Quan hệ chiến lược Pháp - Ấn Độ thêm nồng ấm

Ngày 26.1 tới, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron sẽ là khách mời chính tại lễ kỷ niệm 75 năm Ngày Cộng hòa của Ấn Độ. Sự hiện diện của ông Macron bất chấp lời mời được đưa ra vào phút chót đã nhắc nhở nhiều người ở Ấn Độ rằng Pháp là một người bạn trong mọi điều kiện hoàn cảnh mà Ấn Độ có thể tin cậy.

Ấn độ đã mời vị lãnh đạo nước Pháp vào phút chót sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden, người được hy vọng là khách mời chính, đã không thể tham dự do bạn chuẩn bị cho bài phát biểu Thông điệp Liên bang hàng năm tại Washington DC. Đây sẽ là lần thứ sáu một nhà lãnh đạo Pháp trở thành khách mời chính trong lễ kỷ niệm Ngày Cộng hòa của Ấn Độ - ngày kỷ niệm Hiến pháp chính thức có hiệu lực.

Mẫu số chung trong tầm nhìn Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương

New Delhi và Paris có nhiều điểm chung về quan điểm chiến lược của họ về một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do, cởi mở, toàn diện và thịnh vượng. Việc hai nước ủng hộ quyền tự chủ chiến lược khi đối mặt với những bất ổn địa chính trị lớn ở cả châu Âu và Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương có thể được coi là động lực chính để Ấn Độ và Pháp theo đuổi một chương trình nghị sự chiến lược thậm chí còn chặt chẽ hơn. Hơn nữa, cả hai nước đều thúc đẩy việc tăng cường chủ nghĩa đa phương và các thể chế đa phương bằng cách làm cho các cơ quan này mang tính đại diện và hiệu quả hơn.

Trên thực tế, tuyên bố chung được đưa ra trong chuyến thăm Paris của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi hồi đầu năm 2023 đã nhấn mạnh “các giá trị chung, niềm tin vào chủ quyền và quyền tự chủ chiến lược, cam kết kiên định đối với luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hợp Quốc, niềm tin vững chắc vào chủ nghĩa đa phương, và mục tiêu chung cho một thế giới đa cực ổn định”.

Thủ tướng Ấn Độ Modi thăm Pháp vào tháng 7.2023. Ảnh: AFP
Thủ tướng Ấn Độ Modi thăm Pháp vào tháng 7.2023. Ảnh: AFP

Số chuyến thăm cấp cao giữa Ấn Độ và Pháp là minh chứng cho thấy hai nước nhìn nhận tầm quan trọng của mối quan hệ song phương; ông Modi đã đến Pháp với tư cách khách mời chính trong lễ kỷ niệm Quốc khánh Pháp vào tháng 7.2023. Nhìn vào các văn bản đã ký kết, có thể nói chuyến thăm đã gặt hái được những thành công lớn, bao gồm: Thông cáo chung; Tầm nhìn 2047 - Kỷ niệm 25 năm quan hệ Đối tác Chiến lược Ấn - Pháp, hướng tới một thế kỷ quan hệ Ấn - Pháp; Lộ trình Ấn Độ - Pháp - Ấn Độ - Thái Bình Dương. Sau đó, Tổng thống Macron đã đến Ấn Độ tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 vào tháng 9.2023, khi hai nhà lãnh đạo xem xét và đánh giá lại nhiều thỏa thuận đã ký vào mùa hè.

Đồng minh tự nhiên

Ấn Độ và Pháp vẫn là đối tác chiến lược thân thiết với sự hợp tác lâu dài trong tất cả các lĩnh vực chiến lược, bao gồm năng lượng hạt nhân dân sự, quốc phòng và vũ trụ, và những điều này cũng được đề cập trong các cuộc gặp song phương.

Pháp tiếp tục nhận được sự ủng hộ vô điều kiện trên toàn bộ phạm vi chính trị ở Ấn Độ và công chúng rộng lớn hơn, và điều đó giúp chính phủ Ấn Độ theo đuổi các mối quan hệ đối tác như vậy mà không gặp bất kỳ trở ngại nào, dù là trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân dân sự hay trên mặt trận phòng thủ thông thường.

Trên thực tế, điều này cũng xuất phát từ sự hỗ trợ trung thành mà Ấn Độ đã nhận được từ Pháp vào những thời điểm quan trọng trong lịch sử. Ví dụ, vào tháng 5.1998, một vài tháng sau khi Ấn Độ và Pháp nâng tầm quan hệ Đối tác lên Đối tác Chiến lược, Ấn Độ đã tiến hành các vụ thử hạt nhân đầu tiên và bị nhiều quốc gia, bao gồm Mỹ, Nhật Bản, Anh… áp đặt các lệnh trừng phạt. Pháp là số ít cường quốc phương Tây không tham gia mặt trận này, đây có thể là điều mà New Delhi sẽ còn ghi nhớ rất lâu sau này.

Do đó, Pháp được đánh giá cao trong các tính toán chiến lược của Ấn Độ. Và như Mohamed Zeeshan đã viết vào tháng 7 năm nay, “nếu Ấn Độ có một đồng minh tự nhiên thì đó có lẽ là Pháp”. Zeeshan lưu ý vai trò của Pháp với tư cách là một cường quốc bậc trung với ảnh hưởng địa chính trị và địa lý đáng kể ở Ấn Độ Dương: “Pháp có sự kết hợp phù hợp giữa điểm mạnh và điểm yếu để trở thành đối tác quốc phòng ưu tiên của Ấn Độ”.

Hợp tác quốc phòng - lĩnh vực ưu tiên

Tuyên  bố chung được đưa ra sau chuyến thăm Pháp của Thủ tướng Narendra Modi vào tháng 7 năm ngoái nêu bật mức độ hợp tác quốc phòng song phương mạnh mẽ, khi hai nước tìm cách tăng cường quan hệ đối tác công nghiệp trong các lĩnh vực như phát triển động cơ máy bay chiến đấu chung. Là nước xuất khẩu quốc phòng lớn thứ hai sang Ấn Độ, Pháp có thể là đối tác quan trọng về sản xuất, chia sẻ công nghệ và nghiên cứu quốc phòng trong nước. Đối thoại Quốc phòng thường niên vào tháng 10 đã quy tụ các bộ trưởng quốc phòng của hai nước, nơi họ thảo luận các cách để tăng cường hợp tác trong ngành công nghiệp quốc phòng. Sau thành công của chương trình chế tạo tàu ngầm P-75 Kalvari, Mazagon Dockyard Ltd của Ấn Độ và Tập đoàn Hải quân của Pháp đã ký thỏa thuận đóng thêm ba tàu ngầm Scorpene cho Hải quân Ấn Độ.

Hợp tác quốc phòng ngày càng tăng giữa Ấn Độ và Pháp phù hợp với các mục tiêu chung của họ ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Trong khi tham vọng khu vực của New Delhi bảo đảm sự chú ý lâu dài đối với các vấn đề hàng hải; Pháp tự cho mình là một “sức mạnh cân bằng” trong bối cảnh cạnh tranh Mỹ - Trung, để bảo vệ các lợi ích của mình ở cả Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Giống như New Delhi, quan điểm của Paris về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương cũng mang tính “toàn diện”, vì nước này tìm kiếm các mối quan hệ nhiều mặt để duy trì sự cân bằng quyền lực. Cả hai nước đều cố gắng tránh phụ thuộc vào Hoa Kỳ, nhưng đồng thời cũng cân bằng lại những chính sách quyết đoán của Trung Quốc ở khu vực.

Hợp tác trong mối quan hệ với các quốc đảo

Trong khi thương mại quốc phòng vẫn là lĩnh vực hợp tác quan trọng nhất, Ấn Độ và Pháp đang mở rộng phạm vi mối quan hệ sang các mục tiêu địa chính trị chung. Nhiều dấu hiệu cho thấy một khía cạnh quan trọng trong chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của cả Ấn Độ và Pháp bao gồm ngoại giao với các quốc đảo. Việc ra mắt Diễn đàn Hợp tác Quần đảo Ấn Độ - Thái Bình Dương (FIPIC) vào năm 2014 và chuyến thăm của ông Modi tới Port Moresby để dự hội nghị thượng đỉnh FIPIC lần thứ ba vào tháng 5.2023 đã nêu bật mối quan tâm bền vững của Ấn Độ trong khu vực. Các chuyến thăm gần đây của Tổng thống Macron tới Vanuatu, Papua New Guinea và các lãnh thổ New Caledonia và Polynesia thuộc Pháp cũng nhấn mạnh sự gia tăng phạm vi tiếp cận ngoại giao của nước này ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Pháp cũng tích cực tham gia vào các diễn đàn khu vực về các vấn đề chiến lược, chẳng hạn như Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng Nam Thái Bình Dương vừa kết thúc và tổ chức các cuộc tập trận cứu trợ thiên tai như “Chữ thập đỏ phương Nam” hai năm một lần ở New Caledonia, một tiền đồn quan trọng của sức mạnh hải quân Pháp ở Thái Bình Dương. Đáng chú ý là Ấn Độ và Pháp đang tìm cách tăng cường hợp tác với các đảo Thái Bình Dương, nơi biến đổi khí hậu được coi là thách thức nổi bật nhất.

Ấn Độ và Pháp cũng tham gia vào Ủy ban Ấn Độ Dương và Hiệp hội Vành đai Ấn Độ Dương, tập trung vào an ninh phi truyền thống, kết cấu hạ tầng và các hoạt động cứu trợ thiên tai, phát triển bền vững và an ninh hàng hải. Hai nước cũng thông qua Tầm nhìn chiến lược cho Ấn Độ Dương, trong đó bao gồm một thỏa thuận tiếp cận lẫn nhau đối với các cơ sở quân sự và hoạt động tuần tra chung.

An ninh phi truyền thống - con đường phía trước

Hợp tác trong một cấu trúc chặt chẽ hơn với các quốc đảo trong lĩnh vực an ninh phi truyền thống có thể giúp giảm bớt những lo ngại về an ninh phi truyền thống. Những hoạt động này có thể bao gồm đào tạo của Pháp về an ninh khí hậu và quản lý lãnh thổ hàng hải cũng như đào tạo của Ấn Độ về quản lý thiên tai (HADR). Theo Lộ trình Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, hai nước đã vạch ra kế hoạch cùng phát triển các nguồn tài nguyên hàng hải bền vững và kết cấu hạ tầng để chia sẻ thông tin. Quỹ hợp tác tam giác Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, một sáng kiến của Ấn Độ - Pháp nhằm hỗ trợ “đổi mới và khởi nghiệp tập trung vào khí hậu và SDG” từ các nước thứ ba, cũng có thể hữu ích trong việc tài trợ cho các dự án giảm thiểu biến đổi khí hậu.

Mối quan hệ đối tác Ấn - Pháp có cấu trúc và phù hợp hơn sẽ củng cố cấu trúc an ninh Ấn Độ - Thái Bình Dương. Hơn nữa, cách tiếp cận chung của quan hệ đối tác trong việc kết hợp an ninh quốc phòng và phát triển cũng có thể làm giảm bớt những tổn thương chiến lược đối với các quốc gia trong khu vực như các quốc đảo Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Quốc tế

AI trong quá trình chuyển đổi xanh: Cơ hội và thách thức
Quốc tế

AI trong quá trình chuyển đổi xanh: Cơ hội và thách thức

Các chuyên gia nhận định, trí tuệ nhân tạo (AI) là “con dao hai lưỡi” đối với tính bền vững của môi trường ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, khi vừa mang lại nhiều hứa hẹn nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trong khi các nước đang đẩy nhanh thiết kế các khung pháp lý về AI, những cân nhắc về khí hậu và nỗ lực giảm tác động đến môi trường vẫn chưa được quan tâm đúng mức trong quá trình này. Để có thể tối ưu hóa lợi ích môi trường của AI trong khi vẫn giảm thiểu các rủi ro liên quan, các Chính phủ phải kết hợp các mục tiêu bao quát với mục tiêu cụ thể, để phối hợp trong cách tiếp cận của họ đối với AI và tính bền vững của môi trường.

Trung Quốc có thể xóa bỏ thuế đối với một số mặt hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ
Thế giới 24h

Trung Quốc có thể xóa bỏ thuế đối với một số mặt hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ

Chính phủ Trung Quốc đang cân nhắc việc hoãn áp thuế 125% đối với một số mặt hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ, do chi phí kinh tế của cuộc chiến thương mại ăn miếng trả miếng đang đè nặng lên một số ngành công nghiệp nhất định, hãng tin Bloomberg dẫn nguồn tin hiểu rõ vấn đề cho biết.

Sinh viên Trung Quốc đang dần từ bỏ “giấc mơ Mỹ”
Nhịp cầu giáo dục

Sinh viên Trung Quốc đang dần từ bỏ “giấc mơ Mỹ”

Thời gian gần đây, việc chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump siết chặt thị thực và cắt giảm tài trợ cho các trường Đại học đã trở thành mối lo ngại lớn đối với sinh viên quốc tế. Với sinh viên Trung Quốc, nhiều người chia sẻ khó khăn còn gia tăng do cuộc chiến thương mại giữa Washington và Bắc Kinh và làn sóng phân biệt ngày càng rõ rệt, khiến “giấc mơ Mỹ” không còn trở thành một sự lựa chọn hàng đầu.

Gian nan con đường chấm dứt xung đột Nga - Ukraine
Thế giới 24h

Gian nan con đường chấm dứt xung đột Nga - Ukraine

Những diễn biến gần đây giữa Nga và Ukraine đã cho thấy tính thiếu chắc chắn về các nỗ lực ngoại giao nhằm chấm dứt cuộc xung đột đã kéo dài hơn 3 năm qua. Bản thân Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng phải thừa nhận, chấm dứt cuộc xung đột này khó khăn hơn ông tưởng.

Nhà Trắng cân nhắc cắt giảm thuế đối với Trung Quốc: Dấu hiệu hạ nhiệt căng thẳng
Quốc tế

Nhà Trắng cân nhắc cắt giảm thuế đối với Trung Quốc: Dấu hiệu hạ nhiệt căng thẳng

Chính quyền Tổng thống Donald Trump đang cân nhắc giảm thuế đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc để giảm căng thẳng thương mại. Bản thân Tổng thống Trump đánh tiếng thuế quan có thể được cắt giảm hơn một nửa. Mặc dù con số này vẫn ở mức rất cao và không có ý nghĩa về mặt thương mại, nhưng đã cho thấy thiện chí của hai cường quốc sẵn sàng “xuống thang”.

Mỹ cân nhắc thưởng tiền để khuyến khích phụ nữ sinh con
Thế giới 24h

Mỹ cân nhắc thưởng tiền để khuyến khích phụ nữ sinh con

Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang xem xét hàng loạt biện pháp khuyến khích người dân lập gia đình và sinh con, khi tỷ lệ sinh ở nước này liên tục giảm và hiện tiệm cận mức thấp kỷ lục. Một trong những biện pháp được đề xuất là thưởng tiền mặt trị giá 5.000 USD (khoảng 130 triệu đồng) cho mỗi phụ nữ Mỹ sau khi sinh con.

Thổ Nhĩ Kỳ rung chuyển vì động đất
Thế giới 24h

Thổ Nhĩ Kỳ rung chuyển vì động đất

Theo Cơ quan Quản lý thảm họa và tình trạng khẩn cấp của Thổ Nhĩ Kỳ (AFAD), trận động đất mạnh 6,2 độ Richter xảy ra ở Biển Marmara gần Silivri, nằm cách Thủ đô Istanbul khoảng 70km về phía Tây, các cơn dư chấn vẫn đang tiếp diễn.

Mỹ công bố kế hoạch loại bỏ toàn bộ phẩm màu nhân tạo
Thế giới 24h

Mỹ công bố kế hoạch loại bỏ toàn bộ phẩm màu nhân tạo

Chính quyền của Tổng thống Donald Trump chính thức công bố lộ trình loại bỏ phẩm màu nhân tạo trong thực phẩm trước năm 2027. Đây được xem là một phần trong nỗ lực cải tổ hệ thống thực phẩm quốc gia vì sức khỏe cộng đồng, hướng tới mục tiêu "Đưa nước Mỹ khoẻ mạnh trở lại". 

"Không khí mùa Đông" bao trùm cuộc họp mùa Xuân của WB và IMF
Quốc tế

"Không khí mùa Đông" bao trùm cuộc họp mùa Xuân của WB và IMF

Hàng trăm nhà lãnh đạo tài chính toàn cầu đã có mặt ở Washington để tham dự cuộc họp mùa Xuân của Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế từ ngày 22 - 27.4, nhưng tâm trạng của họ đã rất khác so với khi họ đến diễn đàn này vào mùa Thu năm ngoái. Các chương trình nghị sự đa phương trước đây về phối hợp chính sách công nghiệp, biến đổi khí hậu, đầu tư nước ngoài, hỗ trợ dự án hay xóa nợ với các nước nghèo hơn dường như sẽ nhường chỗ cho một mối quan tâm lớn nhất đang bao trùm cả thế giới: thuế quan.

Nguy cơ gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu
Thế giới 24h

Nguy cơ gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu

Trung Quốc vừa tuyên bố áp hạn chế xuất khẩu thêm lên 7 loại nguyên tố đất hiếm và nam châm quan trọng… Các chuyên gia nhận định, các biện pháp hạn chế mới có nguy cơ dẫn tới cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng diện rộng, đặc biệt trong các lĩnh vực then chốt như ô tô, hàng không vũ trụ, bán dẫn và quốc phòng.

Nhà Trắng đang tìm kiếm chủ nhân mới cho Lầu Năm Góc?
Thế giới 24h

Nhà Trắng đang tìm kiếm chủ nhân mới cho Lầu Năm Góc?

Nhà Trắng đã bắt đầu quá trình tìm kiếm một vị chủ nhân mới tại Lầu Năm Góc để thay thế ông Pete Hegseth, theo một quan chức Mỹ yêu cầu giấu tên. Điều này xảy ra khi Bộ trưởng Quốc phòng Hegseth một lần nữa vướng vào những tranh cãi về việc chia sẻ thông tin chi tiết về hoạt động quân sự trong một cuộc trò chuyện nhóm.

Trật tự thế giới đang thay đổi như thế nào?
Việt Nam và các nước

Trật tự thế giới đang thay đổi như thế nào?

Sau khi Bức tường Berlin sụp đổ vào năm 1989, Tổng thống Hoa Kỳ George HW Bush đã tuyên bố về một “trật tự thế giới mới”. Bây giờ, chỉ hai tháng sau khi ông Donald Trump nhậm chức tổng thống Mỹ lần thứ hai, Kaja Kallas, nhà ngoại giao hàng đầu của Liên minh châu Âu đã tuyên bố rằng “trật tự quốc tế đang trải qua những thay đổi ở quy mô chưa từng thấy kể từ năm 1945”. Nhưng “trật tự thế giới” là gì và trật tự này đang được duy trì hay thay đổi như thế nào? Dưới đây là bài viết của Giáo sư Joseph S. Nye, Jr., tại Đại học Harvard (*).