Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ làm việc với Phó Tổng Tư lệnh Quân đội Đức và Nhóm Nghị sĩ hữu nghị với ASEAN

Tiếp tục chuyến thăm làm việc tại CHLB Đức, ngày 27.9, Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Đại tướng Đỗ Bá Tỵ và Đoàn ĐBQH Việt Nam đã có cuộc làm việc với Đô đốc Joachim Geor Ruhle, Phó Tổng Tư lệnh Quân đội Đức; Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị với ASEAN Renate Kunast và một số Nghị sĩ Đức; thăm và nói chuyện với đại diện cộng đồng người Việt Nam tại CHLB Đức.

Trong các cuộc làm việc, hai bên đã chia sẻ quan điểm về tình hình thế giới và khu vực cùng quan tâm, thông tin về tình hình an ninh khu vực châu Âu, châu Á - Thái Bình Dương, tình hình Biển Đông và trao đổi về hợp tác giữa hai nước trong nhiều lĩnh vực, trong đó có hợp tác quốc phòng, an ninh. Hai bên nhất trí cho rằng năm 2020, hai nước sẽ kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Trên cương vị là Chủ tịch ASEAN, Chủ tịch Liên minh châu Âu (EU) và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc, Việt Nam và Đức cần tăng cường tăng cường hợp tác, ủng hộ nhau tại các cơ chế hơp tác đa phương như Liên Hợp quốc, EU, đóng góp tích cực cho việc duy trì hòa bình, ổn định và phát triển của các khu vực và trên thế giới.

Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ và Đô đốc Joachim Geor Ruhle, Phó Tổng Tư lệnh Quân đội Đức
Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ và Đô đốc Joachim Geor Ruhle, Phó Tổng Tư lệnh Quân đội Đức

Phó Chủ tịch QH Đỗ Bá Tỵ đánh giá cao quan hệ hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng; đề nghị hai bên thúc đẩy hơn nữa hợp tác trong các lĩnh vực công nghiệp quốc phòng, quân y, giáo dục đào tạo, tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp quốc, rà phá bom mìn, khắc phục hậu quả sau chiến tranh. Phó Chủ tịch QH khẳng định QH Việt Nam ủng hộ hoạt động hợp tác toàn diện trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh giữa hai nước. Phó Chủ tịch QH cũng nhấn mạnh, việc Việt Nam hết sức coi trọng và tham gia ngày càng tích cực vào các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp quốc là sự thể hiện trách nhiệm của Việt Nam, trên cương vị là quốc gia thành viên của Liên Hợp quốc, đối với hòa bình, ổn định, an ninh và phát triển của các khu vực và trên thế giới.

Đô đốc Joachim Geor Ruhle, Phó Tổng Tư lệnh Quân đội Đức, đánh giá cao tầm vai trò của khu vực châu Á - Thái Bình Dương đối với hòa bình và hợp tác trên thế giới; khẳng định hai bên đã duy trì quan hệ hơp tác và học hỏi lẫn nhau trong nhiều lĩnh vực. Đô đốc Joachim Geor Ruhle nhấn mạnh, quan hệ hợp tác giữa Đức và các nước châu Á - Thái Bình Dương như Việt Nam, Trung Quốc, Malaysia trong những năm gần đây được thúc đẩy mạnh mẽ.

Trong quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam, Đô đốc cho rằng bên cạnh hợp tác về kinh tế, quốc phòng, hai bên cần thúc đẩy quan hệ hợp tác trong nhiều lĩnh vực khác, tăng cường hợp tác giữa các bộ ngành hai nước.

Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ và Đoàn ĐBQH Việt Nam làm việc với Bà Renate Kunast, Chủ tịch Nhóm và các Nghị sĩ thuộc Nhóm Nghị sĩ hữu nghị với ASEAN của QH Đức
Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ và Đoàn ĐBQH Việt Nam làm việc với Bà Renate Kunast, Chủ tịch Nhóm và các Nghị sĩ thuộc Nhóm Nghị sĩ hữu nghị với ASEAN của QH Đức

Phó Tổng Tư lệnh quân đội Đức khẳng định hoan nghênh và sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam trong việc đào tạo, trao đổi kinh nghiệm cho các sỹ quan quân đội Việt Nam, sẵn sàng trao đổi kinh nghiệm tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp quốc và hỗ trợ Việt Nam trong việc khắc phục hậu quả chiến tranh.

Phía Đức nhấn mạnh, là một quốc gia thượng tôn pháp luật, Đức và nhiều quốc gia trên thế giới hết sức quan tâm đến tình hình Biển Đông, ủng hộ tuân thủ luật pháp quốc tế và Công ước của Liên Hợp quốc về Luật Biển 1982; phản đối cách hành xử của các bên vi phạm luật pháp quốc tế, có các hành động gây căng thẳng, làm tổn hại đến sự ổn định, tự do an ninh, an toàn hàng hải và hàng không ở khu vực này.

Hai bên đánh giá cao việc Bộ Quốc phòng hai nước tăng cường hợp tác, thúc đẩy cơ chế đối thoại chính sách quốc phòng nhằm thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác mà hai bên có thế mạnh đi vào chiều sâu và hiệu quả thiết thực, đồng thời tạo khuôn khổ cho quan hệ hợp tác quốc phòng song phương; nhất trí cho rằng việc Đức lần đầu tiên cử Tùy viên Quốc phòng thường trú tại Việt Nam đã phản ảnh sự phát triển trong quan hệ hợp tác quốc phòng giữa hai nước và là cơ sở để hai bên tăng cường hiểu biết và hợp tác trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, hai bên cũng trao đổi về việc phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ Đầu tư (EVIPA), mở ra những cơ hội hợp tác mới cho cả hai bên, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân, các doanh nghiệp Việt Nam cũng như Đức và EU nói chung.


+ Thăm và nói chuyện với đại diện cộng đồng người Việt Nam tại CHLB Đức, Phó Chủ tịch QH Đỗ Bá Tỵ ghi nhận các thành tựu to lớn trên các mặt kinh tế, xã hội mà cộng đồng người Việt tại Đức đã đạt được.

Khẳng định chính sách đại đoàn kết dân tộc của Đảng và Nhà nước ta, Phó Chủ tịch QH mong muốn bà con luôn tuân thủ pháp luật của nước sở tại, gìn giữ và bảo tồn văn hóa Việt Nam và luôn hướng về quê hương đất nước, thực sự là hình ảnh, cầu nối quan trọng góp phần tăng cường và củng cố quan hệ hợp tác hữu nghị mọi mặt giữa hai nước.

Thời sự Quốc hội

Không nên quy định cứng các phiên chất vấn phải ban hành nghị quyết
Thời sự Quốc hội

Không nên quy định cứng các phiên chất vấn phải ban hành nghị quyết

Thảo luận tại Tổ 16 chiều 22.11, các đại biểu thuộc Đoàn ĐBQH các tỉnh Hà Tĩnh, Cà Mau, Lâm Đồng và Lai Châu cho rằng, không nên quy định cứng nhắc các phiên chất vấn phải ban hành nghị quyết, mà nên quy định theo hướng mở: Trong trường hợp cần thiết, Thường trực HĐND trình HĐND ban hành nghị quyết về hoạt động chất vấn sẽ khả thi hơn.

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 22.11.2024
Thời sự Quốc hội

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 22.11.2024

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 22.11.2024 của Báo Đại biểu Nhân dân gồm các nội dung: Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á, hội kiến Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Hun Manet, hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen. Ngày làm việc thứ 23, Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh: Với những mặt hàng không có lợi hoàn toàn và cần thay đổi hành vi thì phải đánh thuế thật cao
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh: Với những mặt hàng không có lợi hoàn toàn và cần thay đổi hành vi thì phải đánh thuế thật cao

Dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt là hai dự luật có ý nghĩa vô cùng quan trọng liên quan đến nguồn thu chủ yếu cho ngân sách nhà nước là thuế. Thuế là một trong những nghĩa vụ rất cơ bản của doanh nghiệp và người dân theo quy định pháp luật về thuế.

toàn cảnh phiên thảo luận tổ 3
Thời sự Quốc hội

Quy định rõ thời hạn cơ quan, tổ chức, cá nhân phải trả lời các kiến nghị giám sát

Chiều 22.11, thảo luận tại tổ 3 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Bắc Giang, Nghệ An, Quảng Ngãi), có đại biểu đề nghị, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND cần quy định rõ thời hạn các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan phải trả lời các kiến nghị giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban, các Đoàn ĐBQH và các ĐBQH.

Toàn cảnh phiên họp tổ 15. Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội

Tham gia thảo luận tại tổ 15 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Yên Bái, Quảng Trị, Bình Thuận, Bình Phước) chiều nay, 22.11, các đại biểu thống nhất việc sửa đổi, bổ sung Luật hoạt Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân là rất cần thiết, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới.

Không nên quy định "cứng" số lượng ĐBQH tham gia đoàn giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội
Thời sự Quốc hội

Không nên quy định "cứng" số lượng ĐBQH tham gia đoàn giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội

Góp ý với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, nhiều đại biểu đề xuất không nên quy định "cứng" số lượng đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tham gia Đoàn giám sát của Đoàn ĐBQH để phù hợp với thực tiễn, tạo thuận lợi trong quá trình tổ chức thực hiện. 

Quang cảnh thảo luận tại Tổ 2 chiều 22.11
Chính trị

Tăng quyền chủ động của đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND trong hoạt động giám sát

Thảo luận tại Tổ 2 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, các đại biểu thuộc Đoàn ĐBQH TP. Hồ Chí Minh đề nghị, cần tăng cường vai trò, quyền hạn của các ĐBQH và đại biểu HĐND trong hoạt động giám sát, bảo đảm sự chủ động trong tiến hành giám sát.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định: Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật vừa là mục tiêu vừa là yêu cầu bắt buộc
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định: Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật vừa là mục tiêu vừa là yêu cầu bắt buộc

Cho ý kiến về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân tại phiên thảo luận tổ chiều nay, 22.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, chuyển thời điểm xem xét các báo cáo thường niên từ kỳ họp cuối năm sang kỳ họp đầu năm là phù hợp, nhằm cung cấp số liệu đầy đủ hơn. Đây cũng là điểm mới rất lớn, căn bản của dự thảo Luật lần này.

Thảo luận tại Tổ 5 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật
Thời sự Quốc hội

Cân nhắc cho phép hiệp hội ngành nghề được trực tiếp xây dựng một số tiêu chuẩn

Chiều 22.11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Tại tổ 5 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang), các đại biểu cho rằng, do cạnh tranh bằng tiêu chuẩn chất lượng, dịch vụ là biện pháp cạnh tranh khôn khoan nhất, nên cần cân nhắc bổ sung quy định giao hội, hiệp hội ngành nghề được trực tiếp xây dựng, ban hành một số tiêu chuẩn.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen

Chiều nay, 22.11, tại Thủ đô Phnom Penh, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia và tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP 12), Phiên họp lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP 11), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Techo Hun Sen.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia

Chiều nay, 22.11, tại Thủ đô Phnom Penh, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia và tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP), Phiên họp lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Hun Manet.

Nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát
Thời sự Quốc hội

Nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát

Chiều 22.11, các đại biểu Tổ 18 (Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh Thanh Hóa, Trà Vinh, Hà Nam) đã thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.

ĐBQH Trần Nhật Minh (Nghệ An)
Thời sự Quốc hội

Cân nhắc không quy định thu thuế với điều hòa nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống

Thảo luận tại Tổ 3 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Bắc Giang, Nghệ An, Quảng Ngãi) sáng nay, nhiều đại biểu đề nghị cân nhắc quy định thu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với điều hòa nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống. Bởi lẽ, cùng với sự phát triển của xã hội, điều hòa nhiệt độ đang trở thành nhu cầu thiết yếu trong công việc cũng như cuộc sống của người dân. Đây không còn là mặt hàng xa xỉ như trước.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại phiên họp tổ
Thời sự Quốc hội

Cần lộ trình đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

Sáng 22.11, thảo luận tại Tổ 12 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn), Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, với nhiều nước trên thế giới, thuế tiêu thụ đặc biệt thường hướng tới các sản phẩm hàng hóa có hại cho sức khỏe, môi trường hoặc các mặt hàng xa xỉ. Việt Nam cũng đang theo xu hướng chung của thế giới. Tuy nhiên, cần làm rõ, đánh giá kỹ lưỡng hơn và có lộ trình phù hợp, bởi có những sản phẩm vừa đóng góp thu ngân sách vừa phục vụ nhu cầu chính đáng con người.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu tại buổi thảo luận Tổ 10. Ảnh: Minh Trang
Thời sự Quốc hội

Bảo đảm công bằng và thỏa đáng với các đối tượng nộp thuế

Phát biểu tại phiên thảo luận Tổ 10 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang) sáng nay, 22.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) là 2 dự luật rất quan trọng. Việc sửa đổi phải bảo đảm công bằng và thỏa đáng với các đối tượng nộp thuế, kể cả tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, đối tượng là người nước ngoài, tổ chức thương mại trong nước hay nước ngoài... nhưng cũng phải phù hợp với các thông lệ quốc tế.

Thảo luận tổ 15 sáng 22.11. Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng thuốc lá

Thảo luận tại Tổ 15 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Yên Bái, Quảng Trị, Bình Thuận, Bình Phước) sáng 22.11 về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), các ĐBQH đề nghị, cần tăng mạnh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng thuốc lá; đồng thời xem xét, nghiên cứu, bổ sung đối tượng chịu thuế là thuốc lá điện tử.

Tổ 5 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang) thảo luận về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi)
Thời sự Quốc hội

Cần có lộ trình tăng thuế phù hợp, tránh ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp

Thảo luận tại Tổ 5 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang) về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) sáng nay, 22.11, các đại biểu đề nghị, cơ quan chủ trì soạn thảo cân nhắc đưa ra lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt phù hợp trong 3 - 5 năm tới với một số mặt hàng đặc thù, tránh gây ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp.