Xây dựng một đạo luật chuyên biệt, toàn diện với người chưa thành niên

Thảo luận tại tổ sáng 8.6, các đại biểu Quốc hội tán thành với việc xây dựng dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên, một đạo luật chuyên biệt, toàn diện đối với người chưa thành niên với nhiều quy định rất tiến bộ và nhân văn. Các đại biểu tin tưởng, những quy định này sẽ tạo điều kiện giúp người chưa thành niên sửa chữa sai lầm, có biện pháp phục hồi.

ĐBQH Nguyễn Thị Thủy (Bắc Kạn): Nhân văn hơn, thân thiện hơn

Trước khi tiến hành thẩm tra dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên, Ủy ban Tư pháp đã tiến hành khảo sát ở nhiều tỉnh, thành phố, đặc biệt là khảo sát ở 3/3 trường giáo dưỡng ở cả nước. Riêng trường giáo dưỡng ở Đồng Nai, có 64% các em rơi vào hoàn cảnh gia đình đặc biệt. Hoàn cảnh gia đình là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hành vi lầm lỡ của các em. Nếu chúng ta có sự thông cảm, chia sẻ thì chúng ta sẽ có hướng đi, hay trong dự án Luật gọi là biện pháp xử lý chuyển hướng để các em có điều kiện nhận ra sai lầm và phục hồi.

ĐBQH Nguyễn Thị Thủy (Bắc Kạn) - Ảnh: Khánh Duy
ĐBQH Nguyễn Thị Thủy (Bắc Kạn). Ảnh: Khánh Duy

Bộ luật Hình sự hiện hành có 3 biện pháp xử lý chuyển hướng là: khiển trách, hòa giải tại cộng đồng và giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Tuy nhiên, trong quá trình tổng kết thi hành 3 biện pháp xử lý chuyển hướng này, trong 6 năm thi hành chỉ có 35 em vị thành niên được áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng (mỗi năm chưa đến 6 trường hợp được áp dụng biện pháp chuyển hướng), dù rằng, đối với người chưa thành niên, chúng ta luôn mong muốn được áp dụng biện pháp nhân văn hơn, thân thiện hơn để có tính hướng thiện giúp các cháu sửa chữa sai lầm và có biện pháp phục hồi.

Do vậy, lần này dự thảo Luật tập trung vào các biện pháp xử lý chuyển hướng với người chưa thành niên. Cụ thể 11 biện pháp xử lý chuyển hướng tại cộng đồng, để giám sát tại cộng đồng và 1 biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng. Quy định này rất tiến bộ và nhân văn cho các em. Những trường hợp các em có thể phục hồi được thì thực hiện giám sát ngoài cộng đồng, những em có mức độ, hành vi phạm tội hơn, nghiêm trọng hơn và gây nguy hiểm cho xã hội thì áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng, do Bộ Công an trực tiếp quản lý. Biện pháp này đáp ứng các mục tiêu: vừa bảo đảm tính nhân văn, vừa bảo đảm tính nghiêm khắc, an toàn cho cộng đồng, an toàn cho nạn nhân.

Dự thảo luật quy định chuyển biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng từ biện pháp tư pháp thành biện pháp xử lý chuyển hướng. Thực tế, nếu giáo dục tại trường giáo dưỡng là biện pháp tư pháp thì phải hết giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm thì Thẩm phán, Hội đồng xét xử mới xem xét có áp dụng hình phạt tù với các em hay cho các em áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng. Như vậy, quy trình tố tụng rất dài.

Trong trường hợp chuyển biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng thành biện pháp xử lý chuyển hướng, thì ngay trong giai đoạn điều tra, cơ quan điều tra thấy rằng, các em có thể chuyển hướng bằng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng của Bộ Công an, thì sẽ lập hồ sơ gửi sang Thẩm phán và Thẩm phán mở phiên họp để xem xét quyết định. Thời gian sẽ rút ngắn hơn và tránh ảnh hưởng đến quyền học tập, được giáo dục của các cháu. Đồng thời, quy định này cũng đáp ứng Điều 40 của Công ước quốc tế Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em: Bất kể khi nào thấy có thể được và thấy cần thiết thì cơ quan tiến hành tố tụng chấm dứt thời hạn tố tụng, để chuyển các em áp dụng thủ tục không phải là tố tụng.

ĐBQH Hà Thị Nga (Đồng Tháp): Chưa quy định rõ tư cách tố tụng của người làm công tác xã hội

Tại Khoản 11, Điều 4 dự thảo Luật quy định người làm công tác xã hội trong hoạt động tư pháp người chưa thành niên (gọi chung là người làm công tác xã hội) bao gồm nhân viên công tác xã hội, người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã, công chức văn hóa - xã hội cấp xã được cơ quan có thẩm quyền đề nghị tham gia hoạt động tư pháp người chưa thành niên. Dự thảo Luật đã quy định rõ vai trò, sự tham gia, trách nhiệm của nhân viên công tác xã hội trong hoạt động tư pháp người chưa thành niên. Tuy nhiên, lại chưa quy định rõ tư cách tố tụng của người làm công tác xã hội; chưa quy định cụ thể chế độ đãi ngộ, nguồn lực chi trả cho đội ngũ này khi thực hiện các nhiệm vụ được giao theo quy định của Luật.

Hiện nay, công tác xã hội đang được cán bộ ở nhiều ngành tham gia song thực tế là cán bộ thuộc biên chế của những tổ chức, cơ quan, đơn vị cụ thể. Do vậy, trước hết họ phải thực hiện chức trách của người thuộc tổ chức, cơ quan, đơn vị đó; công tác xã hội chưa phải là công việc chính thường xuyên. Trong khi đó, dự thảo Luật quy định một số nhiệm vụ với thời gian thực hiện khá chặt chẽ có thể gây áp lực khi thực hiện.

Tại Điều 6 Thông tư số 26/2022/TT-BLĐTBXH, nhân viên công tác xã hội được quy định chịu trách thực hiện một số nghiệp vụ công tác xã hội có yêu cầu đơn giản về lý thuyết, phương pháp và kỹ năng thực hành theo sự phân công. Các hoạt động chủ yếu là trợ giúp, hỗ trợ các đối tượng, nhóm đối tượng trong phạm vi cụ thể được giao; thực hiện các dịch vụ công tác xã hội có yêu cầu đơn giản về lý thuyết, phương pháp và kỹ năng thực hành công tác xã hội… Bên cạnh đó, tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đối với nhân viên xã hội còn chưa cao.

Do vậy, tôi đề nghị, cơ quan soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, đồng bộ quy định, rà soát, đánh giá kỹ lưỡng, hoàn thiện các quy định về nhân viên công tác xã vừa bảo đảm phù hợp, vừa phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ này trong hoạt động tư pháp người chưa thành niên.

ĐBQH Nguyễn Văn Huy (Thái Bình): Đánh giá kỹ lưỡng hơn nguồn lực bảo đảm thực hiện

Về phạm vi điều chỉnh tại Điều 1 dự thảo Luật, tôi tán thành việc quy định về hình phạt và thủ tục tố tụng hình sự đối với người chưa thành niên. Ngoài ra, để bảo đảm hình thành một đạo luật chuyên biệt, toàn diện đối với người chưa thành niên thì phạm vi điều chỉnh bao gồm cả chính sách hình sự đặc thù, thủ tục tố tụng thân thiện, điều kiện thi hành án phù hợp với lứa tuổi, bảo vệ các quyền cơ bản của trẻ em và tạo thuận lợi tái hòa nhập cộng đồng cho người chưa thành niên là hết sức cần thiết.

ĐBQH Nguyễn Văn Huy (Thái Bình)- Ảnh: Minh Trang
ĐBQH Nguyễn Văn Huy (Thái Bình). Ảnh: Minh Trang

Đối với thi hành án phạt tù (Điều 156 đến Điều 165), dự thảo Luật quy định trại giam dành riêng cho người chưa thành niên là phạm nhân phải được bố trí, thiết kế phù hợp với lứa tuổi, giới tính. Thiết kế quy định như vậy là hợp lý, đáp ứng yêu cầu mục đích, quan điểm xây dựng Luật đề ra. Tuy nhiên, quy định này sẽ làm phát sinh kinh phí xây dựng cơ sở và bộ máy ở trại giam dành riêng cho người chưa thành niên. Do đó, cần đánh giá kỹ lưỡng hơn nguồn lực bảo đảm đối với chính sách này. Ngoài ra, cần nghiên cứu, rà soát thiết kế quy định để tạo sự thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật vì tại Điều 30 Luật Thi hành án hình sự thì người chưa thành niên giam giữ chung cơ sở giam giữ với người trưởng thành.  

Về tách vụ án hình sự có người chưa thành niên phạm tội (Điều 135), khoản 1 quy định: “Trong vụ án hình sự có người bị buộc tội là người chưa thành niên và người đã thành niên thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải tách vụ án hình sự đối với người chưa thành niên để giải quyết vụ án độc lập”. Tôi đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu, xem xét lại quy định này. Vì hiện nay việc tách vụ án hình sự đang được quy định khoản 2 Điều 170 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2021. Theo đó quy định: “Cơ quan điều tra chỉ được tách vụ án trong trường hợp cần thiết khi không thể hoàn thành sớm việc điều tra đối với tất cả các tội phạm và nếu việc tách đó không ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan, toàn diện của vụ án”.

ĐBQH Đặng Thị Bảo Trinh (Quảng Nam): Mở rộng đối tượng áp dụng hình phạt cảnh cáo là nhân văn với người chưa thành niên

ĐBQH Đặng Thị Bảo Trinh (Quảng Nam) - Ảnh: Thanh Hải
ĐBQH Đặng Thị Bảo Trinh (Quảng Nam). Ảnh: Thanh Hải

Tôi tán thành việc mở rộng đối tượng được áp dụng hình phạt cảnh cáo đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng hay phạm tội nghiêm trọng do vô ý và có tình tiết giảm nhẹ nhưng chưa đến mức miễn hình phạt. Quy định như vậy là phù hợp với chủ trương xử lý nhân văn với người chưa thành niên. Đồng thời, việc dự thảo Luật bổ sung một số điều quy định áp dụng hình phạt tiền đối với người chưa thành niên phạm tội nếu như cha, mẹ, người thân thích của người chưa thành niên có tài sản và tự nguyện thực hiện cũng là phù hợp. Tuy nhiên, cần tiếp tục rà soát kỹ lưỡng về nội dung cụ thể trong bốn loại hình phạt này để bảo đảm thể chế hóa yêu cầu của Đảng về xử lý nhân văn đối với lại người chưa thành niên.

Dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên đã quy định về có sự tham gia của người làm công tác xã hội trong hoạt động tư pháp người chưa thành niên, góp phần thể chế hóa các Nghị quyết của Đảng, hạn chế tối đa việc áp đặt một chiều các biện pháp mang tính cưỡng chế nghiêm khắc từ phía cơ quan có thẩm quyền đối với người chưa thành niên, cũng như phù hợp với yêu cầu tại Mục 16 Quy tắc của Bắc Kinh. Tuy nhiên, dự thảo Luật cần quy định cụ thể về những chế độ, chính sách và người làm công tác xã hội được hưởng khi tham gia hoạt động tư pháp người chưa thành niên. Cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu bổ sung quy định giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội hoặc Chính phủ hướng dẫn chế độ, chính sách với người làm công tác xã hội khi tham gia hoạt động tư pháp người chưa thành niên.

Quốc hội và Cử tri

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp
Diễn đàn Quốc hội

Tạo điều kiện cho cơ quan báo chí, bảo đảm quyền lợi của người đọc, người xem

Thảo luận tại hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, các đại biểu Quốc hội cho biết, trước xu thế phát triển của quảng cáo trên mạng, việc tăng diện tích, tăng thời lượng quảng cáo cho báo chí là rất cần thiết giúp các cơ quan này tăng nguồn thu, giải quyết khó khăn. Tuy nhiên, việc tăng quảng cáo phải trên cơ sở vừa tạo điều kiện cho các cơ quan báo chí, vừa phải hài hòa và đảm bảo quyền lợi cho người đọc, người xem.

ĐBQH Chamaléa Thị Thủy (Ninh Thuận) phát biểu thảo luận tại hội trường. Ảnh: Lâm Hiển
Quốc hội và Cử tri

Rõ trách nhiệm, tránh đùn đẩy trong quản lý hoạt động quảng cáo

Chiều nay, 25.11, thảo luận tại hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, ĐBQH Chamaléa Thị Thủy (Ninh Thuận) phản ánh tình trạng nhiều thông tin chưa được kiểm chứng lan truyền trên không gian mạng rộng rãi, công khai như các trào lưu “uống nước Kiềm chữa bách bệnh”; “thải độc ruột, thải độc đại tràng bằng cà phê”… gây tổn hại rất lớn cho sức khoẻ người sử dụng. Đại biểu mong muốn, trong dự thảo luật cần quy định rõ, tránh đùn đẩy trách nhiệm trong quản lý hoạt động quảng cáo.

Rõ nhóm hóa chất phải có quy định về khoảng cách an toàn
Quốc hội và Cử tri

Rõ nhóm hóa chất phải có quy định về khoảng cách an toàn

Về quy định đối với khoảng cách an toàn, Điều 62 dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) không quy định cụ thể mà viện dẫn sang các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn. Theo ĐBQH Lã Thanh Tân (TP. Hải Phòng), nên chăng quy định rõ, trong 4 nhóm hóa chất quy định tại Chương III, nhóm hóa chất nào phải có quy định về khoảng cách an toàn đối với địa điểm xây dựng công trình có hoạt động sản xuất hóa chất, tồn trữ hóa chất.

Nhìn nhận quảng cáo thực sự là ngành công nghiệp văn hóa
Văn hóa - Thể thao

Nhìn nhận quảng cáo thực sự là ngành công nghiệp văn hóa

Theo chương trình Kỳ họp thứ Tám, chiều nay, 25.11, Quốc hội sẽ thảo luận tại hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo. Việt Nam đang thúc đẩy công nghiệp văn hóa và quảng cáo được xác định là một trong 12 ngành công nghiệp văn hóa. Trong bối cảnh đó, theo các đại biểu Quốc hội, cần có các quy định phù hợp. Quản lý phải đi đôi với phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho lĩnh vực này phát huy vai trò.

Thủ tướng Phạm Minh Chính, ĐBQH TP. Cần Thơ, tại phiên thảo luận tổ sáng 23.11
Chính sách và cuộc sống

Ưu đãi cho công nghiệp công nghệ số

Cuối tuần qua, Quốc hội đã thảo luận tổ về dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số. Tại Tổ 8 (gồm Đoàn ĐBQH TP. Cần Thơ và các tỉnh Điện Biên, Vĩnh Long, Kon Tum), chính sách phát triển công nghiệp công nghệ số là nội dung nhiều đại biểu quan tâm.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức và tham dự hội nghị quốc tế tại Campuchia.
Diễn đàn Quốc hội

Trân trọng giá trị của hòa bình, cùng nhau xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn

Sân bay quốc tế Pochentong, thủ đô Phnom Penh chiều 21.11 rực rỡ cờ hoa chào đón Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước ta thăm chính thức Vương quốc Campuchia và tham dự hai hội nghị quốc tế quan trọng do Campuchia đăng cai tổ chức. Với gần 30 hoạt động, chuyến thăm đã thành công hết sức tốt đẹp trên cả bình diện song phương và đa phương, không chỉ củng cố, tăng cường quan hệ Việt Nam - Campuchia, làm sâu sắc thêm tin cậy chính trị và nâng cao hợp tác với các đảng chính trị ở khu vực châu Á mà còn chuyển tải những thông điệp về đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta đến với các chính đảng, nghị viện, nghị sĩ các nước trong khu vực và trên thế giới.

Tăng cường tin cậy chính trị, thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư
Diễn đàn Quốc hội

Tăng cường tin cậy chính trị, thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước ta vừa kết thúc chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia và tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 (ICAPP 12) của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á, Phiên họp toàn thể lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP 11). Trao đổi với PV tháp tùng Đoàn, ỦY VIÊN TRUNG ƯƠNG ĐẢNG, CHỦ NHIỆM ỦY BAN ĐỐI NGOẠI VŨ HẢI HÀ khẳng định, chuyến thăm đã thành công tốt đẹp, góp phần quan trọng tăng cường tin cậy chính trị giữa hai nước, thúc đẩy quan hệ “láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện và bền vững lâu dài” ngày càng tốt đẹp.

Xem xét kỹ lưỡng, ban hành chính sách đủ mạnh
Quốc hội và Cử tri

Xem xét kỹ lưỡng, ban hành chính sách đủ mạnh

Để ngăn chặn tình trạng thừa cân và béo phì ở trẻ em, tại hội thảo do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) tổ chức sáng 24.11, các đại biểu cho rằng, rất cần có các giải pháp đồng bộ, trong đó, việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường là vô cùng quan trọng trong giai đoạn hiện nay.

Đòi hỏi khách quan, cấp thiết
Chính sách và cuộc sống

Đòi hỏi khách quan, cấp thiết

Doanh nghiệp nhà nước có vị trí, vai trò quan trọng nhưng thực tế “định vị” này chưa tương xứng với tiềm lực, nguồn lực. Và trong bối cảnh nước ta đang bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước là đòi hỏi khách quan, cấp thiết.

Tạo điều kiện để các doanh nghiệp có vốn nhà nước hoạt động theo cơ chế thị trường
Ý kiến đại biểu

Tạo điều kiện để các doanh nghiệp có vốn nhà nước hoạt động theo cơ chế thị trường

Thảo luận tại Tổ 17 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Cao Bằng, Gia Lai và An Giang) về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, đại biểu đề nghị, cần tiếp tục nghiên cứu một cách thấu đáo để có được một mô hình quản lý doanh nghiệp theo đúng nguyên tắc tạo điều kiện để các doanh nghiệp có vốn nhà nước hoạt động theo cơ chế thị trường, chủ động trong quá trình hoạt động, đưa ra các quyết định sản xuất kinh doanh và chịu trách nhiệm về hiệu quả.

ĐBQH Nguyễn Phương Tuấn (Kiên Giang)
Quốc hội và Cử tri

Có giải pháp tháo gỡ điểm nghẽn cho phát triển công nghiệp công nghệ số

Cơ bản đồng tình với sự cần thiết ban hành Luật Công nghiệp công nghệ số, tuy nhiên, thảo luận tại tổ về dự án Luật này, các đại biểu Quốc hội đề nghị, cần có giải pháp tháo gỡ những điểm nghẽn về nguồn nhân lực, hạ tầng cho phát triển công nghiệp công nghệ số. Đồng thời, hoạt động phát triển trí tuệ nhân tạo cần được quản lý chặt chẽ và tinh thần là "mức độ rủi ro đến đâu sẽ có mức độ quản lý cao đến đó".

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên thảo luận
Quốc hội và Cử tri

Quy định chặt chẽ việc quản lý hóa chất nguy hiểm

Hóa chất đóng vai trò quan trọng, không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt hàng ngày cũng như trong phát triển các ngành sản xuất. Với mức độ phổ biến rộng khắp nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường, các đại biểu Quốc hội đề nghị, cần quy định chặt chẽ việc quản lý hóa chất, nhất là hóa chất nguy hiểm.

Bảo đảm cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp
Ý kiến đại biểu

Bảo đảm cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp

Thảo luận tại tổ 16 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hà Tĩnh, Cà Mau, Lâm Đồng và Lai Châu về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, các đại biểu cho rằng: Nguyên tắc sắp xếp, cơ cấu lại vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp cần phù hợp với Luật Cạnh tranh... nhằm bảo đảm các doanh nghiệp hoạt động, cạnh tranh bình đẳng với nhau.

Tăng cường tính tự chủ, hiệu quả và phát triển bền vững của doanh nghiệp nhà nước
Ý kiến đại biểu

Tăng cường tính tự chủ, hiệu quả và phát triển bền vững của doanh nghiệp nhà nước

Phát biểu tại phiên thảo luận tổ sáng 23.11 về Luật quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, ĐBQH Nguyễn Như So (Bắc Ninh) cho rằng: việc quy định cứng mức trích không quá 50% lợi nhuận sau thuế vào Quỹ Đầu tư phát triển có thể làm hạn chế khả năng sử dụng vốn hiệu quả của doanh nghiệp, kìm hãm sự phát triển bền vững của doanh nghiệp nhà nước.

ĐBQH Nguyễn Thị Kim Anh phát biểu tại thảo luận tổ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Ảnh: Hoàng Nga
Ý kiến đại biểu

Sửa Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật tạo môi trường sản xuất, kinh doanh minh bạch

Chiều 22.11, Quốc hội thảo luận ở tổ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Thảo luận tại Tổ 13, ĐBQH Nguyễn Thị Kim Anh (Bắc Ninh) cho rằng, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật này sẽ góp phần tạo lập môi trường sản xuất, kinh doanh minh bạch, thúc đẩy phát triển thị trường thương mại. 

QH thảo luận tại Tổ
Diễn đàn Quốc hội

Cân nhắc kỹ lưỡng, đánh giá tác động toàn diện về mức thuế suất và đối tượng chịu thuế

Thảo luận tại Tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), các ĐBQH cho rằng, việc điều chỉnh mức thuế suất đối với hàng hóa, dịch vụ có tác động lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và người dân. Do đó, cần cân nhắc kỹ lưỡng, đánh giá tác động toàn diện để đưa ra quy định phù hợp về bổ sung đối tượng nộp thuế, điều chỉnh mức thuế suất…, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người nộp thuế.

Đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương phát biểu thảo luận tổ
Quốc hội và Cử tri

Bảo đảm chế độ phù hợp đối với thành viên đoàn giám sát

Chiều nay, 22.11, thảo luận tại tổ 4 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận đã tham gia đóng góp nhiều kiến nghị thiết thực.