Pháp luật một số nước về chống lãng phí thực phẩm

Dự thảo Luật Chống lãng phí thực phẩm của Trung Quốc: Xây dựng văn hóa tiêu dùng thực phẩm

Trong bối cảnh an ninh lương thực đang bị đe dọa bởi những bất ổn về sản xuất, mua bán lương thực trên toàn thế giới do đại dịch Covid-19 hay thiên tai gây ra, Trung Quốc, nơi có số dân đông nhất thế giới, rất dễ bị tổn thương nếu không đẩy mạnh các biện pháp đối phó. Chính vì vậy, ngày 23.12.2020, Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc đã xem xét dự thảo luật về chống lãng phí thực phẩm nhằm xây dựng nền văn hóa ăn uống lành mạnh cũng như thiết lập một cơ chế lâu dài để ngăn chặn lãng phí, bảo đảm nguồn cung lương thực ổn định cho 1,4 tỷ dân.

Từ chiến dịch “Đĩa sạch”

Một cuộc điều tra năm 2018 của Viện Nghiên cứu Địa lý và Tài nguyên Quốc gia và Quỹ Thiên nhiên toàn cầu ước tính người tiêu dùng Trung Quốc tại các thành phố lớn đã lãng phí 17 tới 18 triệu tấn thực phẩm trong năm 2015. Đây là lượng thực phẩm đủ nuôi sống 30 - 50 triệu người trong một năm.

Hồi tháng 8.2020, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gọi sự lãng phí thực phẩm của Trung Quốc là vấn đề “gây sốc và đáng lo ngại”, đồng thời cho biết nước này cần cảnh giác trước cuộc khủng hoảng an ninh lương thực tiềm ẩn. Nhà lãnh đạo cao nhất Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu, “phải nuôi dưỡng thói quen tiết kiệm, vun đắp một môi trường xã hội trong đó lãng phí là xấu hổ và tiết kiệm là đáng khen ngợi”.

Hồi đầu năm, Chính phủ Trung Quốc  đã công bố tái khởi động chương trình tiết kiệm thực phẩm, không để thức ăn thừa có tên “Clean Plate 2.0” (Đĩa sạch phiên bản 2.0). Chương trình bắt đầu trong giai đoạn nền kinh tế Trung Quốc đang gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và các thiên tai liên tục xảy ra. Chương trình Đĩa sạch xuất hiện lần đầu năm 2013 với mục đích giảm chi tiêu xa hoa cho các buổi tiệc không cần thiết, được đánh giá là sáng kiến có tác động tích cực cho xã hội và môi trường.

Chiến dịch “Clear Your Plate” (Hãy ăn sạch đĩa của bạn) cũng được phát động  trên toàn quốc,  thu hút sự chú ý trên toàn quốc, cả trực tuyến và ngoại tuyến. Cư dân mạng chia sẻ hình ảnh và video về những chiếc đĩa trống sau khi ăn xong trên các nền tảng mạng xã hội, nơi chống lãng phí thực phẩm là một trong những chủ đề nóng nhất. Các áp phích và khẩu hiệu chống lãng phí thực phẩm được treo trên tường của nhiều nhà hàng, trường học... Theo truyền thống, người Trung Quốc thường đãi khách rất nhiều thức ăn để bày tỏ sự hào phóng. Nhưng sự hào phóng đó khiến Trung Quốc phải vứt bỏ mỗi năm từ 17 - 18 triệu tấn thực phẩm - đủ để nuôi sống 30 - 50 triệu người mỗi năm, theo một nghiên cứu của Viện hàn lâm Khoa học Trung Quốc và Quỹ Đời sống hoang dã thế giới.

Để thiết lập cơ chế lâu dài nhằm ngăn chặn lãng phí thực phẩm, các nhà làm luật đưa các chính sách và biện pháp mang tính xây dựng mà đất nước đã áp dụng trong những năm qua vào dự thảo Luật Chống lãng phí thực phẩm gồm 32 điều. Ngày 23.12.2020, Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc lần đầu tiên xem xét dự thảo này, mà theo các đại biểu Quốc hội, nó có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy lối sống lành mạnh, hợp lý, xanh và hành vi tiêu dùng tốt hơn. Đây cũng là  điều cần thiết để đẩy nhanh quá trình xây dựng một xã hội bảo tồn tài nguyên và thân thiện với môi trường, hỗ trợ phát triển kinh tế và xã hội bền vững.

Nguồn: EPA
Nguồn: EPA

Đến dự thảo Luật Chống lãng phí thực phẩm

Nhiệm vụ của Chính phủ, Dự thảo luật nêu rõ trách nhiệm của Chính phủ liên quan đến việc chống lãng phí thực phẩm. Theo đó, chính quyền các cấp cần lãnh đạo chống lãng phí thực phẩm, cải thiện cơ chế làm việc, đặt ra mục tiêu và tăng cường giám sát lẫn quản lý. Chính quyền địa phương trên cấp quận nên cập nhật cho công chúng về những phát triển trong công tác chống lãng phí thực phẩm của mình hàng năm và đề xuất các biện pháp đẩy mạnh công việc. Chính quyền cũng nên hỗ trợ nghiên cứu và phát triển công nghệ khoa học sẽ giúp bảo tồn lương thực.

Theo dự thảo luật, Trung Quốc sẽ thực thi các chính sách thuế tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc chiến chống lãng phí thực phẩm. Bên cạnh đó, một số cơ quan của Chính phủ sẽ được quy trách nhiệm từ việc lập kế hoạch tổng thể đến đến thắt chặt quản lý và giám sát ngành công nghiệp ăn uống.

Nhiệm vụ của các ngành, Dự thảo luật yêu cầu các cơ quan chính phủ, các doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức công phải thắt chặt quản lý các tiệc chiêu đãi sử dụng công quỹ. Trong khi đó, các nhà cung cấp dịch vụ ăn uống nên áp dụng biện pháp giảm thiểu lãng phí thực phẩm, chẳng hạn như cải thiện hệ thống quản lý thu mua, bảo quản và chế biến thực phẩm. Dự thảo cho biết, họ nên dán áp phích nhắc nhở người tiêu dùng hạn chế đặt hàng thực phẩm quá mức, đồng thời có thể tính phí nếu người tiêu dùng lãng phí thực phẩm rõ ràng.

Dự thảo còn kêu gọi các nhà cung cấp dịch vụ ăn uống sử dụng công nghệ. Ví dụ, dữ liệu lớn sẽ phân tích nhu cầu của người tiêu dùng, giúp cải thiện việc quản lý mua, vận chuyển và lưu trữ thực phẩm. Các nền tảng giao đồ ăn trực tuyến cũng cần hiển thị lời nhắc nhở trên trang đặt đồ ăn của mình, còn các đại lý du lịch chịu trách nhiệm hướng dẫn du khách tiết kiệm đồ ăn.

Các cá nhân chỉ nên phục vụ hoặc ăn lượng thức ăn thích hợp trong đám cưới, đám tang, bữa tiệc và các sự kiện khác, cũng như trong cuộc sống hàng ngày. Các hiệp hội ngành thực phẩm và dịch vụ ăn uống cần xây dựng các tiêu chuẩn và quy tắc chống lãng phí cho các thành viên. Các trường học nên giáo dục học sinh về thực hành tiết kiệm và chống lãng phí, dự thảo nêu rõ.

Ngoài ra, dự thảo quy định, các cơ quan truyền thông tin tức phải nâng cao nhận thức của cộng đồng về việc ngăn ngừa lãng phí thực phẩm, cấm sản xuất, phát sóng hoặc truyền bá các chương trình hoặc video clip về ăn uống vô độ.

Cơ chế giám sát, xử phạt, Dự thảo chỉ rõ, chính quyền các cấp và các ban ngành liên quan cần thiết lập cơ chế giám sát và kiểm tra để chống lãng phí thực phẩm. Nó kêu gọi những người lãng phí thực phẩm sửa chữa những hành vi sai trái của họ. Tất cả các đơn vị và cá nhân có quyền khiếu nại với các cơ quan chức năng đối với những cơ sở sản xuất thực phẩm bị phát hiện có thực phẩm lãng phí.

Các nhà cung cấp dịch vụ ăn uống lôi kéo hoặc đánh lừa người tiêu dùng đặt thực phẩm quá mức dẫn đến lãng phí rõ ràng sẽ bị cơ quan quản lý thị trường cảnh báo. Theo dự thảo, ai từ chối cải tạo sẽ bị phạt. Các đài phát thanh, đài truyền hình và nhà cung cấp dịch vụ âm thanh-video trực tuyến sản xuất, phát hành hoặc truyền bá nội dung ủng hộ thói háu ăn cũng sẽ bị phạt nếu từ chối sửa chữa hoặc vi phạm nghiêm trọng. Các cơ quan quản lý có thể tạm dừng hoặc đóng cửa các dịch vụ của họ.

Được biết, ngoài dự thảo Luật Chống lãng phí thực phẩm, dự thảo Luật An ninh lương thực cũng đang được Trung Quốc tăng tốc xây dựng để trình Quốc hội trong năm nay.

Tổ chức

Tuần làm việc rút ngắn ngày càng thịnh hành trên thế giới
Tổ chức

Tuần làm việc rút ngắn ngày càng thịnh hành trên thế giới

Trước đại dịch Covid-19, nhiều công ty trên toàn cầu đã thử nghiệm tuần làm việc 4 ngày, mô hình này đã trở nên thịnh hành khi thế giới chuyển sang làm việc từ xa. Hiện nay, số quốc gia đưa ra các chính sách rút ngắn thời gian làm việc cho người lao động đang được nối dài thêm.
Kho tàng tri thức của nghị sĩ
Tổ chức

Kho tàng tri thức của nghị sĩ

Thư viện Quốc hội cùng với Ban Thư ký Quốc hội, Ủy ban Ngân sách Quốc hội và Dịch vụ nghiên cứu Quốc hội có chức năng hỗ trợ cho công việc của Quốc hội, chịu sự điều hành trực tiếp của Chủ tịch Quốc hội. Với nguồn tài liệu chính thống dồi dào, cơ quan này là nguồn thông tin chính của các nghị sĩ.
Ra đời trong chiến tranh
Tổ chức

Ra đời trong chiến tranh

Với một bộ sưu tập khiêm tốn chỉ với 3.604 cuốn sách và một đội ngũ nhân viên chỉ gồm 4 người, ngày 20.2.1952, Thư viện Quốc hội được thành lập tại Pusan, thủ đô tạm thời của Hàn Quốc khi khói súng vẫn chưa tan trên bán đảo Triều Tiên.
Định hướng cho tương lai
Tổ chức

Định hướng cho tương lai

Trong một vài thập kỷ gần đây, sự thay đổi về chính trị - xã hội của Hàn Quốc cùng với sự thay đổi về công nghệ đã thúc đẩy các nhà lãnh đạo của Thư viện Quốc hội xây dựng chiến lược và tầm nhìn cho sự phát triển của Thư viện Quốc hội như một tổ chức phi lợi nhuận có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển chung của đất nước trong tương lai.
Qatar: Bảo hiểm y tế bắt buộc cho du khách và người nước ngoài
Tổ chức

Qatar: Bảo hiểm y tế bắt buộc cho du khách và người nước ngoài

Một dự luật mới được thông qua hôm 20.10 ở Qatar quy định: Bảo hiểm y tế là bắt buộc đối với du khách cũng như người nước ngoài đến nước này. Chính sách về phạm vi bảo hiểm quy định việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản cho người lao động thông qua các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc thuộc Chính phủ và các cơ sở y tế tư nhân.
Cộng hòa Czech: Bảo hiểm y tế là nghĩa vụ và quyền lợi
Tổ chức

Cộng hòa Czech: Bảo hiểm y tế là nghĩa vụ và quyền lợi

Sau khi được Quốc hội thông qua và được Tổng thống ký phê chuẩn, Luật sửa đổi về người nước ngoài ở Cộng hòa Czech chính thức có hiệu lực hôm 2.8.2021, trong đó có những thay đổi đáng chú ý liên quan đến nghĩa vụ mua bảo hiểm y tế đối với người nước ngoài đang cư trú lâu dài ở nước này, cũng như quyền lợi bảo hiểm y tế cho con cái của họ khi được sinh ra ở đây.
Đức: Yêu cầu bắt buộc bảo hiểm y tế cho người lao động
Tổ chức

Đức: Yêu cầu bắt buộc bảo hiểm y tế cho người lao động

Hàng nghìn lao động quốc tế nhập cư Đức mỗi năm để tìm việc làm vì ở đây có mức lương cao, điều kiện làm việc đáp ứng tiêu chuẩn toàn cầu và mang lại nhiều triển vọng nghề nghiệp. Với mức sống cao, việc người lao động nhận được bảo hiểm y tế phù hợp sẽ giúp họ an tâm trước các hóa đơn y tế trong trường hợp mắc bệnh hoặc gặp tai nạn.
Đâu là chìa khóa?
Tổ chức

Đâu là chìa khóa?

Trong bối cảnh dịch Covid-19 tiếp tục lây lan trên khắp thế giới, việc tiêm phòng vaccine trên quy mô toàn cầu được kỳ vọng là biện pháp hữu hiệu nhất để ngăn chặn đại dịch. Sau một loạt câu chuyện về chủ nghĩa dân tộc vaccine, sự bất bình đẳng giàu nghèo ngăn cản tiếp cận vaccine, các nhà lãnh đạo thế giới, G7, và nhiều tổ chức như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã lên tiếng kêu gọi bãi bỏ bản quyền sáng chế vaccine nhằm tạo điều kiện cho đẩy mạnh sản xuất, cung ứng những phiên bản vaccine giá rẻ và cho rằng đây là chìa khóa trong dịch ở giai đoạn vaccine.
Quan điểm trái chiều
Tổ chức

Quan điểm trái chiều

Tại cuộc họp của Hội đồng WTO giám sát Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS) cuối tháng 5.2021, các bên đã sôi nổi bàn các đề xuất nhằm khởi động các cuộc thảo luận dựa trên văn bản về việc miễn áp dụng bản quyền sáng chế vaccine phòng Covid-19. EU cùng với một số quốc gia và vùng lãnh thổ tiếp tục đề nghị có thêm thời gian để phân tích đề xuất. Trong khi đó, các nước Pakistan, Argentina, Bangladesh, Ai Cập, Indonesia và Kenya là những nước ủng hộ khởi động đàm phán.
Giải pháp trước mắt
Tổ chức

Giải pháp trước mắt

Việc tạm thời bỏ bản quyền vaccine Covid-19 sẽ gặp nhiều khó khăn và mất nhiều thời gian. Trong bối cảnh cần có những giải pháp khác để thúc đẩy các chương trình tiêm chủng trên toàn thế giới.
Luật Lâm nghiệp của Trung Quốc: Bước tiến tích cực bảo vệ rừng
Tổ chức

Luật Lâm nghiệp của Trung Quốc: Bước tiến tích cực bảo vệ rừng

Bắt đầu từ tháng 7.2020, Luật Lâm nghiệp của Trung Quốc chính thức có hiệu lực, đánh dấu lần sửa đổi đầu tiên trong hơn 20 năm. Luật đi kèm với một số cải tiến nhằm mục đích bảo vệ tốt hơn tài nguyên rừng, thúc đẩy phát triển bền vững và đóng góp vào chính sách quốc gia về xây dựng một nền văn minh sinh thái.
Cách thức quản lý và thực thi bảo vệ rừng của Canada
Tổ chức

Cách thức quản lý và thực thi bảo vệ rừng của Canada

​​​​​​​Luật Lâm nghiệp của Canada là một trong những luật nghiêm ngặt nhất trên thế giới. Nước này bảo vệ rừng và bảo đảm rằng các thực thi quản lý rừng bền vững được tuân thủ trên toàn quốc. Đất nước hình lá phong muốn người tiêu dùng tin tưởng rằng, rừng và các sản phẩm gỗ của Canada được khai thác hợp pháp theo hệ thống quản lý rừng bền vững.
Hướng tới hệ thống kinh tế hiện đại
Tổ chức

Hướng tới hệ thống kinh tế hiện đại

​​​​​​​Đầu tuần qua, Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc (Ủy ban Thường vụ Quốc hội) Trung Quốc thông báo, bên cạnh các luật như Luật Công ty và Luật Phá sản doanh nghiệp, nước này sẽ sửa đổi Luật Chống độc quyền nhằm hướng tới xây dựng hệ thống kinh tế hiện đại, thúc đẩy đổi mới công nghệ và tăng tính cạnh tranh.
Giảm giờ làm để tăng hiệu suất
Tổ chức

Giảm giờ làm để tăng hiệu suất

Trong lịch sử, rất nhiều thí nghiệm đã tìm cách chứng minh rằng, khi người lao động thực sự đạt được sự cân bằng giữa cuộc sống và công việc, họ trở nên hạnh phúc và yêu công việc của mình hơn. Từ đó, động lực làm việc được nâng cao, dẫn đến năng suất lao động tăng thêm. Chính vì thế, ý tưởng làm việc 4 ngày trong tuần từng được đưa ra cách đây hơn nửa thập kỷ nay lại trở thành chủ đề nóng trong bối cảnh đại dịch Covid-19 hoành hành trên toàn cầu.
Thuận nhiều hơn khó
Tổ chức

Thuận nhiều hơn khó

Mặc dù vẫn còn một số bất lợi nhưng những thử nghiệm ban đầu của nhiều công trình nghiên cứu cho thấy, một tuần làm việc 4 ngày đang mang lại nhiều lợi ích từ kinh tế đến sức khỏe thể chất và tinh thần cho người lao động.
Giải pháp thời đại dịch Covid-19
Tổ chức

Giải pháp thời đại dịch Covid-19

Trong bối cảnh nền kinh tế gặp khó khăn do phải áp dụng các biện pháp cứng rắn nhằm ngăn ngừa sự lây lan và những tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, nhiều quốc gia và doanh nghiệp trên thế giới đang nghiêm túc xem xét đến giải pháp cắt giảm giờ làm việc trong tuần xuống 4 ngày.