Quan điểm trái chiều

Tại cuộc họp của Hội đồng WTO giám sát Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS) cuối tháng 5.2021, các bên đã sôi nổi bàn các đề xuất nhằm khởi động các cuộc thảo luận dựa trên văn bản về việc miễn áp dụng bản quyền sáng chế vaccine phòng Covid-19. EU cùng với một số quốc gia và vùng lãnh thổ tiếp tục đề nghị có thêm thời gian để phân tích đề xuất. Trong khi đó, các nước Pakistan, Argentina, Bangladesh, Ai Cập, Indonesia và Kenya là những nước ủng hộ khởi động đàm phán.

Quan điểm của Mỹ

Trước sức ép cả trong và ngoài nước, Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm 5.5 đã tuyên bố ủng hộ miễn trừ bản quyền vaccine phòng Covid-19 trên toàn cầu và sẽ đàm phán các điều khoản liên quan tại WTO.

Ở trong nước, hàng chục nghị sĩ hai viện của Quốc hội, trong đó có các đồng minh thân cận như Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren, Thượng nghị sĩ Bernie Sanders và các nhóm ủng hộ khác đã hối thúc Tổng thống Biden ủng hộ vấn đề này.

Nhiều nước trên thế giới, trong đó có các đồng minh và đối tác ngày càng quan trọng của Washington như Ấn Độ và Nam Phi, ngay từ tháng 10 năm ngoái đã kêu gọi từ bỏ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với vaccine phòng Covid-19.

Tuy nhiên, Tiến sĩ Antony Fauci, Cố vấn Y tế trưởng của Tổng thống Biden cho rằng, việc gỡ bỏ quyền sở hữu trí tuệ không phải là cách tốt nhất để thực sự cải thiện khả năng tiếp cận vaccine. Thay vào đó, các công ty phương Tây nên được khuyến khích tăng cường sản xuất và xuất khẩu số liều vaccine dư thừa, các nước cũng nên tặng số vaccine dư thừa cho những nước đang gặp khó khăn trong việc tiếp cận vaccine.

Nguồn: ITN
Nguồn: ITN

Sự phản đối của châu Âu

Châu Âu đến nay vẫn luôn phản đối quan điểm loại bỏ bản quyền vaccine Covid-19 vì nhiều lý do. Thứ nhất, phía EU không tin tưởng ý định của Mỹ và cho rằng tuyên bố của Tổng thống Mỹ Joe Biden mang tính truyền thông hơn là một kế hoạch thực chất. EU nhận định như vậy là do khối này đánh giá, vướng mắc lớn nhất bây giờ đối với vấn đề thiếu hụt vaccine trên toàn cầu, đặc biệt là vaccine cho các quốc gia nghèo không nằm ở việc các hãng dược phẩm nắm giữ bản quyền mà là ở việc tắc nghẽn trong dây chuyền sản xuất cũng như việc một số nước cấm xuất khẩu, cấm cả các thành phần quan trọng cho việc sản xuất.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron thậm chí đã chỉ trích đích danh Mỹ và Anh và cho rằng nếu Mỹ thực sự muốn đẩy mạnh việc giúp đỡ các nước khác có được vaccine thì có 3 việc cần làm ngay là: Gỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu, chia sẻ công nghệ trong dây chuyền sản xuất và tài trợ các liều vaccine không được sử dụng nhưng đang tồn kho tại Mỹ và Anh. Theo ông Macron, việc loại bỏ bản quyền vaccine chỉ là ưu tiên thứ 4.

Thủ tướng Đức Angela Merkel phản đối vì một lý do khác. Bà Merkel cho rằng, do vấn đề tắc nghẽn hiện nay nằm ở khâu sản xuất nên việc loại bỏ bản quyền vaccine sẽ chỉ mang đến lợi ích cho các cường quốc có năng lực sản xuất vượt trội như Trung Quốc, chứ không mang lại lợi ích gì cho các khu vực nghèo như châu Phi. Ngoài ra, bà Merkel cũng cho rằng trong bối cảnh vaccine đã trở thành một vũ khí địa chính trị trên thế giới, châu Âu cần phải bảo vệ nền tảng sáng tạo và đổi mới của các công ty, trong đó bản quyền là sản phẩm cụ thể nhất.

Mặc dù bà Ursula von der Leyen là lãnh đạo châu Âu đầu tiên lên tiếng hưởng ứng ý tưởng của Tổng thống Mỹ Joe Biden nhưng trước sự phản đối của nhiều lãnh đạo khác của châu Âu, trong vài ngày qua bà Ursula von der Leyen cũng đã thay đổi quan điểm, trở nên thận trọng hơn. Chủ tịch Ủy ban châu Âu mặc dù vẫn đồng ý là cần thảo luận về ý tưởng này nhưng cũng cho rằng, trong ngắn hạn và trung hạn, việc loại bỏ bản quyền vaccine không tạo nên thay đổi gì lớn.

Bà Ursula von der Leyen nêu ví dụ về việc EU đã sản xuất trên 400 triệu liều vaccine và 50% trong số đó đã xuất khẩu sang 90 nước để qua đó kêu gọi các nước khác hành động tương tự. Hiện nay, luồng ý kiến chủ đạo của các lãnh đạo châu Âu là không phản đối ý tưởng của Tổng thống Mỹ nhưng Thủ tướng Bỉ Alexander De Croo đã tuyên bố, châu Âu không cần Mỹ chỉ bảo, khi Mỹ là nước chưa xuất khẩu một liều vaccine nào cho các nước khác trong suốt 6 tháng qua, thậm chí còn tích trữ hàng chục triệu liều vaccine của AstraZeneca mà không hề sử dụng.

Nhìn chung, châu Âu cho rằng ý tưởng của Mỹ là không thực chất, nặng về tô vẽ hình ảnh và chính quyền Mỹ cũng không hề thảo luận trước với phía châu Âu về ý tưởng này. Do đó, mặc dù về lâu dài châu Âu có thể vẫn sẽ ủng hộ việc loại bỏ bản quyền vaccine phòng Covid-19 nhưng để thuyết phục được châu Âu ủng hộ, phía Mỹ cần phải nhanh chóng có các hành động thực chất, cụ thể là gỡ bỏ các lệnh cấm xuất khẩu cũng như nguyên liệu để sản xuất vaccine, đồng thời chia sẻ vaccine cho các nước khác.

Tổ chức

Tuần làm việc rút ngắn ngày càng thịnh hành trên thế giới
Tổ chức

Tuần làm việc rút ngắn ngày càng thịnh hành trên thế giới

Trước đại dịch Covid-19, nhiều công ty trên toàn cầu đã thử nghiệm tuần làm việc 4 ngày, mô hình này đã trở nên thịnh hành khi thế giới chuyển sang làm việc từ xa. Hiện nay, số quốc gia đưa ra các chính sách rút ngắn thời gian làm việc cho người lao động đang được nối dài thêm.
Kho tàng tri thức của nghị sĩ
Tổ chức

Kho tàng tri thức của nghị sĩ

Thư viện Quốc hội cùng với Ban Thư ký Quốc hội, Ủy ban Ngân sách Quốc hội và Dịch vụ nghiên cứu Quốc hội có chức năng hỗ trợ cho công việc của Quốc hội, chịu sự điều hành trực tiếp của Chủ tịch Quốc hội. Với nguồn tài liệu chính thống dồi dào, cơ quan này là nguồn thông tin chính của các nghị sĩ.
Ra đời trong chiến tranh
Tổ chức

Ra đời trong chiến tranh

Với một bộ sưu tập khiêm tốn chỉ với 3.604 cuốn sách và một đội ngũ nhân viên chỉ gồm 4 người, ngày 20.2.1952, Thư viện Quốc hội được thành lập tại Pusan, thủ đô tạm thời của Hàn Quốc khi khói súng vẫn chưa tan trên bán đảo Triều Tiên.
Định hướng cho tương lai
Tổ chức

Định hướng cho tương lai

Trong một vài thập kỷ gần đây, sự thay đổi về chính trị - xã hội của Hàn Quốc cùng với sự thay đổi về công nghệ đã thúc đẩy các nhà lãnh đạo của Thư viện Quốc hội xây dựng chiến lược và tầm nhìn cho sự phát triển của Thư viện Quốc hội như một tổ chức phi lợi nhuận có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển chung của đất nước trong tương lai.
Qatar: Bảo hiểm y tế bắt buộc cho du khách và người nước ngoài
Tổ chức

Qatar: Bảo hiểm y tế bắt buộc cho du khách và người nước ngoài

Một dự luật mới được thông qua hôm 20.10 ở Qatar quy định: Bảo hiểm y tế là bắt buộc đối với du khách cũng như người nước ngoài đến nước này. Chính sách về phạm vi bảo hiểm quy định việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản cho người lao động thông qua các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc thuộc Chính phủ và các cơ sở y tế tư nhân.
Cộng hòa Czech: Bảo hiểm y tế là nghĩa vụ và quyền lợi
Tổ chức

Cộng hòa Czech: Bảo hiểm y tế là nghĩa vụ và quyền lợi

Sau khi được Quốc hội thông qua và được Tổng thống ký phê chuẩn, Luật sửa đổi về người nước ngoài ở Cộng hòa Czech chính thức có hiệu lực hôm 2.8.2021, trong đó có những thay đổi đáng chú ý liên quan đến nghĩa vụ mua bảo hiểm y tế đối với người nước ngoài đang cư trú lâu dài ở nước này, cũng như quyền lợi bảo hiểm y tế cho con cái của họ khi được sinh ra ở đây.
Đức: Yêu cầu bắt buộc bảo hiểm y tế cho người lao động
Tổ chức

Đức: Yêu cầu bắt buộc bảo hiểm y tế cho người lao động

Hàng nghìn lao động quốc tế nhập cư Đức mỗi năm để tìm việc làm vì ở đây có mức lương cao, điều kiện làm việc đáp ứng tiêu chuẩn toàn cầu và mang lại nhiều triển vọng nghề nghiệp. Với mức sống cao, việc người lao động nhận được bảo hiểm y tế phù hợp sẽ giúp họ an tâm trước các hóa đơn y tế trong trường hợp mắc bệnh hoặc gặp tai nạn.
Đâu là chìa khóa?
Tổ chức

Đâu là chìa khóa?

Trong bối cảnh dịch Covid-19 tiếp tục lây lan trên khắp thế giới, việc tiêm phòng vaccine trên quy mô toàn cầu được kỳ vọng là biện pháp hữu hiệu nhất để ngăn chặn đại dịch. Sau một loạt câu chuyện về chủ nghĩa dân tộc vaccine, sự bất bình đẳng giàu nghèo ngăn cản tiếp cận vaccine, các nhà lãnh đạo thế giới, G7, và nhiều tổ chức như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã lên tiếng kêu gọi bãi bỏ bản quyền sáng chế vaccine nhằm tạo điều kiện cho đẩy mạnh sản xuất, cung ứng những phiên bản vaccine giá rẻ và cho rằng đây là chìa khóa trong dịch ở giai đoạn vaccine.
Giải pháp trước mắt
Tổ chức

Giải pháp trước mắt

Việc tạm thời bỏ bản quyền vaccine Covid-19 sẽ gặp nhiều khó khăn và mất nhiều thời gian. Trong bối cảnh cần có những giải pháp khác để thúc đẩy các chương trình tiêm chủng trên toàn thế giới.
Luật Lâm nghiệp của Trung Quốc: Bước tiến tích cực bảo vệ rừng
Tổ chức

Luật Lâm nghiệp của Trung Quốc: Bước tiến tích cực bảo vệ rừng

Bắt đầu từ tháng 7.2020, Luật Lâm nghiệp của Trung Quốc chính thức có hiệu lực, đánh dấu lần sửa đổi đầu tiên trong hơn 20 năm. Luật đi kèm với một số cải tiến nhằm mục đích bảo vệ tốt hơn tài nguyên rừng, thúc đẩy phát triển bền vững và đóng góp vào chính sách quốc gia về xây dựng một nền văn minh sinh thái.
Cách thức quản lý và thực thi bảo vệ rừng của Canada
Tổ chức

Cách thức quản lý và thực thi bảo vệ rừng của Canada

​​​​​​​Luật Lâm nghiệp của Canada là một trong những luật nghiêm ngặt nhất trên thế giới. Nước này bảo vệ rừng và bảo đảm rằng các thực thi quản lý rừng bền vững được tuân thủ trên toàn quốc. Đất nước hình lá phong muốn người tiêu dùng tin tưởng rằng, rừng và các sản phẩm gỗ của Canada được khai thác hợp pháp theo hệ thống quản lý rừng bền vững.
Hướng tới hệ thống kinh tế hiện đại
Tổ chức

Hướng tới hệ thống kinh tế hiện đại

​​​​​​​Đầu tuần qua, Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc (Ủy ban Thường vụ Quốc hội) Trung Quốc thông báo, bên cạnh các luật như Luật Công ty và Luật Phá sản doanh nghiệp, nước này sẽ sửa đổi Luật Chống độc quyền nhằm hướng tới xây dựng hệ thống kinh tế hiện đại, thúc đẩy đổi mới công nghệ và tăng tính cạnh tranh.
Dự thảo Luật Chống lãng phí thực phẩm của Trung Quốc: Xây dựng văn hóa tiêu dùng thực phẩm
Tổ chức

Dự thảo Luật Chống lãng phí thực phẩm của Trung Quốc: Xây dựng văn hóa tiêu dùng thực phẩm

Trong bối cảnh an ninh lương thực đang bị đe dọa bởi những bất ổn về sản xuất, mua bán lương thực trên toàn thế giới do đại dịch Covid-19 hay thiên tai gây ra, Trung Quốc, nơi có số dân đông nhất thế giới, rất dễ bị tổn thương nếu không đẩy mạnh các biện pháp đối phó. Chính vì vậy, ngày 23.12.2020, Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc đã xem xét dự thảo luật về chống lãng phí thực phẩm nhằm xây dựng nền văn hóa ăn uống lành mạnh cũng như thiết lập một cơ chế lâu dài để ngăn chặn lãng phí, bảo đảm nguồn cung lương thực ổn định cho 1,4 tỷ dân.
Giảm giờ làm để tăng hiệu suất
Tổ chức

Giảm giờ làm để tăng hiệu suất

Trong lịch sử, rất nhiều thí nghiệm đã tìm cách chứng minh rằng, khi người lao động thực sự đạt được sự cân bằng giữa cuộc sống và công việc, họ trở nên hạnh phúc và yêu công việc của mình hơn. Từ đó, động lực làm việc được nâng cao, dẫn đến năng suất lao động tăng thêm. Chính vì thế, ý tưởng làm việc 4 ngày trong tuần từng được đưa ra cách đây hơn nửa thập kỷ nay lại trở thành chủ đề nóng trong bối cảnh đại dịch Covid-19 hoành hành trên toàn cầu.
Thuận nhiều hơn khó
Tổ chức

Thuận nhiều hơn khó

Mặc dù vẫn còn một số bất lợi nhưng những thử nghiệm ban đầu của nhiều công trình nghiên cứu cho thấy, một tuần làm việc 4 ngày đang mang lại nhiều lợi ích từ kinh tế đến sức khỏe thể chất và tinh thần cho người lao động.
Giải pháp thời đại dịch Covid-19
Tổ chức

Giải pháp thời đại dịch Covid-19

Trong bối cảnh nền kinh tế gặp khó khăn do phải áp dụng các biện pháp cứng rắn nhằm ngăn ngừa sự lây lan và những tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, nhiều quốc gia và doanh nghiệp trên thế giới đang nghiêm túc xem xét đến giải pháp cắt giảm giờ làm việc trong tuần xuống 4 ngày.