Quốc hội Hàn Quốc đồng ý mở cuộc điều tra mới về thảm kịch Halloween 2022

Quốc hội Hàn Quốc đã bỏ phiếu thông qua một dự luật nhằm tiến hành một cuộc điều tra mới về thảm kịch dẫm đạp trong dịp Halloween ở khu phố Itewon, thuộc thủ đô Seoul vào năm 2022. Dự luật được cả đảng cầm quyền và phe đối lập ủng hộ cho thấy bước đi hợp tác đầu tiên giữa hai đảng để tránh tình trạng bế tắc lập pháp sau khi đảng cầm quyền thất bại trong cuộc bầu cử Quốc hội tháng trước, Reuters đưa tin.

Thỏa thuận lập pháp giữa hai đảng

Được thông qua với 256 phiếu thuận, 0 phiếu chống và 3 phiếu trắng, dự luật quy định về việc thành lập một ủy ban để điều tra nguyên nhân và những sai phạm dẫn tới thảm kịch khiến gần 160 người thiệt mạng. Ủy ban Điều tra gồm các thành viên do hai đảng lớn đề cử là đảng Quyền lực Nhân dân (PPP) cầm quyền và đảng Dân chủ (DP) đối lập, mỗi đảng đề xuất 4 thành viên. Ngoài ra, Chủ tịch Ủy ban được lựa chọn trên cơ sở tham vấn giữa PPP và DP. Ủy ban điều tra sẽ hoạt động trong vòng 1 năm và có thể kéo dài thêm 3 tháng

Quốc hội Hàn Quốc đồng ý mở cuộc điều tra mới về thảm kịch Halloween 2022 -0
Quốc hội Hàn Quốc. Ảnh: Asia Times

Dự luật là sự thỏa hiệp mà đảng Quyền lực Nhân dân (PPP) cầm quyền và đảng Dân chủ (DP) đối lập chính tại Hàn Quốc đạt được ngày 1.5, sau khi hai bên giải quyết được những vấn đề gây tranh cãi chính như thời gian hoạt động của ủy ban và phương pháp điều tra.

Trước đó, hồi tháng 1, phe đối lập đã thúc đẩy Quốc hội thông qua một dự luật tương tự về thành lập một ủy ban điều tra mà không có sự ủng hộ của đảng cầm quyền. Dự luật này sau đó đã bị Tổng thống Yoon Suk Yeol phủ quyết do ông lo ngại việc thành phần và quyền lực của ủy ban đều nằm trong tay phe đối lập.

Dự luật được thông qua sau khi Tổng thống Yoon và lãnh đạo phe đối lập Lee Jae-myung của Đảng Dân đã gặp nhau và có cuộc đàm phán. Đây là cuộc gặp đầu tiên giữa lãnh đạo hai bên kể từ khi ông Yoon Suk Yeol lên nắm quyền cách đây hai năm. Cuộc đàm phán là dấu hiệu cho thấy Tổng thống Yoon đang muốn tìm kiếm sự hợp tác lớn hơn trong vấn đề lập pháp và các vấn đề khác với phe đối lập sau khi PPP thất bại nặng nề trong cuộc tổng tuyển cử vào tháng trước.

Áp lực từ dư luận

Việc thành lập một ủy ban điều tra cũng được xúc tiến trong bối cảnh Chính quyền Tổng thống Yoon đứng trước áp lực ngày càng tăng từ phía thân nhân của những người bị nạn. Họ đã nhiều lần kêu gọi một cuộc điều tra độc lập về hoàn cảnh xảy ra vụ chen lấn dẫm đạp và kêu gọi Chính quyền nhanh chóng đưa những đối tượng phải chịu trách nhiệm và có liên quan đến thảm họa ra trước pháp luật.

Quốc hội Hàn Quốc đồng ý mở cuộc điều tra mới về thảm kịch Halloween 2022 -0
Lễ tưởng nhớ những nạn nhân của thảm kịch. Ảnh: Reuters

Bà Joung Mi-ra, mẹ của một trong những người thiệt mạng, cho biết: “Chính phủ của Tổng thống Yoon Suk Yeol phải phản ứng một cách nghiêm túc và… không cố gắng che đậy bất cứ điều gì”.

Một cuộc điều tra của cảnh sát được công bố vào đầu năm ngoái đã kết luận rằng việc thiếu chuẩn bị và phản ứng không thỏa đáng là nguyên nhân chính gây ra thảm họa.

Ngày 19.1 năm nay, các công tố viên Hàn Quốc đã truy tố Cảnh sát trưởng thủ đô Seoul Kim Kwang-ho với tội danh lơ là nhiệm vụ của người đứng đầu Cơ quan cảnh sát đô thị Seoul. Ông Kim Kwang-ho bị cáo buộc đã không thực hiện các biện pháp cần thiết như huy động lực lượng cảnh sát phù hợp và đảm bảo sẵn sàng chỉ huy cũng như giám sát tình hình dù nguy cơ mất an toàn rõ ràng có thể lường trước được đối với tình trạng quá tải tại khu vực giải trí về đêm này trong dịp lễ. Tuy nhiên, cho đến nay, không có nhân vật cấp cao nào của chính phủ đứng ra nhận trách nhiệm về những sơ suất dẫn đến thảm kịch.

Vụ việc xảy ra vào đúng lễ hội Halloween ngày 29.10.2022 khi hàng chục nghìn người trẻ tuổi đổ tới khu phố đêm Itaewon ở Seoul. Một số lượng lớn người dồn vào một hẻm dốc giữa các quán bar và câu lạc bộ trong khi không có các biện pháp kiểm soát đám đông, dẫn tới tình trạng giẫm đạp khiến 159 người thiệt mạng, trong đó có nhiều người nước ngoài.

Thế giới 24h

Singapore ban hành luật giám sát chặt chẽ doanh nghiệp vận tải quan trọng
Thế giới 24h

Singapore ban hành luật giám sát chặt chẽ doanh nghiệp vận tải quan trọng

Singapore đã thắt chặt giám sát theo quy định đối với lĩnh vực vận tải của mình bằng cách chỉ định 17 doanh nghiệp là các doanh nghiệp quan trọng phải chịu sự giám sát chặt chẽ hơn của Chính phủ. Luật Các doanh nghiệp vận tải quan trọng, có hiệu lực từ đầu tháng 4, nhằm mục đích bảo vệ các dịch vụ vận tải thiết yếu khỏi các mối đe dọa tiềm ẩn do "các tác nhân độc hại" gây ra.

Mỹ áp thuế đối ứng với tất cả các nước, mức thuế của Việt Nam cao thứ hai
Thế giới 24h

Mỹ áp thuế đối ứng với tất cả các nước, mức thuế của Việt Nam cao thứ hai

Tổng thống Donald Trump hôm 2.4 tuyên bố áp dụng mức thuế cơ bản 10% đối với tất cả hàng nhập khẩu vào Mỹ, trong đó ông sẽ áp mức thuế đối ứng 46% đối với 90% tổng lượng hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam, cao thứ 2 trong số các nước xuất khẩu vào thị trường Mỹ, chỉ sau Campuchia (mức thuế 49% đối với 97% tổng lượng hàng hóa xuất khẩu vào Mỹ).

Những điều thắc mắc về thuế đối ứng của Mỹ
Thế giới 24h

Những điều thắc mắc về thuế đối ứng của Mỹ

Sau nhiều tuần dự đoán, cuối cùng Tổng thống Donald Trump đã chính thức hiện thực hóa lời đe dọa áp thuế quan đối ứng vào ngày 2.4 (giờ Mỹ) với mức thuế cơ bản 10% đối với hàng nhập khẩu từ tất cả các quốc gia và mức thuế cao hơn đối với hàng chục quốc gia có thặng dư thương mại với Mỹ.

Phản ứng của các nước trước thông báo áp thuế đối ứng của Mỹ
Thế giới 24h

Phản ứng của các nước trước thông báo áp thuế đối ứng của Mỹ

Trong thông báo tại Vườn Hồng, Trump cho biết ông sẽ áp dụng mức thuế quan cao đối với hàng chục quốc gia có thặng dư thương mại đáng kể với Hoa Kỳ trong khi áp dụng mức thuế cơ bản 10% đối với hàng nhập khẩu từ tất cả các quốc gia để ứng phó với tình trạng ông gọi là trường hợp khẩn cấp về kinh tế. Một số nước phản ứng gay gắt và đe dọa trả đũa trong khi phần lớn các nước phản ứng thận trọng trước tuyên bố này.

Trung Quốc - Ấn Độ nhảy “vũ điệu Rồng - Voi”
Thế giới 24h

Trung Quốc - Ấn Độ nhảy “vũ điệu Rồng - Voi”

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kêu gọi Trung Quốc và Ấn Độ tăng cường hợp tác, so sánh mối quan hệ của họ với "vũ điệu giữa Rồng và Voi”. Tuyên bố trên được đưa ra khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trao đổi điện mừng với người đồng cấp Ấn Độ, Tổng thống Drupadi Murmu, nhân dịp hai nước kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.

Nhật Bản: Luật Khẩn cấp về cung cấp lương thực có hiệu lực
Thế giới 24h

Nhật Bản: Luật Khẩn cấp về cung cấp lương thực có hiệu lực

Luật Các biện pháp khẩn cấp về cung cấp lương thực của Nhật Bản đã chính thức có hiệu lực từ ngày 1.4 nhằm ổn định thị trường lương thực trong nước. Có hiệu lực từ ngày 1.4, Luật yêu cầu nông dân phải nộp kế hoạch chi tiết để tăng sản lượng các loại thực phẩm thiết yếu như gạo nếu nguồn cung trong nước giảm và giá cả tăng vọt. Phản ứng này được đưa ra vào thời điểm giá lương thực, thực phẩm trong nước tăng mạnh do nhiều yếu tố toàn cầu và môi trường.

Israel xóa bỏ mọi mức thuế đối với hàng Mỹ để tránh thuế đối ứng
Thế giới 24h

Israel xóa bỏ mọi mức thuế đối với hàng Mỹ để tránh thuế đối ứng

Ngày 1.4, Bộ trưởng Tài chính Israel Bezalel Smotrich đã ký một chỉ thị bãi bỏ toàn bộ thuế quan còn lại đối với hàng nhập khẩu từ Hoa Kỳ có hiệu lực ngay lập tức. Biện pháp này được công bố một ngày khi chính quyền Tổng thống Donald Trump áp dụng thuế đối ứng đối với các đối tác thương mại trên thế giới.

Vụ sập tòa nhà ở Thái Lan: Sẽ điều tra nhà thầu Trung Quốc và công ty sản xuất vật liệu
Thế giới 24h

Vụ sập tòa nhà ở Thái Lan: Sẽ điều tra nhà thầu Trung Quốc và công ty sản xuất vật liệu

Chính phủ Thái Lan đã ra lệnh điều tra mở rộng đối với nhà thầu xây dựng Trung Quốc chịu trách nhiệm xây dựng tòa nhà Văn phòng Kiểm toán Nhà nước (SAO), tòa nhà duy nhất bị sập ở Bangkok trong vụ động đất hôm 28.3 ảnh hưởng từ Myanmar cũng như nhà máy sản xuất vật liệu cho tòa nhà này sau khi phát hiện thép sử dụng trong xây dựng tòa nhà không đạt chất lượng.

Cơ hội bảo đảm tương lai tài chính của châu Âu
Quốc tế

Cơ hội bảo đảm tương lai tài chính của châu Âu

Ủy ban châu Âu (EC) công bố kế hoạch tham vọng mang tên Liên minh Tiết kiệm và Đầu tư (SIU) - một sáng kiến ​​quan trọng nhằm cải thiện cách hệ thống tài chính EU chuyển hướng tiết kiệm sang đầu tư hiệu quả. Thông qua kế hoạch này, EU kỳ vọng thúc đẩy tăng trưởng, khắc phục tình trạng trì trệ và giảm phụ thuộc vào nguồn tài chính bên ngoài.

Pháp: Lãnh đạo đảng cực hữu phản đối phán quyết cấm bà tranh cử
Thế giới 24h

Pháp: Lãnh đạo đảng cực hữu phản đối phán quyết cấm bà tranh cử

Chủ tịch Đảng Tập hợp dân tộc (RN) cực hữu Marine Le Pen cho rằng phán quyết của tòa cấm bà tranh cử là mang động cơ chính trị. Tuyên bố trên được đưa ra sau khi một tòa án kết tội bà 4 năm tù treo vì tội biển thủ công quỹ và cấm bà tranh cử trong vòng 5 năm. Điều này đồng nghĩa với việc bà sẽ không thể tham gia tranh cử tổng thống vào năm 2027.

Ngân hàng châu Âu ứng phó thế nào trước kế hoạch thuế quan của Mỹ?
Thế giới 24h

Ngân hàng châu Âu ứng phó thế nào trước kế hoạch thuế quan của Mỹ?

Thuế quan của Donald Trump có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng của EU và đẩy lạm phát lên cao, đặt ra tình thế tiến thoái lưỡng nan cho Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). Trong khi thương mại chậm lại và giá cả tăng, một số nhà kinh tế cho rằng việc cắt giảm lãi suất có thể là lựa chọn phù hợp, miễn là kỳ vọng lạm phát vẫn được duy trì.

Pháp: Cải cách luật thừa kế giúp giải phóng nhiều bất động sản
Thế giới 24h

Pháp: Cải cách luật thừa kế giúp giải phóng nhiều bất động sản

Một thay đổi lớn trong pháp luật thừa kế của Pháp sắp giúp đưa nhiều bất động sản bỏ trống và bị bỏ hoang trở lại thị trường, đặc biệt là ở khu vực nông thôn. Dự luật cải cách này vốn đã được các nghị sĩ Hạ viện thông qua vào ngày 6.3 và đang chờ được Thượng viện bỏ phiếu nhằm giải quyết các tranh chấp kéo dài giữa những người thừa kế, cũng như đơn giản hóa thủ tục thừa kế, vốn thường khiến bất động sản bị bỏ không trong nhiều thập kỷ.

Nguồn: ITN
Quốc tế

Nỗ lực cải cách lĩnh vực tài chính

Chính phủ Anh đang đề xuất các cải cách quy định trong lĩnh vực dịch vụ tài chính như một phần trong chương trình nghị sự nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trọng tâm chính là khuyến khích đầu tư trong nước từ các quỹ hưu trí và nới lỏng khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ gia đình. Tuy nhiên, khả năng thành công của các biện pháp này vẫn còn chưa chắc chắn.

Chính sách thuế quan "có đi có lại" của Mỹ
Thế giới 24h

Chính sách thuế quan "có đi có lại" của Mỹ

Ngày 2.4 tới, chính sách thuế quan “có đi có lại” của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ chính thức có hiệu lực. Theo đó, Mỹ sẽ áp đặt mức thuế bằng với các nước khác áp đặt đối với hàng hóa Mỹ, có tính đến từng mối quan hệ thương mại. Trong bối cảnh tác động của chính sách này chưa thể được đánh giá đầy đủ, các rào cản phi thuế quan sẽ làm phức tạp thêm bức tranh. Các quốc gia có thể giảm hàng rào bảo hộ của mình để tránh bị trả đũa hoặc có thể trả đũa mạnh hơn và biến cuộc chiến thuế quan thành chiến tranh thương mại toàn diện.