Hàn Quốc: ​​​​​​​Siết chặt quy định

Tháng 7.2019, Hàn Quốc đưa ra kế hoạch bảo hiểm y tế mới cho người nước ngoài, kêu gọi tất cả những người nước ngoài ở lại Hàn Quốc từ 6 tháng trở lên đăng ký chương trình bảo hiểm y tế của nước này.

Chấm dứt tình trạng “ăn tối và khám chữa bệnh”

Tháng 5.2015, một người Mông Cổ đến Hàn Quốc và được tiếp cận với bảo hiểm y tế sau khi đóng phí bảo hiểm hàng tháng khoảng 100.000 won (89 USD) trong 3 tháng. Từ tháng 8, người này bắt đầu được điều trị ung thư trị giá 84,6 triệu won trong 241 ngày và về nước ngay khi kết thúc đợt điều trị. Ngoài ra, một người Mỹ gốc Hàn bị viêm khớp đã được điều trị bằng nhiều cách khác nhau, sau khi cô nhận ra rằng người nước ngoài có thể được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế như người Hàn Quốc nếu trả trước một khoản phí bảo hiểm y tế cụ thể. Cô được hưởng 5,8 triệu won bảo hiểm trước khi quay trở lại Mỹ.

Đây chỉ là một vài trong số rất nhiều trường hợp buộc Bộ Y tế và Phúc lợi Hàn Quốc phải cứng rắn hơn trên hệ thống bảo hiểm y tế của quốc gia khi đối mặt với ngày càng nhiều người nước ngoài “ăn tối và khám chữa bệnh” (cụm từ để chỉ những người nước ngoài tới Hàn Quốc trong thời gian ngắn để hưởng dịch vụ chăm sóc y tế) - điều này xảy ra khi người nước ngoài chỉ trả phí bảo hiểm thấp, song vẫn nhận được khoản bồi hoàn cho những điều trị tốn kém, bao gồm cả bệnh ung thư và rời khỏi đất nước sau khi hoàn thành.

Hàn Quốc có dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn dân, luôn được xếp hạng trong top đầu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) về khả năng tiếp cận và tiêu chuẩn chăm sóc sức khỏe. Chăm sóc sức khỏe cộng đồng của Hàn Quốc bao trả từ 50 - 80% chi phí y tế tùy thuộc vào nhu cầu của từng cá nhân và phương pháp điều trị mà họ nhận được. Chi phí này bao gồm chi phí kiểm tra y tế, các thủ tục chung, bảo hiểm tai nạn và thuốc theo toa. Bảo hiểm y tế quốc gia (NHI) cũng bao trả các chi phí nếu người lao động bị tổn thương trong công việc hoặc trong trường hợp thất nghiệp.

Hệ thống NHI là bắt buộc và được quy định trong luật pháp Hàn Quốc. Hệ thống này do Bộ Y tế và Phúc lợi điều hành và miễn phí cho mọi cư dân đang sống trong nước không phân biệt quốc tịch, xuất thân hay nghề nghiệp kể cả người nước ngoài. Để trở thành thành viên, người nước ngoài sẽ cần có Thẻ Đăng ký người nước ngoài (ARC) đã được phê duyệt.

Nguồn: Korea Times
Nguồn: Korea Times

Sẽ không được gia hạn giấy phép cư trú nếu không đóng bảo hiểm

Theo quy định mới, công dân nước ngoài cư trú tại Hàn Quốc từ 6 tháng trở lên bắt buộc phải tham gia chương trình bảo hiểm y tế của nước này và sẽ được tiếp cận không hạn chế đến các cơ sở y tế khi cần điều trị. Động thái trên được đưa ra là nhằm làm giảm gánh nặng cho hệ thống chăm sóc y tế.

Những cá nhân có mức bảo hiểm tương đương theo chương trình bảo hiểm y tế nước ngoài có thể đăng ký miễn trừ, gia hạn hàng năm. Số tiền bảo hiểm được tính trên thu nhập và tài sản của người đó và hộ gia đình nước ngoài có tùy chọn đăng ký làm chung một bảo hiểm. Người nước ngoài không trả phí bảo hiểm phải có trách nhiệm tự thanh toán chi phí y tế tại các bệnh viện, phòng khám và sẽ không được gia hạn giấy phép cư trú.

Trước đó, người nước ngoài mới đăng ký chương trình bảo hiểm y tế địa phương chỉ phải trả hơn 110.000 won mỗi tháng. Con số này tăng lên 113.500 won khi bao gồm phí bảo hiểm chăm sóc dài hạn cho người già.

Số lượng người nước ngoài đăng ký chương trình bảo hiểm y tế của Hàn Quốc đã đạt 1,2 triệu người, tính đến ngày 28.7.2019, tăng tới  980.000 người chỉ trong vài tuần sau khi Bộ Y tế và Phúc lợi công bố thay đổi vào ngày 12.7.2019.

Bộ đánh giá chính sách mới là khá công bằng vì nó tương tự như chính sách bảo hiểm y tế cho người nước ngoài ở các nước khác như Nhật Bản, Anh, Đức… và sẽ không gây bất lợi cho người nước ngoài mới đến hoặc người nước ngoài đang cư trú ở Hàn Quốc. Các quốc gia này cũng sửa đổi các quy định y tế của mình để bịt lỗ hổng do một số người nước ngoài khai thác hệ thống bảo hiểm y tế của họ. Ví dụ, Chính phủ Nhật Bản đã sửa đổi hệ thống bảo hiểm y tế của mình, áp dụng các quy tắc nghiêm ngặt đối với phạm vi bảo hiểm của họ để ngăn chặn hành vi lạm dụng của một số người nước ngoài. Luật của đất nước mặt trời mọc chỉ cung cấp quyền lợi bảo hiểm cho người lao động nước ngoài và người phụ thuộc của họ cư trú tại Nhật Bản.

Tổ chức

Tuần làm việc rút ngắn ngày càng thịnh hành trên thế giới
Tổ chức

Tuần làm việc rút ngắn ngày càng thịnh hành trên thế giới

Trước đại dịch Covid-19, nhiều công ty trên toàn cầu đã thử nghiệm tuần làm việc 4 ngày, mô hình này đã trở nên thịnh hành khi thế giới chuyển sang làm việc từ xa. Hiện nay, số quốc gia đưa ra các chính sách rút ngắn thời gian làm việc cho người lao động đang được nối dài thêm.
Kho tàng tri thức của nghị sĩ
Tổ chức

Kho tàng tri thức của nghị sĩ

Thư viện Quốc hội cùng với Ban Thư ký Quốc hội, Ủy ban Ngân sách Quốc hội và Dịch vụ nghiên cứu Quốc hội có chức năng hỗ trợ cho công việc của Quốc hội, chịu sự điều hành trực tiếp của Chủ tịch Quốc hội. Với nguồn tài liệu chính thống dồi dào, cơ quan này là nguồn thông tin chính của các nghị sĩ.
Ra đời trong chiến tranh
Tổ chức

Ra đời trong chiến tranh

Với một bộ sưu tập khiêm tốn chỉ với 3.604 cuốn sách và một đội ngũ nhân viên chỉ gồm 4 người, ngày 20.2.1952, Thư viện Quốc hội được thành lập tại Pusan, thủ đô tạm thời của Hàn Quốc khi khói súng vẫn chưa tan trên bán đảo Triều Tiên.
Định hướng cho tương lai
Tổ chức

Định hướng cho tương lai

Trong một vài thập kỷ gần đây, sự thay đổi về chính trị - xã hội của Hàn Quốc cùng với sự thay đổi về công nghệ đã thúc đẩy các nhà lãnh đạo của Thư viện Quốc hội xây dựng chiến lược và tầm nhìn cho sự phát triển của Thư viện Quốc hội như một tổ chức phi lợi nhuận có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển chung của đất nước trong tương lai.
Qatar: Bảo hiểm y tế bắt buộc cho du khách và người nước ngoài
Tổ chức

Qatar: Bảo hiểm y tế bắt buộc cho du khách và người nước ngoài

Một dự luật mới được thông qua hôm 20.10 ở Qatar quy định: Bảo hiểm y tế là bắt buộc đối với du khách cũng như người nước ngoài đến nước này. Chính sách về phạm vi bảo hiểm quy định việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản cho người lao động thông qua các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc thuộc Chính phủ và các cơ sở y tế tư nhân.
Cộng hòa Czech: Bảo hiểm y tế là nghĩa vụ và quyền lợi
Tổ chức

Cộng hòa Czech: Bảo hiểm y tế là nghĩa vụ và quyền lợi

Sau khi được Quốc hội thông qua và được Tổng thống ký phê chuẩn, Luật sửa đổi về người nước ngoài ở Cộng hòa Czech chính thức có hiệu lực hôm 2.8.2021, trong đó có những thay đổi đáng chú ý liên quan đến nghĩa vụ mua bảo hiểm y tế đối với người nước ngoài đang cư trú lâu dài ở nước này, cũng như quyền lợi bảo hiểm y tế cho con cái của họ khi được sinh ra ở đây.
Đức: Yêu cầu bắt buộc bảo hiểm y tế cho người lao động
Tổ chức

Đức: Yêu cầu bắt buộc bảo hiểm y tế cho người lao động

Hàng nghìn lao động quốc tế nhập cư Đức mỗi năm để tìm việc làm vì ở đây có mức lương cao, điều kiện làm việc đáp ứng tiêu chuẩn toàn cầu và mang lại nhiều triển vọng nghề nghiệp. Với mức sống cao, việc người lao động nhận được bảo hiểm y tế phù hợp sẽ giúp họ an tâm trước các hóa đơn y tế trong trường hợp mắc bệnh hoặc gặp tai nạn.
Đâu là chìa khóa?
Tổ chức

Đâu là chìa khóa?

Trong bối cảnh dịch Covid-19 tiếp tục lây lan trên khắp thế giới, việc tiêm phòng vaccine trên quy mô toàn cầu được kỳ vọng là biện pháp hữu hiệu nhất để ngăn chặn đại dịch. Sau một loạt câu chuyện về chủ nghĩa dân tộc vaccine, sự bất bình đẳng giàu nghèo ngăn cản tiếp cận vaccine, các nhà lãnh đạo thế giới, G7, và nhiều tổ chức như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã lên tiếng kêu gọi bãi bỏ bản quyền sáng chế vaccine nhằm tạo điều kiện cho đẩy mạnh sản xuất, cung ứng những phiên bản vaccine giá rẻ và cho rằng đây là chìa khóa trong dịch ở giai đoạn vaccine.
Quan điểm trái chiều
Tổ chức

Quan điểm trái chiều

Tại cuộc họp của Hội đồng WTO giám sát Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS) cuối tháng 5.2021, các bên đã sôi nổi bàn các đề xuất nhằm khởi động các cuộc thảo luận dựa trên văn bản về việc miễn áp dụng bản quyền sáng chế vaccine phòng Covid-19. EU cùng với một số quốc gia và vùng lãnh thổ tiếp tục đề nghị có thêm thời gian để phân tích đề xuất. Trong khi đó, các nước Pakistan, Argentina, Bangladesh, Ai Cập, Indonesia và Kenya là những nước ủng hộ khởi động đàm phán.
Giải pháp trước mắt
Tổ chức

Giải pháp trước mắt

Việc tạm thời bỏ bản quyền vaccine Covid-19 sẽ gặp nhiều khó khăn và mất nhiều thời gian. Trong bối cảnh cần có những giải pháp khác để thúc đẩy các chương trình tiêm chủng trên toàn thế giới.
Luật Lâm nghiệp của Trung Quốc: Bước tiến tích cực bảo vệ rừng
Tổ chức

Luật Lâm nghiệp của Trung Quốc: Bước tiến tích cực bảo vệ rừng

Bắt đầu từ tháng 7.2020, Luật Lâm nghiệp của Trung Quốc chính thức có hiệu lực, đánh dấu lần sửa đổi đầu tiên trong hơn 20 năm. Luật đi kèm với một số cải tiến nhằm mục đích bảo vệ tốt hơn tài nguyên rừng, thúc đẩy phát triển bền vững và đóng góp vào chính sách quốc gia về xây dựng một nền văn minh sinh thái.
Cách thức quản lý và thực thi bảo vệ rừng của Canada
Tổ chức

Cách thức quản lý và thực thi bảo vệ rừng của Canada

​​​​​​​Luật Lâm nghiệp của Canada là một trong những luật nghiêm ngặt nhất trên thế giới. Nước này bảo vệ rừng và bảo đảm rằng các thực thi quản lý rừng bền vững được tuân thủ trên toàn quốc. Đất nước hình lá phong muốn người tiêu dùng tin tưởng rằng, rừng và các sản phẩm gỗ của Canada được khai thác hợp pháp theo hệ thống quản lý rừng bền vững.
Hướng tới hệ thống kinh tế hiện đại
Tổ chức

Hướng tới hệ thống kinh tế hiện đại

​​​​​​​Đầu tuần qua, Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc (Ủy ban Thường vụ Quốc hội) Trung Quốc thông báo, bên cạnh các luật như Luật Công ty và Luật Phá sản doanh nghiệp, nước này sẽ sửa đổi Luật Chống độc quyền nhằm hướng tới xây dựng hệ thống kinh tế hiện đại, thúc đẩy đổi mới công nghệ và tăng tính cạnh tranh.
Dự thảo Luật Chống lãng phí thực phẩm của Trung Quốc: Xây dựng văn hóa tiêu dùng thực phẩm
Tổ chức

Dự thảo Luật Chống lãng phí thực phẩm của Trung Quốc: Xây dựng văn hóa tiêu dùng thực phẩm

Trong bối cảnh an ninh lương thực đang bị đe dọa bởi những bất ổn về sản xuất, mua bán lương thực trên toàn thế giới do đại dịch Covid-19 hay thiên tai gây ra, Trung Quốc, nơi có số dân đông nhất thế giới, rất dễ bị tổn thương nếu không đẩy mạnh các biện pháp đối phó. Chính vì vậy, ngày 23.12.2020, Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc đã xem xét dự thảo luật về chống lãng phí thực phẩm nhằm xây dựng nền văn hóa ăn uống lành mạnh cũng như thiết lập một cơ chế lâu dài để ngăn chặn lãng phí, bảo đảm nguồn cung lương thực ổn định cho 1,4 tỷ dân.
Giảm giờ làm để tăng hiệu suất
Tổ chức

Giảm giờ làm để tăng hiệu suất

Trong lịch sử, rất nhiều thí nghiệm đã tìm cách chứng minh rằng, khi người lao động thực sự đạt được sự cân bằng giữa cuộc sống và công việc, họ trở nên hạnh phúc và yêu công việc của mình hơn. Từ đó, động lực làm việc được nâng cao, dẫn đến năng suất lao động tăng thêm. Chính vì thế, ý tưởng làm việc 4 ngày trong tuần từng được đưa ra cách đây hơn nửa thập kỷ nay lại trở thành chủ đề nóng trong bối cảnh đại dịch Covid-19 hoành hành trên toàn cầu.
Thuận nhiều hơn khó
Tổ chức

Thuận nhiều hơn khó

Mặc dù vẫn còn một số bất lợi nhưng những thử nghiệm ban đầu của nhiều công trình nghiên cứu cho thấy, một tuần làm việc 4 ngày đang mang lại nhiều lợi ích từ kinh tế đến sức khỏe thể chất và tinh thần cho người lao động.
Giải pháp thời đại dịch Covid-19
Tổ chức

Giải pháp thời đại dịch Covid-19

Trong bối cảnh nền kinh tế gặp khó khăn do phải áp dụng các biện pháp cứng rắn nhằm ngăn ngừa sự lây lan và những tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, nhiều quốc gia và doanh nghiệp trên thế giới đang nghiêm túc xem xét đến giải pháp cắt giảm giờ làm việc trong tuần xuống 4 ngày.