Lựa chọn nội dung tuyên truyền trọng tâm, trọng điểm

Thời gian qua, các cơ quan thành viên Hội đồng phối hợp Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) tỉnh Long An đã tích cực, chủ động triển khai hoạt động PBGDPL theo chức năng, nhiệm vụ, phạm vi quản lý và nhu cầu tại địa phương; công tác PBGDPL được triển khai bài bản, có nhiều khởi sắc với sự tham gia, vào cuộc của tất cả các cấp, các ngành. Đó là ý kiến được đưa ra tại buổi làm việc với UBND tỉnh Long An của Đoàn kiểm tra Hội đồng Phối hợp PBGDPL Trung ương mới đây.

Bài bản và nhiều khởi sắc

Theo Hội đồng PBGDPL tỉnh Long An, hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân trên địa bàn tỉnh được nâng cao; quyền tiếp cận thông tin pháp luật của người dân cơ bản được bảo đảm; công tác tổ chức triển khai, phổ biến các Luật, Nghị quyết mới được Quốc hội thông qua sau mỗi kỳ họp đã được tỉnh nghiêm túc thực hiện, bám sát nội dung, hình thức, đối tượng.

IMG_9977.jpg
Tỉnh Đoàn Long An phối hợp Huyện đoàn Cần Đước tổ chức "Phiên tòa giả định"
với chủ đề tuyên truyền PBGDPL về phòng, chống ma tuý. Ảnh: Song Nhi

Sở Tư pháp - Cơ quan Thường trực của Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh đã tham mưu cấp phát sách pháp luật mới ban hành (12.000 quyển), phối hợp với các sở, ngành liên quan tổ chức 191 cuộc phổ biến trực tiếp pháp luật mới với 862.290 lượt người tham dự; cấp huyện tuyên truyền 1.006 cuộc với 55.914 lượt người tham dự; cấp xã tuyên truyền 3.252 cuộc với 122.929 lượt người tham dự.

Trong năm 2023 và 6 tháng đầu năm 2024, các sở, ngành, đoàn thể cấp tỉnh đã tổ chức 575 cuộc PBGDPL trực tiếp với 60.152 lượt người tham dự; cấp huyện tổ chức 2.765 cuộc với 157.538 lượt người tham dự; cấp xã tổ chức 8.210 cuộc với 290.201 lượt người tham dự; tổ chức 65 cuộc thi tìm hiểu pháp luật với 84.193 lượt người dự thi; phát hành 177.214 bản tài liệu pháp luật các loại và đăng tải 1.349 tài liệu pháp luật lên mạng internet.

Việc triển khai các Đề án về PBGDPL tại Long An cũng đạt được những kết quả cụ thể. Tỉnh đã thực hiện nghiêm túc công tác truyền thông dự thảo chính sách theo Quyết định số 407/QĐ-TTg ngày 30.3.2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022 - 2027" (Đề án 407); nhất là các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và các dự thảo Nghị quyết của HĐND tỉnh bằng các hình thức phù hợp.

Cụ thể như thông qua các kênh thông tin, báo chí của tỉnh, hệ thống loa truyền thông cơ sở; đăng tải toàn văn dự thảo lên Cổng thông tin điện tử của UBND tỉnh; tổ chức lấy ý kiến góp ý của các đối tượng có liên quan; tổ chức hội thảo, hội nghị, các buổi toạ đàm về pháp luật, trong đó, có nội dung truyền thông chính sách để người dân tiếp cận và chủ động tham gia góp ý đối với các chính sách, quy định pháp luật.

IMG_9988.jpg
Tỉnh Đoàn Long An phối hợp Huyện đoàn Cần Đước tổ chức "Phiên tòa giả định" với chủ đề tuyên truyền PBGDPL về phòng, chống ma tuý. Ảnh: Song Nhi

Việc triển khai Đề án "Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân" được thực hiện qua hoạt động truyền thông; tổ chức tập huấn kiến thức pháp luật, kỹ năng PBGDPL cho cán bộ làm công tác PBGDPL. Việc triển khai thực hiện Đề án về "Phát huy vai trò của lực lượng Quân đội nhân dân tham gia công tác PBGDPL, vận động Nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021 - 2027", Đề án về "Nâng cao hiệu quả công tác PBGDPL gắn với vận động quần chúng nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở của lực lượng Công an nhân dân giai đoạn 2021 - 2027" cũng rất thiết thực, hướng về cơ sở.

Xây dựng mô hình hay, cách làm hiệu quả

Công tác giáo dục pháp luật trong nhà trường cũng được tỉnh quan tâm, chú trọng và triển khai thực hiện kịp thời bằng nhiều hình thức; như thông qua sinh hoạt "Ngày pháp luật" định kỳ, sinh hoạt "Tiết pháp luật", sinh hoạt dưới cờ và các hoạt động giáo dục phù hợp khác trong nhà trường…

Điểm nổi bật là hiện nay là trên địa bàn tỉnh Long An có 1.002 tổ hòa giải, với 5.989 hòa giải viên; đã tiếp nhận 861 vụ, việc, hòa giải thành 825 vụ việc, đạt tỷ lệ 95,8%; trong đó, có 11/15 địa phương có tỷ lệ hòa giải thành đạt 100%. Toàn tỉnh hiện có 185/188 xã, phường, thị trấn được công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo quy định (đạt tỷ lệ 98,4%), cao hơn trung bình của cả nước là 96,3%.

Tỉnh Long An đã xây dựng được các mô hình hay, cách làm hiệu quả trong công tác PBGDPL như Mô hình "Đảm bảo trật tự an toàn giao thông trước cổng trường học" trên địa bàn huyện Cần Giuộc; "Gặp gỡ, cảm hóa, giáo dục người vi phạm pháp luật theo Tiêu chí 1+5" trên địa bàn huyện Mộc Hóa.

Bên cạnh đó, trên địa bàn tỉnh Long An còn một số mô hình hiệu quả khác, như ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác PBGDPL của Tỉnh Đoàn Long An; phiên tòa giả định của Tỉnh Đoàn Long An; thành lập tổ tuyên truyền, PBGDPL trong nhà trường của Sở Giáo dục và Đào tạo; công trình thanh niên "xung kích tuyên truyền phòng, chống tội phạm hình sự và tội phạm xâm hại trẻ em" của Công an Long An; "Tiếng loa tuyên truyền lưu động về PBGDPL và phòng, chống tội phạm" của huyện Tân Thạnh.

h (15).jpg
Huyện Đoàn Cần Giuộc tổ chức phiên tòa giả định với chủ đề: “Phòng chống tác hại ma túy trong thanh thiếu niên”. Ảnh: Long Nhi

Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác PBGDPL đã được tỉnh Long An chú trọng triển khai; việc xây dựng, quản lý, duy trì, cập nhật, khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu về văn bản quy phạm pháp luật đã được Sở Tư pháp tham mưu cập nhật thường xuyên, kịp thời, bảo đảm theo quy định. Trong năm 2023 và 6 tháng đầu năm 2024, Sở Tư pháp đã cập nhật được 35 Nghị quyết và 78 Quyết định quy phạm pháp luật do HĐND tỉnh và UBND tỉnh ban hành vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật.

Trang Báo Long An Online có chuyên mục "Pháp luật - Công dân" và "Hỏi đáp & Văn bản"; Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Long An xây dựng nhiều chuyên mục, chuyên đề pháp luật để truyền thông, PBGDPL, nhất là tình hình an ninh trật tự trên địa bàn. Tỉnh đã xây dựng và vận hành hiệu quả Trang thông tin điện tử PBGDPL tỉnh Long An nhằm cung cấp kịp thời các thông tin về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các loại tài liệu PBGDPL để cán bộ, công chức, viên chức, tổ chức, cá nhân và người dân tra cứu, khai thác và sử dụng.

Theo thống kê của Hội đồng PBGDPL tỉnh, hiện nay, tỉnh Long An có 82 báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, 384 báo cáo viên pháp luật cấp huyện và 2.933 tuyên truyền viên pháp luật cấp xã. Hàng năm, đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật trên địa bàn đã được Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp tham mưu UBND tỉnh, UBND cấp huyện tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng, kiến thức pháp luật, góp phần đưa chủ trương, chính sách pháp luật đi vào cuộc sống.

Nguồn kinh phí bố trí cho công tác PBGDPL, hoà giải ở cơ sở, xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật hàng năm cơ bản được bảo đảm. Ngày 1.12.2023, HĐND tỉnh Long An đã ban hành Nghị quyết số 25/2023/NQ-HĐND về việc quy định nội dung chi, mức chi, bảo đảm cho công tác PBGDPL, chuẩn tiếp cận pháp luật và hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh.

Triển khai toàn diện cộng tác PBGDPL

Mặc dù vậy, công tác PBGDPL trên địa bàn tỉnh Long An trong thời gian qua vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục. Theo đó, việc triển khai công tác PBGDPL, truyền thông chính sách tại một số đơn vị chưa được thường xuyên, sâu rộng; chưa tập trung lựa chọn nội dung trọng tâm, trọng điểm nên chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Bên cạnh đó, hoạt động xã hội hóa công tác này còn gặp nhiều khó khăn, chưa huy động được sự tham gia của các lực lượng công an, quân đội, luật gia, luật sư… tham gia PBGDPL; công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp chưa được triển khai cụ thể, mới bước đầu dừng lại ở việc ban hành kế hoạch.

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh đề nghị, tỉnh Long An tiếp tục quan tâm, thực hiện tốt một số nhiệm vụ, giải pháp. Trong đó, phát huy vị trí, vai trò, trách nhiệm của Hội đồng Phối hợp PBGDPL các cấp nói chung, trách nhiệm của các cơ quan thành viên Hội đồng nói riêng trong triển khai, thực hiện nhiệm vụ của Hội đồng; kịp thời tham mưu UBND tỉnh cụ thể hóa các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Tư pháp, các Chương trình, Đề án của các bộ, ngành Trung ương; chú trọng nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, đảng viên trên địa bàn tỉnh.

Bên cạnh đó, quan tâm triển khai toàn diện công tác PBGDPL, chú trọng PBGDPL cho từng đối tượng phù hợp với từng địa bàn, nhất là người lao động trong doanh nghiệp, người dân sinh sống ở vùng biên giới Campuchia. Đồng thời, đa dạng hóa mô hình mới, cách làm phong phú, sinh động; ứng dụng công nghệ thông tin, hướng tới chuyển đổi số trong PBGDPL, nhất là xây dựng app trong PBGDPL, cập nhật thông tin pháp luật, nội dung phục vụ quản lý nhà nước trên Trang Thông tin PBGDPL của tỉnh.

Mặt khác, thực hiện có hiệu quả, bảo đảm chất lượng, tiến độ các nhiệm vụ, đề án PBGDPL, tổ chức truyền thông dự thảo chính sách pháp luật từ sớm, từ xa, để góp phần nâng cao chất lượng xây dựng thể chế, chính sách, tăng cường công khai, minh bạch, tạo đồng thuận xã hội. Đồng thời, thực hiện hiệu quả Đề án "Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật cho người dân", các Đề án phát huy vai trò của lực lượng công an, quân đội tham gia PBGDPL tại cơ sở, cần coi đây là giải pháp quan trọng để triển khai công tác PBGDPL của tỉnh trong bối cảnh khó khăn về nguồn lực.

Đặc biệt, gắn thực hiện các Đề án với thực hiện những Chương trình mục tiêu quốc gia, đề án phát triển kinh tế - xã hội, địa bàn trọng yếu về quốc phòng, an ninh biên giới quốc gia… Mặt khác, chú trọng tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng PBGDPL cho báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật, tránh "khô cứng" trong triển khai PBGDPL. Đây là vấn đề rất quan trọng và là yếu tố quyết định đến chất lượng, hiệu quả của công tác PBGDPL...

Đời sống

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Ổn định phúc lợi cho người lao động
Đời sống

Ổn định phúc lợi cho người lao động

Theo đánh giá của các ĐBQH, việc duy trì kinh phí công đoàn là một yếu tố quan trọng không chỉ giúp tổ chức công đoàn hoạt động hiệu quả mà còn bảo đảm nguồn lực để công đoàn khẳng định được trách nhiệm, vai trò của mình để tiếp tục chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý
Xã hội

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý

Mục tiêu chính của thuế tiêu thụ đặc biệt là điều chỉnh hành vi tiêu dùng, không phải tăng thu ngân sách. Đối với thuốc lá, đây là sản phẩm có hại cho sức khỏe, nhưng chính sách thuế cần có lộ trình phù hợp, phải khuyến khích thay đổi hành vi theo hướng lành mạnh hơn, thay vì tạo cơ hội cho việc sử dụng các sản phẩm thay thế không đảm bảo chất lượng, hay buôn lậu.

Đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh Điện Biên kiểm tra mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất trồng cây quế, sắn tại xã Nà Khoa, huyện Nậm Pồ
Đời sống

Thực hiện thông suốt, đồng bộ và hiệu quả

Chương trình giảm nghèo bền vững là 1 trong 3 chương trình mục tiêu quốc gia phản ánh rõ nét những chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Thời gian qua, tỉnh Điện Biên đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt trong lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện chương trình này một cách hiệu quả, góp phần giảm nghèo và nâng cao đời sống người dân.

Nhiều nguồn lực ủng hộ người dân trên địa bàn tỉnh Cà Mau xóa nhà dột, nhà tạm
Xã hội

Khẳng định vai trò tự quản của cộng đồng dân cư

Với chủ đề: "Xây dựng khu dân cư tự quản, đoàn kết, ấm no, hạnh phúc, lập thành tích chào mừng thành công Ðại hội Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam các cấp”, Ngày hội Ðại đoàn kết (ÐÐK) toàn dân tộc năm 2024, đang tác động tích cực nhiều mặt trong đời sống chính trị, xã hội, cũng như cổ vũ, động viên tinh thần của Nhân dân trên địa bàn tỉnh.