Việc thực hiện chính sách, pháp luật về khắc phục "thẻ vàng" IUU của EC

Bài 1: Khẳng định cam kết mạnh mẽ trong chống khai thác thủy sản bất hợp pháp

LTS: Từ ngày 3 - 6.7 vừa qua, Đoàn khảo sát của Ủy ban Đối ngoại tiến hành khảo sát thực tế, làm việc với các tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên và Bình Định về việc thực hiện chính sách, pháp luật về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).

Chuyến khảo sát nhằm giúp các cơ quan của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội có thêm thông tin, cơ sở thực tiễn về tình hình thực hiện các biện pháp khắc phục “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC) đối với thủy sản Việt Nam; nghe đề xuất, kiến nghị của địa phương, cơ sở đối với Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương nhằm thực thi và đáp ứng tốt hơn các tiêu chuẩn cao của châu Âu cũng như thế giới về khai thác thủy sản.

Bắt đầu từ số hôm nay, Báo Đại biểu Nhân dân giới thiệu loạt bài “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về khắc phục "thẻ vàng" IUU của EC”.

Đoàn giám sát của Ủy ban Đối ngoại làm việc tại Phú Yên -0
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Nguyễn Mạnh Tiến phát biểu tại cuộc làm việc với UBND tỉnh Phú Yên ngày 4.7

Khảo sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) tại ba tỉnh duyên hải Nam Trung bộ gồm: Khánh Hòa, Phú Yên và Bình Định, Đoàn khảo sát của Ủy ban Đối ngoại nhận thấy, các địa phương cơ bản đạt những kết quả rất tích cực trong thực hiện các biện pháp chống khai thác IUU. Song, để có thể thúc đẩy việc gỡ "thẻ vàng" của Ủy ban châu Âu (EC) với thủy sản Việt Nam, các địa phương cần thể hiện quyết tâm và cam kết mạnh mẽ hơn nữa.

Nỗ lực lớn trong khắc phục “thẻ vàng” của EC

Làm việc với UBND các tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên và Bình Định, Đoàn khảo sát của Ủy ban Đối ngoại ghi nhận, các địa phương đã rất nỗ lực thực hiện các biện pháp khắc phục “thẻ vàng” của EC, đặc biệt trong việc ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành về quản lý khai thác IUU. Với Khánh Hòa, căn cứ các quy định của pháp luật, từ năm 2018 đến nay, UBND tỉnh Khánh Hòa và các sở, ngành, địa phương đã ban hành trên 438 văn bản chỉ đạo, điều hành.

Phú Yên đã ban hành các Chỉ thị của UBND tỉnh về nhiệm vụ, giải pháp cấp bách chống khai thác IUU trên địa bàn. Cùng với đó là các kế hoạch triển khai thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để khắc phục cảnh báo của EC về chống khai thác IUU; Kế hoạch thanh tra, kiểm tra, kiểm soát nghề cá, ngăn chặn, giảm thiểu và loại bỏ khai thác IUU; Quyết định phê duyệt đề án thực thi Luật Thủy sản và triển khai các giải pháp cấp bách về chống khai thác IUU trên địa bàn. Chưa kể còn có các công văn về việc phối hợp tăng cường triển khai chủ trương, giải pháp phòng, chống tàu cá Việt Nam khai thác IUU và việc nghiên cứu một số chủ trương, giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tàu cá Việt Nam khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định…

Ngoài ra, Phú Yên cũng ban hành nhiều văn bản, thông báo kết luận chỉ đạo điều hành khác về chống khai thác IUU. Để huy động toàn hệ thống chính trị vào cuộc trong thực hiện nhiệm vụ này, UBND tỉnh Phú Yên đang dự thảo văn bản tham mưu Ban Cán sự đảng UBND tỉnh trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy xem xét ban hành Chỉ thị chống khai thác IUU trên địa bàn. Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Phú Yên ban hành nhiều văn bản về ngăn chặn, chấm dứt tình trạng tàu cá Việt Nam đi khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài.

Thể hiện tinh thần rất tích cực, trách nhiệm, UBND tỉnh Bình Định đã ban hành 98 văn bản chỉ đạo, điều hành, trong đó có 1 Chỉ thị, 50 Quyết định, 27 văn bản chỉ đạo và tổ chức 20 cuộc họp để đánh giá, rút kinh nghiệm và có thông báo chỉ đạo cho các Sở, ngành và chính quyền địa phương triển khai các giải pháp cấp bách về khắc phục thẻ vàng của EC, tổ chức 14 đợt kiểm tra thực tế công tác triển khai thực hiện tại các địa phương ven biển.

Cùng với đó, cả ba tỉnh đều đã thành lập và kiện toàn Ban Chỉ đạo về chống khai thác IUU; thành lập các văn phòng đại diện thanh tra, kiểm soát nghề cá tại các cảng cá trên địa bàn; ban hành quy trình xử lý thông tin tàu mất kết nối, tàu vi phạm vùng biển nước ngoài đối với tàu có chiều dài lớn nhất từ 15m đến dưới 24m, làm căn cứ triển khai và xử lý vi phạm. Đồng thời, công bố hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản vùng biển ven bờ và vùng lộng trên địa bàn; thành lập lực lượng kiểm ngư tỉnh và kiện toàn tổ chức Chi cục Thủy sản; xây dựng Quy chế phối hợp giữa tỉnh với các địa phương trong công tác quản lý tàu cá, chống khai thác IUU...

Với nỗ lực lớn cùng sự vào cuộc của các cấp, các ngành trong thực hiện khắc phục “thẻ vàng” của EC, các địa phương đã đạt được nhiều chuyển biến tích cực trong quản lý khai thác IUU, như cơ bản đều tích cực triển khai công tác theo dõi, kiểm tra, kiểm soát hoạt động tàu cá trên biển. Đơn cử, với Bình Định, kết quả lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tàu cá đạt hơn 98%.

Về công tác truy xuất nguồn gốc thủy sản từ khai thác, từ năm 2018 đến nay, Khánh Hòa đã thực hiện cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác với 721 giấy/ 26.758 tấn hải sản, cấp giấy chứng nhận nguồn gốc thủy sản cho 2.040 lô hàng/ 17.913 tấn hải sản (trong đó đi Liên minh châu Âu (EU) là 1.355 lô hàng, đi thị trường khác 685 lô hàng). Hồ sơ xác nhận, chứng nhận nguồn gốc nguyên liệu thủy sản đã được lưu trữ đầy đủ, có hệ thống.

Trong xử lý vi phạm, văn phòng đại diện thanh tra, kiểm tra, kiểm soát nghề cá tại các cảng cá chỉ định của Phú Yên đã phối hợp xử lý 64 trường hợp thuyền trường/chủ tàu cá có dấu hiệu vi phạm, với tổng số tiền xử phạt hơn 400 triệu đồng. Ngoài ra, lực lượng Biên phòng tỉnh cũng đã kiểm tra, xử phạt một số trường hợp vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản, góp phần chuyển biến tích cực công tác chống khai thác IUU.

Qua làm việc với UBND ba tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định và thực tiễn khảo sát, Đoàn khảo sát nhận thấy, những tỉnh này phải đối mặt với một số khó khăn chung trong thực hiện các biện pháp chống khai thác IUU. Đó là còn một số tàu cá chưa lắp đặt thiết bị giám sát hành trình theo quy định; cơ sở hạ tầng còn hạn chế. Hiện, Khánh Hòa chỉ có một cảng cá Hòn Rớ được chỉ định có đủ hệ thống xác nhận nguồn gốc thủy sản từ khai thác, gây khó khăn cho các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu khi mua các sản phẩm thủy sản từ các tàu cá tại các cảng còn lại trong tỉnh. Tỷ lệ sản lượng khai thác được kiểm soát qua các cảng, mặc dù khá cao so với các tỉnh, nhưng vẫn còn thấp so với yêu cầu chống khai thác IUU của EC. Một số tàu cá thường xuyên hoạt động tại địa phận các tỉnh khác, nên việc quản lý các tàu này gặp khó khăn…

Đánh giá cao nỗ lực của các địa phương trong việc quản lý khai thác IUU, ĐBQH Phạm Trọng Nghĩa (Lạng Sơn), thành viên Đoàn khảo sát, nêu rõ, việc ban hành chính sách, pháp luật về công tác chống khai thác IUU từ Trung ương đến địa phương đã kịp thời, đầy đủ, phù hợp với quy định của Hiến pháp, pháp luật, nghị quyết của Quốc hội. Khung pháp lý cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu quốc tế về chống khai thác IUU và tiếp tục được hoàn thiện theo hướng tích cực. Về cơ bản, Luật Thủy sản đã được "chuyển hóa" thành các văn bản quy phạm pháp luật. Do đó, các địa phương cần triển khai thực hiện tốt hơn nữa các quy định của Luật Thủy sản và các luật có liên quan.

Quản lý, kiểm soát tốt hơn các hành vi đánh bắt thủy sản bất hợp pháp

Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng V, Cục Kiểm ngư (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Nguyễn Phú Quốc, thành viên Đoàn khảo sát nêu rõ, Luật Thủy sản đã quy định rất cụ thể 14 hành vi đánh bắt thủy sản bất hợp pháp, phù hợp với yêu cầu của EC về chống khai thác IUU. Luật cũng quy định rất cụ thể, chi tiết quy trình, thủ tục quản lý, xử phạt đối với 14 hành vi này. Trên cơ sở các quy định của luật và văn bản dưới luật, các địa phương cần triển khai nghiêm túc các quy định của Luật Thủy sản nhằm quản lý, kiểm soát tốt hơn các hành vi đánh bắt thủy sản bất hợp pháp trên địa bàn.

Bên cạnh đó, các Nghị định 42/2019/NĐ-CP và Nghị định 26/2019/NĐ-CP của Chính phủ đã bổ sung thẩm quyền xử phạt hành chính đối với Chi cục Kiểm ngư vùng và Chi cục Kiểm ngư địa phương. Ngày 10.3.2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 208/QĐ-TTg phê duyệt Đề án chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái. Mục tiêu của Quyết định này là chuyển đổi nghề cho ngư dân nhằm giảm khai thác trên biển và tăng cường nuôi biển để bảo tồn nguồn lợi thủy sản. Tại Quyết định này, đã giao cho UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương 6 nhiệm vụ chính, trong đó có xây dựng, ban hành chính sách hỗ trợ cho ngư dân chuyển đổi nghề từ các nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản, môi trường và hệ sinh thái sang các nghề khai thác hải sản thân thiện với môi trường gắn với hiện đại hóa tàu cá hoặc chuyển ra ngoài lĩnh vực khai thác phù hợp với định hướng phát triển nghề cá và điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương. Do đó, các địa phương cũng cần rà soát, bổ sung trong báo cáo việc thực hiện các nhiệm vụ này.

Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Khánh Hòa Lê Hữu Trí nêu thực tế, việc vẫn còn tình trạng một số tàu cá tái phạm các quy định về chống khai thác IUU chủ yếu là do vấn đề mưu sinh. Vì thế, bên cạnh việc thực hiện tốt công tác giáo dục, tuyên truyền, vận động cho ngư dân, nhằm nâng cao nhận thức và xây dựng ý thức, văn hóa đánh bắt thủy sản có trách nhiệm, rất cần “bàn tay” của Nhà nước trong việc ban hành các chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề cho ngư dân, hướng tới phát triển nghề cá bền vững và bảo tồn nguồn lợi thủy sản, bảo tồn môi trường biển. Phó Trưởng đoàn Lê Hữu Trí cũng đề nghị, Quốc hội cần nghiên cứu, ban hành một nghị quyết có tầm nhìn xa và đủ mạnh về nguồn lực, tài chính về phát triển kinh tế biển và bảo tồn biển. Trong đó, có cơ chế, chính sách để xây dựng nghiệp đoàn nghề cá vững mạnh và các chính sách bảo vệ vùng biển của Việt Nam.

Trong gần 5 năm qua, Đảng, Nhà nước ta đã rất nỗ lực và quyết tâm lớn trong thực hiện các giải pháp nhằm khắc phục “thẻ vàng” của EC đối với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Quốc hội cũng đặc biệt quan tâm tới vấn đề này và luôn đồng hành cùng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương. Khẳng định điều này, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Nguyễn Mạnh Tiến - Trưởng đoàn khảo sát, cho biết, dự kiến, trong tháng 8 tới, Ủy ban Đối ngoại sẽ lần đầu tiên tổ chức phiên giải trình về thực hiện chính sách, pháp luật về chống khai thác IUU. Phiên giải trình sẽ có sự tham dự của Đại sứ EU và Đại sứ một số quốc gia khác tại Việt Nam, nhằm phát đi thông điệp mạnh mẽ: “Việt Nam đã và đang cố gắng, nỗ lực, quyết tâm khắc phục cảnh báo của EC về chống khai thác IUU. Chúng tôi mong muốn và cam kết tuân thủ những tiêu chuẩn, giá trị chung của thế giới trong khai thác thủy sản; đồng thời, bảo vệ sự công bằng một cách hợp lý giữa những người đánh cá với nhau, giữa những nhà sản xuất trong lĩnh vực thủy sản với nhau và bảo đảm kế sinh nhai cho người dân”.

Quốc hội và Cử tri

ĐBQH Nguyễn Thị Kim Anh phát biểu tại thảo luận tổ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Ảnh: Hoàng Nga
Ý kiến đại biểu

Sửa Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật tạo môi trường sản xuất, kinh doanh minh bạch

Chiều 22.11, Quốc hội thảo luận ở tổ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Thảo luận tại Tổ 13, ĐBQH Nguyễn Thị Kim Anh (Bắc Ninh) cho rằng, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật này sẽ góp phần tạo lập môi trường sản xuất, kinh doanh minh bạch, thúc đẩy phát triển thị trường thương mại. 

QH thảo luận tại Tổ
Diễn đàn Quốc hội

Cân nhắc kỹ lưỡng, đánh giá tác động toàn diện về mức thuế suất và đối tượng chịu thuế

Thảo luận tại Tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), các ĐBQH cho rằng, việc điều chỉnh mức thuế suất đối với hàng hóa, dịch vụ có tác động lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và người dân. Do đó, cần cân nhắc kỹ lưỡng, đánh giá tác động toàn diện để đưa ra quy định phù hợp về bổ sung đối tượng nộp thuế, điều chỉnh mức thuế suất…, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người nộp thuế.

Đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương phát biểu thảo luận tổ
Quốc hội và Cử tri

Bảo đảm chế độ phù hợp đối với thành viên đoàn giám sát

Chiều nay, 22.11, thảo luận tại tổ 4 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận đã tham gia đóng góp nhiều kiến nghị thiết thực.

Thực hiện kiến nghị được chỉ rõ qua giám sát
Quốc hội và Cử tri

Thực hiện kiến nghị được chỉ rõ qua giám sát

Chiều 22.11, thảo luận tại Tổ 9, Đoàn ĐBQH các tỉnh: Quảng Ninh, Hòa Bình, Phú Yên, Bến Tre về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, các đại biểu nhấn mạnh, cần quy định cụ thể để các cơ quan chịu giám sát phải vào cuộc, thực hiện kiến nghị được chỉ rõ qua quá trình giám sát. 

Tránh lợi dụng quy định kê khai giảm nghĩa vụ nộp thuế, gây thất thu ngân sách nhà nước
Ý kiến đại biểu

Tránh lợi dụng quy định kê khai giảm nghĩa vụ nộp thuế, gây thất thu ngân sách nhà nước

Thảo luận tại Tổ 16 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hà Tĩnh, Lai Châu, Lâm Đồng, Cà Mau về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi), các đại biểu cho rằng: Cần bảo đảm công bằng, trung lập của chính sách thuế, hạn chế tối đa việc lồng ghép chính sách xã hội với chính sách miễn, giảm thuế để tránh các trường hợp lợi dụng quy định kê khai giảm nghĩa vụ nộp thuế, gây thất thu ngân sách Nhà nước...

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan: Tăng thuế đối với thuốc lá, bia, rượu và đồ uống có đường là cần thiết để bảo vệ sức khỏe Nhân dân
Ý kiến đại biểu

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan: Tăng thuế đối với thuốc lá, bia, rượu và đồ uống có đường là cần thiết để bảo vệ sức khỏe Nhân dân

Góp ý vào Dự thảo Luật Thuế Tiêu thụ Đặc biệt (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, Bộ Y tế hoàn toàn nhất trí với mục đích, quan điểm và sự cần thiết ban hành dự án Luật Thuế TTĐB (sửa đổi), đặc biệt là định hướng tăng thuế đối với các hàng hóa có hại cho sức khỏe như thuốc lá, rượu bia, và bổ sung đồ uống có đường vào danh mục chịu thuế.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Phân cấp, phân quyền cho doanh nghiệp

Theo chương trình nghị sự, sáng mai, 23.11, Quốc hội sẽ thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Để nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước tương xứng với nguồn vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, bảo đảm doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, giữ vị trí then chốt trong nền kinh tế, dự thảo Luật cần thể hiện rõ hơn tinh thần phân cấp, phân quyền cho doanh nghiệp, tránh tình trạng can thiệp hành chính vào công việc quản trị của doanh nghiệp.

Động lực để Huế phát triển nhanh và mạnh mẽ hơn nữa
Diễn đàn Quốc hội

Động lực để Huế phát triển nhanh và mạnh mẽ hơn nữa

Nhất trí việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương là phù hợp với lịch sử hình thành và phát triển của đô thị Huế, các đại biểu Quốc hội đề xuất nhiều giải pháp nhằm thực hiện thành công Đề án. Trong đó, cần làm rõ các giải pháp đồng bộ về cơ chế, chính sách để phát huy cao nhất tiềm năng, nguồn lực của thành phố Huế và của Trung ương cho đầu tư phát triển.

Giảm thu trước mắt, hiệu quả lâu dài
Chính sách và cuộc sống

Giảm thu trước mắt, hiệu quả lâu dài

Từ năm 2022 đến nay, việc giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) được triển khai đã tạo ra những tác động tích cực đến nền kinh tế. Như năm 2022, việc giảm thuế đã giúp doanh nghiệp và người dân tiết kiệm được khoảng 51,4 nghìn tỷ đồng, góp phần thúc đẩy tiêu dùng và làm tăng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng lên 19,8% so với năm 2021.

ĐBQH Nguyễn Phương Thủy phát biểu tại thảo luận Tổ 1
Ý kiến đại biểu

Đặc biệt quan tâm đến việc chuyển giao công nghệ

Thảo luận tại Tổ 1 về chủ trương đầu tư dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, các đại biểu của Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội đều chung đánh giá, đây là dự án bảo đảm cân bằng, hướng đến phát triển bền vững phương thức vận tải. Đáng chú ý, quá trình thực hiện cần quan tâm tới việc chuyển giao công nghệ của dự án bởi đây là một trong những vấn đề cốt lõi trong vận hành, làm chủ kỹ thuật của dự án sau này.

Quốc hội thảo luận về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam
Diễn đàn Quốc hội

Sẽ tạo bước đột phá trong phát triển hạ tầng giao thông

Thảo luận tại Hội trường về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, các đại biểu Quốc hội nhất trí với sự cần thiết đầu tư dự án để thể chế hóa chủ trương của Đảng, tạo bước đột phá trong phát triển, hiện đại hóa kết cấu hạ tầng giao thông. Đồng thời, tin tưởng, với sự huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị, dự án sẽ sớm được hiện thực hoá thành công, phát huy hiệu quả, đóng góp tích cực cho sự phát triển của đất nước cả trước mắt và tương lai lâu dài.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp
Quốc hội và Cử tri

Nhanh chóng giải quyết khó khăn về đời sống nhà giáo

Cho ý kiến về dự thảo Luật Nhà giáo, nhiều đại biểu cho rằng, việc quy định tiền lương nhà giáo ở cơ sở giáo dục công lập được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp sẽ giải quyết được những khó khăn về đời sống của nhà giáo. Đồng thời, khuyến khích thu hút nguồn nhân lực và những người giỏi tham gia vào ngành sư phạm nhiều hơn, giúp ngành giáo dục ngày càng bảo đảm về số lượng và tốt về chất lượng.

Không được công khai thông tin về sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận chính thức của cơ quan có thẩm quyền
Ý kiến đại biểu

Không được công khai thông tin về sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận chính thức của cơ quan có thẩm quyền

Góp ý vào Dự thảo Luật nhà giáo sáng 20.11, ĐBQH Nguyễn Thị Hà (Bắc Ninh) cho rằng Nhà giáo nếu có sai phạm thì đã có các chế tài xử lý theo quy định, nhưng đặc điểm hoạt động nghề nghiệp của nhà giáo có tính chất đặc biệt, nhất là khi nhà giáo trực tiếp đứng lớp, trực tiếp có ảnh hưởng lớn đối với tâm lý của người học. Vì vậy, nếu không có phương án bảo vệ nhà giáo thì đối tượng chịu ảnh hưởng không chỉ là nhà giáo mà còn là hàng triệu tương lai của đất nước.

ĐBQH tỉnh Ninh Thuận Chamaléa Thị Thủy phát biểu thảo luận tại hội trường. Ảnh: Hồ Long
Quốc hội và Cử tri

Quan tâm trước đến đến nhà giáo làm việc ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn

Thảo luận tại hội trường sáng nay, 20.11 về dự án Luật Nhà giáo, ĐBQH tỉnh Ninh Thuận Chamaléa Thị Thủy thống nhất với chủ trương luôn xem giáo dục là quốc sách trong mọi giai đoạn phát triển của đất nước; việc chăm lo về chế độ, chính sách, tôn vinh đội ngũ làm công tác giáo dục cần phải được chú trọng. Đồng thời, đại biểu cho rằng quan tâm trước đến đội ngũ nhà giáo đang làm việc ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn; giáo viên mầm non; giáo viên dạy cho các đối tượng khuyết tật.