Pháp luật các nước về bảo hiểm y tế cho người nước ngoài

Qatar: Bảo hiểm y tế bắt buộc cho du khách và người nước ngoài

Một dự luật mới được thông qua hôm 20.10 ở Qatar quy định: Bảo hiểm y tế là bắt buộc đối với du khách cũng như người nước ngoài đến nước này. Chính sách về phạm vi bảo hiểm quy định việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản cho người lao động thông qua các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc thuộc Chính phủ và các cơ sở y tế tư nhân.

Luật sẽ có hiệu lực sau 6 tháng kể từ ngày ban hành và đăng Công báo vào tháng 4.2022.

Theo Bộ Y tế Cộng đồng Qatar, dựa trên luật mới, hệ thống bảo hiểm y tế bắt buộc sẽ được thực hiện đối với tất cả người nước ngoài và du khách đến đất nước, cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản cho họ thông qua các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe trong các cơ sở y tế của Chính phủ và khu vực tư nhân, theo chính sách chi trả bảo hiểm. Tiến sĩ Yousef al-Maslamani, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Hamad cho biết: “Luật mới sẽ bảo đảm cho những bệnh nhân cụ thể được điều trị cần thiết tại nơi thích hợp bao gồm các trung tâm y tế thuộc Tập đoàn Chăm sóc sức khỏe ban đầu và các cơ sở y tế chuyên khoa một cách dễ dàng và nhanh chóng, vì các thành viên của xã hội sẽ được phân loại theo điều kiện sức khỏe”. Ngoài ra, ông cũng nói rõ thêm rằng, công dân Qatar sẽ được cung cấp các dịch vụ y tế cần thiết tại tất cả các cơ sở y tế của đất nước mà không cần phải có bảo hiểm y tế, vì đó là trách nhiệm của nhà nước.

Luật mới đặt ra nghĩa vụ đối với người sử dụng lao động phải cung cấp bảo hiểm y tế cơ bản cho các lao động không phải người Qatar và gia đình họ thông qua các công ty bảo hiểm đã đăng ký với Bộ Y tế cộng đồng. Ở quốc gia vùng Vịnh nhỏ bé nhưng giàu có này, số lao động nước ngoài chiếm số lượng áp đảo. Thực tế, 90% dân số Qatar là người nước ngoài, những người chiếm tới 95% số lao động trong lĩnh vực tư nhân. Bên cạnh đó, luật mới cũng yêu cầu tất cả du khách đến Qatar phải mua gói bảo hiểm y tế chi trả cho họ trong thời gian nước này đăng cai World Cup 2022. Việc cấp hoặc gia hạn thị thực nhập cảnh cho người nước ngoài hoặc du khách và cấp hoặc gia hạn giấy phép cư trú, cũng như việc làm cho người nước ngoài chỉ được phép sau khi họ nộp bằng chứng cho thấy có bảo hiểm y tế bắt buộc trong suốt thời gian lưu trú. Sáng kiến ​​này được đưa ra sau khi Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) và Kuwait giới thiệu bảo hiểm y tế bắt buộc vào năm 2020. Thực tế, năm 2015, Qatar từng áp dụng chương trình bảo hiểm bắt buộc cho người nước ngoài, song đã bị bãi bỏ một năm sau đó.

Nguồn: ITN
Nguồn: ITN

Hiện tại, người dân và du khách nước ngoài có thể tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng cơ bản miễn phí bằng cách trả một khoản phí danh nghĩa cho thẻ y tế của Chính phủ (thẻ Hamad) và người sử dụng lao động không có nghĩa vụ cung cấp thêm bảo hiểm y tế tư nhân.

Giới chức Qatar hy vọng, hệ thống bảo hiểm mới dự kiến ​​sẽ phát triển lĩnh vực y tế cũng như các dịch vụ cung cấp cho công chúng thông qua việc giải quyết và giảm bớt những thách thức đặt ra đối với lĩnh vực chăm sóc sức khỏe do sự tăng trưởng dân số ổn định của Qatar. Nó cũng dự kiến ​​sẽ giảm thời gian chờ đợi tại các cơ sở y tế do Chính phủ điều hành ở nước này, cũng như cung cấp các cuộc hẹn tư vấn y tế dễ dàng và nhanh chóng nhằm đáp ứng nhu cầu sức khỏe và an toàn của bệnh nhân trong khi vẫn duy trì chất lượng ở mức cao nhất.

Theo số liệu mới nhất của Tổ chức Y tế Thế giới, tổng chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe ở Qatar vào khoảng 1.716 USD/người, tương đương với các quốc gia thuộc Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) khác như  UAE và Ảrập Xêút (nơi chi tiêu công bình quân đầu người lần lượt là 1.817 USD và 1.485 USD). Chính phủ chiếm 3/4 tổng chi tiêu, phần còn lại bao gồm bảo hiểm y tế tự nguyện (15%) và chi tiền túi (10%).

Tổ chức

Tuần làm việc rút ngắn ngày càng thịnh hành trên thế giới
Tổ chức

Tuần làm việc rút ngắn ngày càng thịnh hành trên thế giới

Trước đại dịch Covid-19, nhiều công ty trên toàn cầu đã thử nghiệm tuần làm việc 4 ngày, mô hình này đã trở nên thịnh hành khi thế giới chuyển sang làm việc từ xa. Hiện nay, số quốc gia đưa ra các chính sách rút ngắn thời gian làm việc cho người lao động đang được nối dài thêm.
Kho tàng tri thức của nghị sĩ
Tổ chức

Kho tàng tri thức của nghị sĩ

Thư viện Quốc hội cùng với Ban Thư ký Quốc hội, Ủy ban Ngân sách Quốc hội và Dịch vụ nghiên cứu Quốc hội có chức năng hỗ trợ cho công việc của Quốc hội, chịu sự điều hành trực tiếp của Chủ tịch Quốc hội. Với nguồn tài liệu chính thống dồi dào, cơ quan này là nguồn thông tin chính của các nghị sĩ.
Ra đời trong chiến tranh
Tổ chức

Ra đời trong chiến tranh

Với một bộ sưu tập khiêm tốn chỉ với 3.604 cuốn sách và một đội ngũ nhân viên chỉ gồm 4 người, ngày 20.2.1952, Thư viện Quốc hội được thành lập tại Pusan, thủ đô tạm thời của Hàn Quốc khi khói súng vẫn chưa tan trên bán đảo Triều Tiên.
Định hướng cho tương lai
Tổ chức

Định hướng cho tương lai

Trong một vài thập kỷ gần đây, sự thay đổi về chính trị - xã hội của Hàn Quốc cùng với sự thay đổi về công nghệ đã thúc đẩy các nhà lãnh đạo của Thư viện Quốc hội xây dựng chiến lược và tầm nhìn cho sự phát triển của Thư viện Quốc hội như một tổ chức phi lợi nhuận có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển chung của đất nước trong tương lai.
Cộng hòa Czech: Bảo hiểm y tế là nghĩa vụ và quyền lợi
Tổ chức

Cộng hòa Czech: Bảo hiểm y tế là nghĩa vụ và quyền lợi

Sau khi được Quốc hội thông qua và được Tổng thống ký phê chuẩn, Luật sửa đổi về người nước ngoài ở Cộng hòa Czech chính thức có hiệu lực hôm 2.8.2021, trong đó có những thay đổi đáng chú ý liên quan đến nghĩa vụ mua bảo hiểm y tế đối với người nước ngoài đang cư trú lâu dài ở nước này, cũng như quyền lợi bảo hiểm y tế cho con cái của họ khi được sinh ra ở đây.
Đức: Yêu cầu bắt buộc bảo hiểm y tế cho người lao động
Tổ chức

Đức: Yêu cầu bắt buộc bảo hiểm y tế cho người lao động

Hàng nghìn lao động quốc tế nhập cư Đức mỗi năm để tìm việc làm vì ở đây có mức lương cao, điều kiện làm việc đáp ứng tiêu chuẩn toàn cầu và mang lại nhiều triển vọng nghề nghiệp. Với mức sống cao, việc người lao động nhận được bảo hiểm y tế phù hợp sẽ giúp họ an tâm trước các hóa đơn y tế trong trường hợp mắc bệnh hoặc gặp tai nạn.
Đâu là chìa khóa?
Tổ chức

Đâu là chìa khóa?

Trong bối cảnh dịch Covid-19 tiếp tục lây lan trên khắp thế giới, việc tiêm phòng vaccine trên quy mô toàn cầu được kỳ vọng là biện pháp hữu hiệu nhất để ngăn chặn đại dịch. Sau một loạt câu chuyện về chủ nghĩa dân tộc vaccine, sự bất bình đẳng giàu nghèo ngăn cản tiếp cận vaccine, các nhà lãnh đạo thế giới, G7, và nhiều tổ chức như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã lên tiếng kêu gọi bãi bỏ bản quyền sáng chế vaccine nhằm tạo điều kiện cho đẩy mạnh sản xuất, cung ứng những phiên bản vaccine giá rẻ và cho rằng đây là chìa khóa trong dịch ở giai đoạn vaccine.
Quan điểm trái chiều
Tổ chức

Quan điểm trái chiều

Tại cuộc họp của Hội đồng WTO giám sát Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS) cuối tháng 5.2021, các bên đã sôi nổi bàn các đề xuất nhằm khởi động các cuộc thảo luận dựa trên văn bản về việc miễn áp dụng bản quyền sáng chế vaccine phòng Covid-19. EU cùng với một số quốc gia và vùng lãnh thổ tiếp tục đề nghị có thêm thời gian để phân tích đề xuất. Trong khi đó, các nước Pakistan, Argentina, Bangladesh, Ai Cập, Indonesia và Kenya là những nước ủng hộ khởi động đàm phán.
Giải pháp trước mắt
Tổ chức

Giải pháp trước mắt

Việc tạm thời bỏ bản quyền vaccine Covid-19 sẽ gặp nhiều khó khăn và mất nhiều thời gian. Trong bối cảnh cần có những giải pháp khác để thúc đẩy các chương trình tiêm chủng trên toàn thế giới.
Luật Lâm nghiệp của Trung Quốc: Bước tiến tích cực bảo vệ rừng
Tổ chức

Luật Lâm nghiệp của Trung Quốc: Bước tiến tích cực bảo vệ rừng

Bắt đầu từ tháng 7.2020, Luật Lâm nghiệp của Trung Quốc chính thức có hiệu lực, đánh dấu lần sửa đổi đầu tiên trong hơn 20 năm. Luật đi kèm với một số cải tiến nhằm mục đích bảo vệ tốt hơn tài nguyên rừng, thúc đẩy phát triển bền vững và đóng góp vào chính sách quốc gia về xây dựng một nền văn minh sinh thái.
Cách thức quản lý và thực thi bảo vệ rừng của Canada
Tổ chức

Cách thức quản lý và thực thi bảo vệ rừng của Canada

​​​​​​​Luật Lâm nghiệp của Canada là một trong những luật nghiêm ngặt nhất trên thế giới. Nước này bảo vệ rừng và bảo đảm rằng các thực thi quản lý rừng bền vững được tuân thủ trên toàn quốc. Đất nước hình lá phong muốn người tiêu dùng tin tưởng rằng, rừng và các sản phẩm gỗ của Canada được khai thác hợp pháp theo hệ thống quản lý rừng bền vững.
Hướng tới hệ thống kinh tế hiện đại
Tổ chức

Hướng tới hệ thống kinh tế hiện đại

​​​​​​​Đầu tuần qua, Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc (Ủy ban Thường vụ Quốc hội) Trung Quốc thông báo, bên cạnh các luật như Luật Công ty và Luật Phá sản doanh nghiệp, nước này sẽ sửa đổi Luật Chống độc quyền nhằm hướng tới xây dựng hệ thống kinh tế hiện đại, thúc đẩy đổi mới công nghệ và tăng tính cạnh tranh.
Dự thảo Luật Chống lãng phí thực phẩm của Trung Quốc: Xây dựng văn hóa tiêu dùng thực phẩm
Tổ chức

Dự thảo Luật Chống lãng phí thực phẩm của Trung Quốc: Xây dựng văn hóa tiêu dùng thực phẩm

Trong bối cảnh an ninh lương thực đang bị đe dọa bởi những bất ổn về sản xuất, mua bán lương thực trên toàn thế giới do đại dịch Covid-19 hay thiên tai gây ra, Trung Quốc, nơi có số dân đông nhất thế giới, rất dễ bị tổn thương nếu không đẩy mạnh các biện pháp đối phó. Chính vì vậy, ngày 23.12.2020, Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc đã xem xét dự thảo luật về chống lãng phí thực phẩm nhằm xây dựng nền văn hóa ăn uống lành mạnh cũng như thiết lập một cơ chế lâu dài để ngăn chặn lãng phí, bảo đảm nguồn cung lương thực ổn định cho 1,4 tỷ dân.
Giảm giờ làm để tăng hiệu suất
Tổ chức

Giảm giờ làm để tăng hiệu suất

Trong lịch sử, rất nhiều thí nghiệm đã tìm cách chứng minh rằng, khi người lao động thực sự đạt được sự cân bằng giữa cuộc sống và công việc, họ trở nên hạnh phúc và yêu công việc của mình hơn. Từ đó, động lực làm việc được nâng cao, dẫn đến năng suất lao động tăng thêm. Chính vì thế, ý tưởng làm việc 4 ngày trong tuần từng được đưa ra cách đây hơn nửa thập kỷ nay lại trở thành chủ đề nóng trong bối cảnh đại dịch Covid-19 hoành hành trên toàn cầu.
Thuận nhiều hơn khó
Tổ chức

Thuận nhiều hơn khó

Mặc dù vẫn còn một số bất lợi nhưng những thử nghiệm ban đầu của nhiều công trình nghiên cứu cho thấy, một tuần làm việc 4 ngày đang mang lại nhiều lợi ích từ kinh tế đến sức khỏe thể chất và tinh thần cho người lao động.
Giải pháp thời đại dịch Covid-19
Tổ chức

Giải pháp thời đại dịch Covid-19

Trong bối cảnh nền kinh tế gặp khó khăn do phải áp dụng các biện pháp cứng rắn nhằm ngăn ngừa sự lây lan và những tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, nhiều quốc gia và doanh nghiệp trên thế giới đang nghiêm túc xem xét đến giải pháp cắt giảm giờ làm việc trong tuần xuống 4 ngày.