Chính sách làm việc 4 ngày một tuần trên thế giới

Giảm giờ làm để tăng hiệu suất

Trong lịch sử, rất nhiều thí nghiệm đã tìm cách chứng minh rằng, khi người lao động thực sự đạt được sự cân bằng giữa cuộc sống và công việc, họ trở nên hạnh phúc và yêu công việc của mình hơn. Từ đó, động lực làm việc được nâng cao, dẫn đến năng suất lao động tăng thêm. Chính vì thế, ý tưởng làm việc 4 ngày trong tuần từng được đưa ra cách đây hơn nửa thập kỷ nay lại trở thành chủ đề nóng trong bối cảnh đại dịch Covid-19 hoành hành trên toàn cầu.

Xu hướng cân bằng công việc và cuộc sống

Lâu nay, con người vẫn phải luôn đấu tranh để cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Mối quan tâm ngày càng tăng đối với quyền của người lao động cùng với sức mạnh của tự động hóa đã tạo ra nhiều thay đổi lớn. Một số ngành công nghiệp không còn yêu cầu nhiều giờ làm việc nữa và xu hướng toàn cầu nghiêng về tuần làm việc 4 ngày.

Vào năm 1930, trong suốt thời kỳ đại suy thoái ở Mỹ, nhà kinh tế học nổi tiếng John Maynard Keynes từng dự đoán, thế giới sẽ có tuần làm việc 15 giờ “trong vòng 100 năm”. Ngay tại thời ông đang sống, Keynes đã nhận thấy sự phát triển của công nghiệp hóa để phỏng đoán xu hướng tiến tới các phương thức làm việc hiệu quả hơn sẽ tiếp tục. Một khi người lao động đã kiếm đủ tiền để chi trả cho những nhu cầu thiết yếu, ông cho rằng họ sẽ lựa chọn cách sử dụng thời gian cho gia đình hoặc nghỉ ngơi nhiều hơn, từ đó giảm ngày làm việc trong tuần thậm chí xuống chỉ còn 2 đến 3 ngày.

Ý tưởng hấp dẫn đó dường như chưa bao giờ tắt. Ngay cả ông Richard Nixon, hồi còn trong nhiệm kỳ Phó Tổng thống năm 1956, đã dự đoán, tuần làm việc 4 ngày sẽ đến “trong tương lai không xa”. Tuy nhiên, nó vẫn chỉ là ý tưởng trong gần một thế kỷ, cho đến năm 1998 khi Pháp ban hành đạo luật đầu tiên trong hai luật “Aubry” (do Bộ trưởng Lao động Pháp lúc đó là bà Martine Aubry đề xuất), giảm tuần làm việc trên toàn quốc xuống 35 giờ thay vì 39, với số giờ vượt quá được tính là làm thêm. (Trong những năm tiếp theo, các sửa đổi đã thay đổi khá nhiều các luật ban đầu). Mục đích là giảm tỷ lệ thất nghiệp lên tới 12% (vào thời điểm đó) thông qua chia sẻ công việc. Thực tế, sự thành công của luật khiến nhiều quốc gia khác phải xem xét lại lịch trình làm việc tiêu chuẩn của mình.

Với sự phát triển công nghệ trong thế kỷ XXI, tương tự công nghệ “băng chuyền” của những năm 1920 mở ra tuần làm việc 5 ngày, ý tưởng tuần làm việc 4 ngày tiếp tục được phát triển nhanh chóng. Ngay cả ông trùm kinh doanh người Anh Richard Branson cũng ủng hộ việc chuyển sang tuần làm việc ngắn hơn. Ông viết: “Bằng cách làm việc hiệu quả hơn, không có lý do gì mà con người không thể làm việc ít giờ hơn mà vẫn hiệu quả như thế, nếu không muốn nói là hiệu quả hơn nhiều. Mọi người sẽ cần được trả nhiều tiền hơn khi làm việc ít thời gian hơn, vì vậy họ có thể dành nhiều thời gian hưởng thụ hơn”.

Cân bằng cuộc sống và công việc Nguồn: ITN
Cân bằng cuộc sống và công việc 

Nguồn: ITN 

Trào lưu thời đại dịch

Vào tháng 5 vừa qua, Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern đề xuất các chủ doanh nghiệp xem xét quy định cho nhân viên làm việc 4 ngày trong tuần, đồng thời lựa chọn các phương án làm việc linh hoạt để kích cầu du lịch và giúp nhân viên giải quyết vấn đề cân bằng cuộc sống trong bối cảnh đất nước Kiwi phải duy trì lệnh phong tỏa vì ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Ngay từ đầu năm, nữ Thủ tướng trẻ nhất thế giới người Phần Lan Sanna Marin đã kêu gọi áp dụng giờ làm việc linh hoạt ở đất nước Bắc Âu này, trong đó một tuần làm việc 4 ngày, mỗi ngày 6 giờ.  Mục đích là để người lao động có thêm thời gian cho gia đình. Mới đây nhất, nghiệp đoàn lớn nhất nước Đức IG Metall đã kêu gọi thực hiện tuần làm việc 4 ngày để cứu hàng nghìn việc làm có thể bị mất do tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19. Được biết, đây là tổ chức công đoàn đại diện cho người lao động làm việc cho các nhà sản xuất ô tô lớn như Audi, BMW và Porsche, là liên minh công nghiệp lớn nhất châu Âu.

Thực tế, nhiều quốc gia châu Âu đã và đang thử nghiệm thực hiện các tuần làm việc ngắn hơn ở những mức độ khác nhau. Có một điểm đáng chú ý rằng, 6 trong 10 quốc gia có tuần làm việc ngắn nhất đều nằm trong 10 nước có mức lương hàng năm cao nhất (Thụy Sĩ, Hà Lan, Đan Mạch, Na Uy, Áo và Bỉ). Những nước châu Âu khác dù chưa có tên trong danh sách, nhưng vẫn bám sát ngay sau. Chẳng hạn, mặc dù giờ làm việc trung bình ở Anh là 40 tiếng, nhưng gần đây Đại hội Liên minh Thương mại nước này đã thúc đẩy tuần làm việc giảm xuống 29 giờ/tuần.

Ở bên kia bờ Đại Tây dương, Mỹ cũng thử nghiệm tuần làm việc ngắn hơn, cho dù số thực hiện chủ yếu là các công ty và tổ chức tư nhân. Trong giai đoạn 2008 - 2011, chính quyền bang Utah đã thiết lập tuần làm việc 4 ngày, mỗi ngày 10 tiếng và nghỉ thêm thứ Sáu. Kể từ năm 2016, Amazon cho một số nhân viên được làm việc 30 giờ mỗi tuần trong 4 ngày, dù lương sẽ bị cắt giảm. Năm 2004, hãng Google ra chính sách, trong đó người lao động được phép theo đuổi bất kỳ dự án nào mà họ mong muốn trong 20% thời gian làm việc của mình hoặc cả ngày. Tuy nhiên, thông lệ này được cho là đã bị bãi bỏ một cách không chính thức, khi nhiều người hoài nghi gọi nó là chính sách “120 %” vì họ vẫn phải sử dụng tất cả giờ làm việc của mình để hoàn thành công việc.

Còn ở châu Á, hồi tháng 11 năm ngoái, Microsoft Nhật Bản đã có một động thái táo bạo trong nỗ lực cải thiện cân bằng cuộc sống - công việc bằng cách cho phép người lao động của hãng có 3 ngày cuối tuần. Kết quả cho thấy năng suất tăng lên đáng kể, tới 39,9%. Tháng 6.2019, một công ty về giáo dục tại Hàn Quốc có tên là Eduwill đã bắt đầu thí điểm áp dụng chế độ làm việc 4 ngày/tuần, làm thổi bùng lên trào lưu cuộc sống - công việc cân bằng ra khắp xứ sở kim chi. Tại xứ sở chuột túi, công ty tiếp thị kỹ thuật số Versa đã đưa ra chính sách không làm việc vào thứ Tư từ năm 2018 và kết quả thu được rất khả quan. Doanh thu tăng gần 50% và lợi nhuận tăng gần gấp ba lần, trong khi số lượng và chất lượng các ứng viên xin việc vào công ty được cải thiện rõ rệt.

Tổ chức

Tuần làm việc rút ngắn ngày càng thịnh hành trên thế giới
Tổ chức

Tuần làm việc rút ngắn ngày càng thịnh hành trên thế giới

Trước đại dịch Covid-19, nhiều công ty trên toàn cầu đã thử nghiệm tuần làm việc 4 ngày, mô hình này đã trở nên thịnh hành khi thế giới chuyển sang làm việc từ xa. Hiện nay, số quốc gia đưa ra các chính sách rút ngắn thời gian làm việc cho người lao động đang được nối dài thêm.
Kho tàng tri thức của nghị sĩ
Tổ chức

Kho tàng tri thức của nghị sĩ

Thư viện Quốc hội cùng với Ban Thư ký Quốc hội, Ủy ban Ngân sách Quốc hội và Dịch vụ nghiên cứu Quốc hội có chức năng hỗ trợ cho công việc của Quốc hội, chịu sự điều hành trực tiếp của Chủ tịch Quốc hội. Với nguồn tài liệu chính thống dồi dào, cơ quan này là nguồn thông tin chính của các nghị sĩ.
Ra đời trong chiến tranh
Tổ chức

Ra đời trong chiến tranh

Với một bộ sưu tập khiêm tốn chỉ với 3.604 cuốn sách và một đội ngũ nhân viên chỉ gồm 4 người, ngày 20.2.1952, Thư viện Quốc hội được thành lập tại Pusan, thủ đô tạm thời của Hàn Quốc khi khói súng vẫn chưa tan trên bán đảo Triều Tiên.
Định hướng cho tương lai
Tổ chức

Định hướng cho tương lai

Trong một vài thập kỷ gần đây, sự thay đổi về chính trị - xã hội của Hàn Quốc cùng với sự thay đổi về công nghệ đã thúc đẩy các nhà lãnh đạo của Thư viện Quốc hội xây dựng chiến lược và tầm nhìn cho sự phát triển của Thư viện Quốc hội như một tổ chức phi lợi nhuận có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển chung của đất nước trong tương lai.
Qatar: Bảo hiểm y tế bắt buộc cho du khách và người nước ngoài
Tổ chức

Qatar: Bảo hiểm y tế bắt buộc cho du khách và người nước ngoài

Một dự luật mới được thông qua hôm 20.10 ở Qatar quy định: Bảo hiểm y tế là bắt buộc đối với du khách cũng như người nước ngoài đến nước này. Chính sách về phạm vi bảo hiểm quy định việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản cho người lao động thông qua các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc thuộc Chính phủ và các cơ sở y tế tư nhân.
Cộng hòa Czech: Bảo hiểm y tế là nghĩa vụ và quyền lợi
Tổ chức

Cộng hòa Czech: Bảo hiểm y tế là nghĩa vụ và quyền lợi

Sau khi được Quốc hội thông qua và được Tổng thống ký phê chuẩn, Luật sửa đổi về người nước ngoài ở Cộng hòa Czech chính thức có hiệu lực hôm 2.8.2021, trong đó có những thay đổi đáng chú ý liên quan đến nghĩa vụ mua bảo hiểm y tế đối với người nước ngoài đang cư trú lâu dài ở nước này, cũng như quyền lợi bảo hiểm y tế cho con cái của họ khi được sinh ra ở đây.
Đức: Yêu cầu bắt buộc bảo hiểm y tế cho người lao động
Tổ chức

Đức: Yêu cầu bắt buộc bảo hiểm y tế cho người lao động

Hàng nghìn lao động quốc tế nhập cư Đức mỗi năm để tìm việc làm vì ở đây có mức lương cao, điều kiện làm việc đáp ứng tiêu chuẩn toàn cầu và mang lại nhiều triển vọng nghề nghiệp. Với mức sống cao, việc người lao động nhận được bảo hiểm y tế phù hợp sẽ giúp họ an tâm trước các hóa đơn y tế trong trường hợp mắc bệnh hoặc gặp tai nạn.
Đâu là chìa khóa?
Tổ chức

Đâu là chìa khóa?

Trong bối cảnh dịch Covid-19 tiếp tục lây lan trên khắp thế giới, việc tiêm phòng vaccine trên quy mô toàn cầu được kỳ vọng là biện pháp hữu hiệu nhất để ngăn chặn đại dịch. Sau một loạt câu chuyện về chủ nghĩa dân tộc vaccine, sự bất bình đẳng giàu nghèo ngăn cản tiếp cận vaccine, các nhà lãnh đạo thế giới, G7, và nhiều tổ chức như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã lên tiếng kêu gọi bãi bỏ bản quyền sáng chế vaccine nhằm tạo điều kiện cho đẩy mạnh sản xuất, cung ứng những phiên bản vaccine giá rẻ và cho rằng đây là chìa khóa trong dịch ở giai đoạn vaccine.
Quan điểm trái chiều
Tổ chức

Quan điểm trái chiều

Tại cuộc họp của Hội đồng WTO giám sát Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS) cuối tháng 5.2021, các bên đã sôi nổi bàn các đề xuất nhằm khởi động các cuộc thảo luận dựa trên văn bản về việc miễn áp dụng bản quyền sáng chế vaccine phòng Covid-19. EU cùng với một số quốc gia và vùng lãnh thổ tiếp tục đề nghị có thêm thời gian để phân tích đề xuất. Trong khi đó, các nước Pakistan, Argentina, Bangladesh, Ai Cập, Indonesia và Kenya là những nước ủng hộ khởi động đàm phán.
Giải pháp trước mắt
Tổ chức

Giải pháp trước mắt

Việc tạm thời bỏ bản quyền vaccine Covid-19 sẽ gặp nhiều khó khăn và mất nhiều thời gian. Trong bối cảnh cần có những giải pháp khác để thúc đẩy các chương trình tiêm chủng trên toàn thế giới.
Luật Lâm nghiệp của Trung Quốc: Bước tiến tích cực bảo vệ rừng
Tổ chức

Luật Lâm nghiệp của Trung Quốc: Bước tiến tích cực bảo vệ rừng

Bắt đầu từ tháng 7.2020, Luật Lâm nghiệp của Trung Quốc chính thức có hiệu lực, đánh dấu lần sửa đổi đầu tiên trong hơn 20 năm. Luật đi kèm với một số cải tiến nhằm mục đích bảo vệ tốt hơn tài nguyên rừng, thúc đẩy phát triển bền vững và đóng góp vào chính sách quốc gia về xây dựng một nền văn minh sinh thái.
Cách thức quản lý và thực thi bảo vệ rừng của Canada
Tổ chức

Cách thức quản lý và thực thi bảo vệ rừng của Canada

​​​​​​​Luật Lâm nghiệp của Canada là một trong những luật nghiêm ngặt nhất trên thế giới. Nước này bảo vệ rừng và bảo đảm rằng các thực thi quản lý rừng bền vững được tuân thủ trên toàn quốc. Đất nước hình lá phong muốn người tiêu dùng tin tưởng rằng, rừng và các sản phẩm gỗ của Canada được khai thác hợp pháp theo hệ thống quản lý rừng bền vững.
Hướng tới hệ thống kinh tế hiện đại
Tổ chức

Hướng tới hệ thống kinh tế hiện đại

​​​​​​​Đầu tuần qua, Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc (Ủy ban Thường vụ Quốc hội) Trung Quốc thông báo, bên cạnh các luật như Luật Công ty và Luật Phá sản doanh nghiệp, nước này sẽ sửa đổi Luật Chống độc quyền nhằm hướng tới xây dựng hệ thống kinh tế hiện đại, thúc đẩy đổi mới công nghệ và tăng tính cạnh tranh.
Dự thảo Luật Chống lãng phí thực phẩm của Trung Quốc: Xây dựng văn hóa tiêu dùng thực phẩm
Tổ chức

Dự thảo Luật Chống lãng phí thực phẩm của Trung Quốc: Xây dựng văn hóa tiêu dùng thực phẩm

Trong bối cảnh an ninh lương thực đang bị đe dọa bởi những bất ổn về sản xuất, mua bán lương thực trên toàn thế giới do đại dịch Covid-19 hay thiên tai gây ra, Trung Quốc, nơi có số dân đông nhất thế giới, rất dễ bị tổn thương nếu không đẩy mạnh các biện pháp đối phó. Chính vì vậy, ngày 23.12.2020, Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc đã xem xét dự thảo luật về chống lãng phí thực phẩm nhằm xây dựng nền văn hóa ăn uống lành mạnh cũng như thiết lập một cơ chế lâu dài để ngăn chặn lãng phí, bảo đảm nguồn cung lương thực ổn định cho 1,4 tỷ dân.
Thuận nhiều hơn khó
Tổ chức

Thuận nhiều hơn khó

Mặc dù vẫn còn một số bất lợi nhưng những thử nghiệm ban đầu của nhiều công trình nghiên cứu cho thấy, một tuần làm việc 4 ngày đang mang lại nhiều lợi ích từ kinh tế đến sức khỏe thể chất và tinh thần cho người lao động.
Giải pháp thời đại dịch Covid-19
Tổ chức

Giải pháp thời đại dịch Covid-19

Trong bối cảnh nền kinh tế gặp khó khăn do phải áp dụng các biện pháp cứng rắn nhằm ngăn ngừa sự lây lan và những tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, nhiều quốc gia và doanh nghiệp trên thế giới đang nghiêm túc xem xét đến giải pháp cắt giảm giờ làm việc trong tuần xuống 4 ngày.