Quả bom hẹn giờ ở châu Âu

Họ có thể đến từ ngoại thành Paris, từ khu Tây của London, những thành phố Đức nằm cạnh dòng Fulda, hay những thị trấn nhỏ của Ireland. Đó là những thanh niên châu Âu theo đạo Hồi tới Syria với mục đích giúp lực lượng nổi dậy lật đổ chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad. Mặc dù có cùng quan điểm, các chính phủ châu Âu lại đang phải đau đầu tìm cách ngăn chặn làn sóng này.

Nguồn: Factsnotfantasy.blogspot.com
Nguồn: Factsnotfantasy.blogspot.com
Theo ước tính của Bộ trưởng Nội vụ Pháp Manuel Valls, có khoảng 600 thanh niên châu Âu tham chiến ở Syria, trong đó có 140 người Pháp, 100 người Anh và 75 người Tây Ban Nha. Thanh niên sinh trưởng trong gia đình theo đạo Hồi chiếm khoảng 80%, còn lại là người cải đạo. Ý tưởng tới Syria của những thanh niên này có thể đến bằng nhiều cách, ví dụ như lời hiệu triệu trực tiếp từ các giáo sỹ Hồi giáo. Có thể kể đến một sự kiện ảnh hưởng đến quyết định của nhiều thanh niên châu Âu, như cuộc tuần hành hồi tháng 6 ở Doha, Qatar, trong đó giáo sỹ người Ai Cập Yusuf al-Qara đã phát biểu: “Mỗi người Hồi giáo đều có năng lực và khả năng giúp đỡ cho đồng bào Syria. Iran đã hỗ trợ sức người và sức của, tại sao chúng ta vẫn tiếp tục bàng quan?” Hoặc họ làm theo những công dân châu Âu đã tới Syria trước. Hajan M. là một công dân Đức theo đạo Hồi và đã kết hôn với một phụ nữ Đức, nhưng hiện giờ là một thủ lĩnh ở Homs. Anh đã đăng một đoạn video trên YouTube kêu gọi thanh niên Đức tham gia cuộc thánh chiến ở Syria. Mục đích của những thanh niên này rất đa dạng. Có người đến vì mục đích nhân đạo, cũng có người muốn tìm kiếm vinh quang của cuộc thánh chiến kiểu Hồi giáo. Tuy nhiên, bất kể động cơ của họ là gì, các chính phủ châu Âu cũng đang tìm cách ngăn cản làn sóng này, hoặc ít nhất là tăng cường giám sát càng nhiều càng tốt. Điều các Chính phủ châu Âu lo ngại là những thanh niên trên bị tiêm nhiễm tư tưởng cực đoan từ những tổ chức thân Al Qaeda ở Syria, với những kỹ năng được tôi luyện trên chiến trường, sẽ trở thành những phần tử khủng bố nguy hiểm.

“Đó là một quả bom hẹn giờ”, Bộ trưởng Nội vụ Pháp Valls cho biết. Tất nhiên, không có Chính phủ nào ngồi im chờ bom nổ. Liên minh châu Âu, Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt đầu phối hợp để thu thập thông tin về những công dân châu Âu tới Syria bằng cách đi qua Thổ Nhĩ Kỳ. Trong một vài trường hợp, chính quyền Ankara còn trả họ về nước. Còn trong nội bộ mỗi nước châu Âu, các chính quyền có phản ứng khác nhau. Bộ trưởng Nội vụ Đức Hans-Peter Friedrich cho biết sẽ giám sát chặt những người trở về từ Syria. Hà Lan thì coi đây là một trong những mối đe dọa hàng đầu tới an ninh. Từ tháng 7, Cơ quan Điều phối quốc gia về an ninh và chống khủng bố của nước này đã xếp mức đe dọa của nguy cơ này là “thực tế”, có nghĩa là khả năng xảy ra một vụ tấn công là có thật. Cơ quan này cũng thừa nhận, mặc dù không phải ai trở về từ vùng chiến tranh cũng là mối đe dọa, nhưng họ đã từng sống trong bầu không khí cực đoan, họ đã có thương tích và có thể sẵn sàng sử dụng bạo lực. Còn tại Bỉ, cơ quan cảnh sát đã thiết lập cơ sở dữ liệu chung giữa các đơn vị an ninh địa phương và trung ương để tiện theo dõi các phần tử khả nghi, đồng thời triển khai các biện pháp ngăn chặn mang tính chủ động. Hồi tháng 4, chỉ trong vòng một ngày, lực lượng an ninh nước này đã tiến hành 48 cuộc vây bắt các tổ chức bị nghi ngờ tuyển mộ công dân Bỉ tới Syria.

Các quan chức châu Âu và giới phân tích đều có chung nhận định rằng làn sóng thanh niên tới tham chiến ở Syria lớn và phức tạp hơn nhiều điều tương tự đã xảy ra với Afghanistan, Yemen, Somalia, hay Iraq. Nội bộ lực lượng nổi dậy ở Syria rất phức tạp. Ngày càng có nhiều cá nhân và nhóm vũ trang có liên hệ với những nhóm có quan điểm bài phương Tây như Al Qaeda. Syria lại rất gần châu Âu về mặt địa lý. Công dân châu Âu muốn tới Syria bằng đường bộ chỉ cần đi qua Thổ Nhĩ Kỳ, mà để tới quốc gia này thì nhiều người thậm chí không cần đến thị thực nhập cảnh. Người nước ngoài cũng không cần có mối liên hệ trước nào với các nhóm vũ trang để tới chiến đấu ở Syria.

Những chiến binh nước ngoài này có xuất thân khác nhau. Ở Ireland, các giáo sỹ Hồi giáo so sánh họ với những thanh niên châu Âu từng tham gia cuộc chiến chống phát xít ở Tây Ban Nha trong những năm 1930. Còn theo Bộ trưởng Nội vụ Pháp Valls, những thanh niên Pháp tới Syria là những người “cảm thấy bị gạt ra ngoài lề”, nung nấu bất mãn với xã hội. Hầu hết bọn họ từng có tiền án.

Ông Vallls cho biết, đến thời điểm này, chưa có bất cứ quy định nào cấm công dân Pháp tới Syria, hoặc cấm những người từng tham chiến ở Syria nhập cảnh vào Pháp. Tuy nhiên, quốc gia này đang xem xét việc hình sự hóa hành vi có liên hệ với các tổ chức như Al Qaeda hay Mặt trận Al Nusra. Tham gia cuộc chiến không phải là tội, nhưng tham gia tổ chức khủng bố thì có.

Một số thủ lĩnh Hồi giáo châu Âu chỉ trích các Chính phủ châu Âu đã phản ứng quá mức khi đánh đồng tất cả là những kẻ cực đoan chống phương Tây. Theo giáo sỹ Ali Selim thuộc Trung tâm Văn hóa hồi giáo ở Ireland, đó đều là những thanh niên có lý tưởng, chiến đấu vì niềm tin vào công lý, bất chấp nguy hiểm cận kề. Ông Selim cho rằng phản ứng của chính quyền châu Âu xuất phát từ định kiến đối với người Hồi giáo. Bên cạnh đó, ông Selim cho biết thực tế không hề có giáo đoàn Ireland nào ủng hộ chứ đừng nói là khuyến khích thanh niên tới Syria, đặc biệt sau cái chết của 4 thanh niên Ireland ở Syria.

Chuyên gia Shiraz Maher thuộc Trung tâm nghiên cứu Các phong trào cực đoan ở Đại học King (Anh) đồng ý với quan điểm của ông Selim. Bên cạnh đó, nguy cơ từ các chiến binh từng chiến đấu ở Syria không trực tiếp như nghi phạm trong vụ đánh bom ở Boston. Hiện mục tiêu của lực lượng nổi dậy vẫn là lật đổ chính quyền Syria, do đó, phương Tây vẫn là một chỗ dựa. Tuy nhiên, khi mục tiêu trên đạt được, cộng đồng Hồi giáo nói chung và các tổ chức cực đoan nói riêng sẽ nhớ lại thái độ thiếu dứt khoát của phương Tây trong suốt cuộc chiến. Nguy cơ thời hậu chiến sẽ được nuôi dưỡng từ từ, kết quả cuối cùng có thể là mạng lưới những kẻ cực đoan trên khắp châu Âu lục địa.

Ông Maher cùng một đồng sự đã tiến hành một báo cáo đánh giá tình hình các chiến binh nước ngoài tại Syria. Trong suốt một năm, các ông theo dõi, ghi chép về các chuyến bay tới Syria, các tuyên bố trên các website Hồi giáo và hàng trăm mẩu tin có liên quan. Theo báo cáo này, hiện có khoảng 1.000 chiến binh đến từ 14 nước châu Âu, đại diện cho khoảng 10% số chiến binh nước ngoài trong hàng ngũ lực lượng nổi dậy. Báo cáo chỉ ra rằng, do tính chất khác biệt của cuộc chiến Syria với các cuộc chiến cách đây 10-15 năm ở Afghanistan, Pakistan, Somalia hay Yemen, không có căn cứ nào để đánh giá chính xác nguy cơ đến từ những người từng chiến đấu tại đây.

Việt Nam và các nước

Nỗi sợ hãi, thay vì hy vọng, đã chiến thắng
Việt Nam và các nước

Nỗi sợ hãi, thay vì hy vọng, đã chiến thắng

Ông Donald Trump, cựu tổng thống bị luận tội hai lần, người đã bị kết án vì hàng chục tội danh và bị buộc tội nhiều tội danh khác, người luôn bị phàn nàn về cách ăn nói và hành xử, đã giành chiến thắng không thể ngoạn mục hơn. Các nhà phân tích cho rằng, vinh quang của ông Donald Trump là minh chứng cho thấy: nỗi sợ hãi, thay vì hy vọng, đã chiến thắng.

Hành trình trở lại Nhà Trắng đầy ngoạn mục
Việt Nam và các nước

Hành trình trở lại Nhà Trắng đầy ngoạn mục

Sau cuộc bầu cử với sắc đỏ áp đảo, ứng cử viên của đảng Cộng hòa Donald Trump chính thức đắc cử Tổng thống thứ 47 của Mỹ. Tờ New York Times nhận định, ông Trump đã bước vào cuộc đua Nhà Trắng với hành trang khác thường và vượt qua tất cả những trở ngại, hiện diện đầy quyền lực trước những cử tri đang mong muốn xoay chuyển các định hướng và chính sách dưới thời chính quyền Tổng thống Joe Biden và bà Kamala Harris.

Giảm căng thẳng về nhà ở, dịch vụ xã hội
Việt Nam và các nước

Giảm căng thẳng về nhà ở, dịch vụ xã hội

Chính phủ Canada vừa công bố Kế hoạch Mức độ nhập cư giai đoạn 2025 - 2027, nhằm làm chậm tốc độ tăng trưởng dân số tạm thời trong khi vẫn bảo đảm sự ổn định kinh tế và xã hội lâu dài. Sự thay đổi này đánh dấu nỗ lực đáng kể của chính quyền hiện tại trong việc thay đổi chính sách nhập cư, song cũng làm dấy lên nhiều tranh cãi về tác động lâu dài của kế hoạch đến lực lượng lao động và nền kinh tế của Canada.

Châu Á cần thận trọng với chính sách thương mại
Việt Nam và các nước

Châu Á cần thận trọng với chính sách thương mại

Dù ai đắc cử Tổng thống Hoa Kỳ trong ngày 5.11 tới, thì các nhà chiến lược kinh tế châu Á sẽ phải duy trì sự cởi mở và chủ động về mặt ngoại giao để bảo vệ hệ thống thương mại đa phương, trong bối cảnh Hoa Kỳ đang dần rút khỏi chủ nghĩa khu vực ở châu Á và vắng mặt với vai trò lãnh đạo thương mại toàn cầu.

Mục tiêu tăng trưởng 8% của Indonesia có khả thi?
Quốc tế

Mục tiêu tăng trưởng 8% của Indonesia có khả thi?

Ngay sau khi tuyên thệ nhậm chức, tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto đã nêu rõ tầm nhìn kinh tế, cam kết đạt mức tăng trưởng kinh tế hàng năm 8% trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình. Tuy nhiên, các nhà quan sát nhận định rằng, mục tiêu này sẽ khó có thể đạt được, trong bối cảnh Indonesia đang phải đối mặt với những hạn chế tài chính đáng kể, cơ sở thuế thấp và ngành sản xuất đang gặp khó khăn.

sustainable.japantimes.com
Việt Nam và các nước

Lỗ hổng trong chính sách an ninh lương thực

Nhật Bản đã trải qua tình trạng thiếu gạo nghiêm trọng vào mùa hè vừa qua, bộc lộ những lỗ hổng nghiêm trọng trong hệ thống an ninh lương thực của nước này. Mặc dù mức tiêu thụ gạo đã giảm dần qua các năm, nhưng chỉ một sự biến động nhỏ trong chuỗi cung ứng cũng đã gây ra sự gián đoạn lớn trên thị trường, làm nổi bật nhu cầu cấp bách về việc tái cấu trúc các chính sách nông nghiệp để bảo đảm an ninh lương thực và ổn định thị trường dài hạn.

Cuộc tổng tuyển cử dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 27.10
Quốc tế

Nhật Bản trước thềm cuộc tổng tuyển cử 2024

Chiến dịch tranh cử cho cuộc đua vào Hạ viện Nhật Bản đã chính thức bắt đầu, với danh sách hơn 1.300 ứng cử viên đến từ 11 đảng và tổ chức chính trị tham gia tranh cử. Giới quan sát nhận định, trong bối cảnh đất nước đang phải đối mặt với những thách thức từ nhiều phía, cuộc tổng tuyển cử lần này sẽ xem là cơ hội để Nhật Bản giải quyết những khủng hoảng trong nước, củng cố lại hệ thống chính trị và tạo tiền đề cần thiết thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Hội nghị cung cấp thông tin về tình hình và định hướng hợp tác ASEAN
Việt Nam và các nước

Hội nghị cung cấp thông tin về tình hình và định hướng hợp tác ASEAN

Chiều ngày 17.10, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin về tình hình và định hướng hợp tác ASEAN. Mục tiêu của sự kiện là cung cấp thông tin chính xác, cập nhật và chuyên sâu về hợp tác ASEAN, từ đó nâng cao nhận thức của người dân về vai trò, đóng góp và hội nhập của Việt Nam trong khối, thông qua các kênh truyền thông.

Tân Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum công bố chiến lược an ninh mới.
Quốc tế

Tân Tổng thống Mexico và nỗ lực cải thiện tình hình an ninh đất nước

Đối mặt với tình trạng bạo lực băng đảng gia tăng, bao gồm cả vụ Thị trưởng Alejandro Arco của thành phố Chilpancingo bị sát hại chỉ vài ngày sau khi ông nhậm chức, tân Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum đã công bố chiến lược an ninh mới, tập trung đối phó và giải quyết làn sóng tội phạm ở 6 tiểu bang nguy hiểm nhất của đất nước, đồng thời tăng cường năng lực tình báo quốc gia.

Ngoại trưởng Blinken: Mỹ ủng hộ ASEAN bất kể kết quả bầu cử Tổng thống
Quốc tế

Ngoại trưởng Blinken: Mỹ ủng hộ ASEAN bất kể kết quả bầu cử Tổng thống

Đại diện cho Tổng thống Mỹ tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN - Mỹ lần thứ 12 diễn ra tại Lào vào sáng 11.10, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, khẳng định ASEAN giữ vị trí trung tâm trong tầm nhìn Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương; đồng thời tái khẳng định cam kết của Washington đối với khu vực bất kể kết quả bầu cử sắp tới sẽ ra sao.

Lào chuẩn bị cho Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44 và 45
Việt Nam và các nước

Thúc đẩy kết nối và tự cường

Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44 và 45 và các hội nghị cấp cao liên quan sẽ diễn ra từ ngày 9 - 11.10, tại Thủ đô Vientiane của Lào, với sự tham dự của lãnh đạo các nước ASEAN, Đông Timor và 10 đối tác của ASEAN, cùng nhiều khách mời là đại diện các tổ chức quốc tế và khu vực. Đây là dịp để các lãnh đạo ASEAN và đối tác thảo luận, đưa ra quyết sách cho nhiều vấn đề chiến lược đang đặt ra cho ASEAN và khu vực.

EU dự kiến sẽ áp thuế quan lên tới 45% đối với xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc.
Quốc tế

Nguy cơ xảy ra "cuộc chiến" thương mại

Hôm nay, 4.10, Liên minh châu Âu (EU) tiến hành bỏ phiếu về việc áp thuế lên tới 45% đối với xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc; các chuyên gia cho rằng, vẫn còn không gian để EU và Trung Quốc tiếp tục đối thoại, giải quyết những khác biệt bất kể kết quả ra sao, song nguy cơ xảy ra "cuộc chiến" thương mại ngày càng trở nên rõ nét.

Chính sách tiếng Anh của Singapore: Thay đổi vận mệnh một dân tộc
Giáo dục

Chính sách tiếng Anh của Singapore: Thay đổi vận mệnh một dân tộc

Có một người nữ nhà báo Singapore đã viết trên tạp chí Forbes để bày tỏ lòng biết ơn đối với cố Thủ tướng Lý Quang Diệu: “Gia tài mà Lý Quang Diệu để lại cho Singapore chính là tiếng Anh”. Đất nước này có thể vươn mình từ một làng chài nhỏ bé thành cường quốc thế giới chính nhờ vào chính sách dạy học, làm việc song ngữ mà cố Thủ tướng đã lựa chọn.

Malaysia đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học như thế nào?
Giáo dục

Malaysia đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học như thế nào?

Khi Malaysia tiến tới mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập cao, việc nâng cao khả năng tiếng Anh là trọng tâm quan trọng trong hệ thống giáo dục của đất nước. Quốc gia Đông Nam Á này đã triển khai một loạt chính sách cụ thể nhằm cải thiện chất lượng giảng dạy tiếng Anh trong các trường học, không chỉ nhằm nâng cao kỹ năng ngôn ngữ, mà còn giúp học sinh giành ưu thế trong môi trường quốc tế.

Báo chí hàng đầu của Nga đưa tin đậm nét chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Quốc hội
Theo dòng sự kiện

Báo chí hàng đầu của Nga đưa tin đậm nét chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Quốc hội

Các kênh truyền hình, cổng thông tin chính thức của Duma Quốc gia, Hội đồng Liên bang và các hãng thông tấn, báo chí lớn của Nga (Tass, Ria - Novosti, Gazeta, Pnp, Ramble, Rutube, Vz, riamediabank, Rossaprimavera, Ridus, EADaily.com/ru, Rg.ru, 1Tv.ru ) tích cực đăng bài, hình ảnh đưa tin trước, trong và sau chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.

Truyền thông Nga: Củng cố hợp tác liên nghị viện - con đường làm sâu sắc thêm quan hệ đối tác chiến lược Nga - Việt
Theo dòng sự kiện

Truyền thông Nga: Củng cố hợp tác liên nghị viện - con đường làm sâu sắc thêm quan hệ đối tác chiến lược Nga - Việt

Trong thời gian thăm, làm việc tại Nga theo lời mời của Chủ tịch Duma Quốc gia V. Volodin và Chủ tịch Hội đồng liên bang V. Matvienko từ ngày 8- 10.9, các kênh truyền hình, hãng thông tấn, báo chí lớn của Nga đồng loạt đăng tải nhiều bài viết, hình ảnh... phản ánh, bình luận về chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, trong đó trích lời Chủ tịch Duma Quốc gia việc cơ quan lập pháp hai nước củng cố hợp tác liên nghị viện sẽ là con đường để giúp làm sâu sắc hơn Quan hệ Đối tác chiến lược Nga - Việt.

Phó Chủ tịch Duma Quốc gia Nga: “Chúng tôi mong đợi chuyến thăm của Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam”
Quốc tế

Phó Chủ tịch Duma Quốc gia Nga: “Chúng tôi mong đợi chuyến thăm của Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam”

Ngay trước khi Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam, do Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm trưởng đoàn đến thăm Nga, Phó Chủ tịch thứ nhất Duma Quốc gia, Quốc hội Liên bang Nga Ivan Ivanovich Melnikov đã có bài viết đăng trên tờ Độc lập của Nga, khẳng định Duma Quốc gia đặc biệt coi trọng chuyến thăm và vô cùng mong chờ Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam. Báo Đại biểu Nhân dân xin giới thiệu bài viết.

Báo Độc lập của Nga: Các nhà lập pháp Nga và Việt Nam muốn đưa mối quan hệ đi vào thực chất hơn
Việt Nam và các nước

Báo Độc lập của Nga: Các nhà lập pháp Nga và Việt Nam muốn đưa mối quan hệ đi vào thực chất hơn

Nhận lời mời của Chủ tịch Duma Quốc gia V.V. Volodin và Chủ tịch Hội đồng Liên bang, Quốc hội Liên bang Nga Valentina Ivanovna Matvienko, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam sẽ thăm chính thức Liên bang Nga và đồng chủ trì Phiên họp lần thứ ba Ủy ban Hợp tác liên Nghị viện Việt Nam-Liên bang Nga từ ngày 8-10.9.

Nhân dịp này, tờ Độc lập của Nga đã đăng bài viết, trong đó đánh giá các nhà lập pháp Nga và Việt Nam đang nỗ lực đưa mối quan hệ đi vào thực chất hơn.

Nhà báo Nga: Nga và Việt Nam là Đối tác Chiến lược và những người bạn thực sự
Việt Nam và các nước

Nhà báo Nga: Nga và Việt Nam là Đối tác Chiến lược và những người bạn thực sự

Trước thềm chuyến thăm chính thức Liên bang Nga của đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam do Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu, nhà báo Pavel Vinodurov đã có bài viết trên tạp chí Thế giới đa cực về ý nghĩa của chuyến thăm. Nhà báo Vinodurov nhận định chuyến thăm sắp tới của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn là một bước phát triển quan trọng để củng cố quan hệ toàn diện giữa hai nước Việt Nam - Nga.