagi (cơn bão số 3) đã để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng tại nhiều tỉnh miền Bắc, trong đó có Thủ đô Hà Nội. Mặc dù, đã có sự chuẩn bị, ứng phó nhưng siêu bão vẫn để lại những mất mát và hậu quả rất nặng nề ở những nơi bão đi qua. Sau bão, Đảng, Nhà nước, chính quyền và người dân địa phương nỗ lực khắc phục hậu quả, tái thiết cuộc sống.