Phát triển vùng măng sạch, tạo sinh kế cho phụ nữ địa phương

Xã Xuân Nha, huyện Vân Hồ (tỉnh Sơn La) có vùng nguyên liệu măng từ rừng khá lớn và được nhiều người biết đến. 

Vài năm trở lại đây, cây măng được phát triển và mở rộng, phục vụ mục đích kinh tế gắn với trồng rừng, hình thành các chuỗi liên kết sản xuất, chế biến măng theo chuỗi giá trị nông dân - tổ hợp tác - hợp tác xã - doanh nghiệp xuất khẩu, nhằm giải quyết việc làm, đem lại thu nhập cho bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Từ cây rừng trở thành sản phẩm Ocop tiêu biểu

Huyện Vân Hồ có hàng nghìn ha rừng tre tự nhiên, người dân ở đây thường thu hái măng tươi về sơ chế bán lại cho thương lái. Nhưng thu nhập như vậy không cao, hơn nữa, việc thu hái măng của bà con rất vất vả vì măng mọc trong rừng sâu, đường đi trơn trượt rất nguy hiểm.

Nhận thấy những khó khăn của bà con, và muốn tận dụng nguồn nguyên liệu quý của địa phương, chị Cao Thị Tâm đã đứng lên thành lập Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp trung tâm Tân Xuân 269 chuyên về sản xuất măng nứa sấy khô.

Phụ nữ dân tộc thiểu số tại Vân Hồ phấn khởi với những mẻ măng nứa sấy khô đạt tiêu chuẩn
Phụ nữ dân tộc thiểu số tại Vân Hồ phấn khởi với những mẻ măng nứa sấy khô đạt tiêu chuẩn
HTX của chị Tâm thu mua lại măng của bà con rồi chế biến thành măng khô. Để bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, chị đã đầu tư xây dựng xưởng sản xuất, lò sấy hiện đại. Măng tươi sau khi được thu hái sẽ được rửa sạch bằng nước giếng khoan, đưa vào nồi luộc rồi được cắt miếng cho ra lạt phơi nắng. Những ngày không có nắng thì măng được cho vào lò sấy khoảng 6 giờ đồng hồ. Nếu trời nắng, HTX có thể giảm thời gian sấy và đem măng ra phơi giúp măng thơm ngon hơn, màu sắc cũng đẹp hơn.

Nói về hành trình đưa sản phẩm thủ công của quê hương thành sản phẩm Ocop tiêu biểu, chị Cao Thị Tâm cho biết, tháng 4.2019, mô hình chuỗi măng sạch đầu tiên được triển khai tại 3 xã Xuân Nha, Tân Xuân và Chiềng Xuân do Dự án “Nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số thông qua phát triển chuỗi măng sạch huyện Vân Hồ” thuộc Chương trình GREAT của Chính phủ Úc tài trợ.  HTX sản xuất măng sạch Tân Xuân 269 đã được chọn để tham gia dự án.

Dự án đã đào tạo tư vấn thành lập các tổ hợp tác và HTX; hướng dẫn thu hái và chế biến măng rừng tự nhiên bền vững, bảo đảm các tiêu chuẩn hữu cơ; hỗ trợ các dụng cụ phục vụ chế biến, nhà xưởng, nhà sấy năng lượng mặt trời; liên kết sản xuất tiêu thụ với các công ty xuất khẩu. Ngoài ra, Dự án còn tư vấn hỗ trợ xây dựng thương hiệu sản phẩm, hỗ trợ đưa măng lên sàn giao dịch thương mại điện tử...

Từ những kỹ thuật học được và sự ứng dụng linh hoạt trong  chế biến, sản phẩm măng của HTX Tân Xuân 269 đã được công nhận là sản phẩm Ocop 4 sao và được đông đảo người tiêu dùng đón nhận.

Kết nối phụ nữ với thị trường

Nói về những ngày đầu lập nghiệp, chị Cao Thị Tâm cho biết: “Ban đầu tôi cũng gặp rất nhiều khó khăn bởi vốn nhập hàng, đầu tư máy móc, thiết bị tới hơn một nửa là vay ngân hàng, phần còn lại là các chị em trong HTX góp lại do tin tưởng mình. Tuy nhiên, nhờ có Dự án phát triển vùng mang sạch tôi đã học hỏi cách bán hàng, thu hút khách hàng, tìm kiếm đối tác và tạo điểm nhấn cho thương hiệu để sản phẩm có đầu ra thuận lợi”.

Không chỉ HTX của chị Cao Thị Tâm mà nhiều HTX thuộc Dự án “Nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số thông qua phát triển chuỗi măng sạch huyện Vân Hồ” đều vươn lên mạnh mẽ và xây dựng được chỗ đứng trên thị trường. Điển hình như HTX sản xuất măng sạch Xuân Nha, bản Tưn. Bà Lò Thị Nguyễn, Giám đốc HTX cho biết, HTX có 13 thành viên, có nhà ươm 1.000 m², nhà xưởng 500 m² và nhà sấy năng lượng mặt trời 100 m². HTX ký hợp đồng thu mua nguyên liệu măng từ các tổ hợp tác và ký kết hợp đồng sản xuất, cung cấp măng xuất khẩu với Công ty cổ phần Yên Thành.

Năm 2021, được sự cho phép của Kiểm lâm và được hướng dẫn kỹ thuật thu hái măng tự nhiên bền vững, HTX thu hoạch và xuất khẩu 15 tấn thành phẩm măng hốc muối chua. Sản phẩm măng hốc muối chua đã được xây dựng thương hiệu, có tem nhãn trích xuất nguồn gốc và được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh. Với mục tiêu sản xuất măng hàng hóa, ngoài khai thác măng rừng tự nhiên, HTX đã vận động các thành viên chuyển đổi trồng mới 150 ha măng Bát độ xuất khẩu.

Dự án “Nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số thông qua phát triển chuỗi măng sạch huyện Vân Hồ” hiện đã được nhân rộng ra 19 xã của 5 huyện: Bắc Yên, Phù Yên, Sốp Cộp, Sông Mã và Vân Hồ, với 7 HTX, 34 tổ hợp tác, hơn 2.900 hộ tham gia. Dự án đã hỗ trợ xây dựng được 3 vườn ươm cây giống măng Bát Độ quy mô 5 vạn cây giống/năm; hỗ trợ 23 nồi luộc măng cải tiến, 4 nhà sấy năng lượng mặt trời và 2 nhà xưởng chế biến cho các HTX. Hỗ trợ, tư vấn thành lập các chuỗi liên kết sản xuất măng xuất khẩu giữa nông dân - tổ hợp tác - HTX - doanh nghiệp xuất khẩu.

Đến năm 2025, dự kiến vùng nguyên liệu măng Bát độ trên địa bàn tỉnh sẽ tăng khoảng 5.000 ha, tổng sản lượng khoảng 50.000 tấn nguyên liệu. Để phát triển mô hình trồng măng Bát độ bền vững, hiệu quả cần phát triển mở rộng vùng trồng theo quy hoạch; duy trì và mở rộng liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị nông dân - tổ hợp tác - HTX - doanh nghiệp xuất khẩu, cam kết về giá, đầu ra ổn định cho các HTX và tổ hợp tác. Các HTX, tổ hợp tác củng cố bộ máy tổ chức, tài chính, nâng cao năng lực, khả năng quản trị... nhằm tạo việc làm, thu nhập bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số. 

Đời sống

Đắk Nông: 2.100 người tham gia Cuộc thi "Tìm hiểu Luật Đất đai số 31/2024/QH15"
Xã hội

Đắk Nông: 2.100 người tham gia Cuộc thi "Tìm hiểu Luật Đất đai số 31/2024/QH15"

Thực hiện Kế hoạch số 285/KH-UBND ngày 26.4.2024 của Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông về triển khai thi hành Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Công văn số 2926/CV-HĐPH ngày 27.5.2024 của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) tỉnh về việc tuyên truyền, phổ biến Luật Đất đai năm 2024; Sở Tư pháp tỉnh Đắk Nông đã ban hành Kế hoạch số 56/KH-STP về việc tổ chức Cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu Luật Đất đai số 31/2024/QH15" trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.

Người dân Hà Nội khởi nghiệp nông nghiệp công nghệ cao thành công nhờ nguồn vốn đầu tư của Agribank.
Đời sống

Bài cuối: Cùng Thủ đô xây dựng ngành nông nghiệp hiện đại

Một trong những mục tiêu quan trọng mà Chương trình số 04-CTr/TU, Khóa XVII của Thành ủy Hà Nội đặt ra, đó là hoàn thành xây dựng nông thôn mới cấp thành phố vào năm 2025; để đạt mục tiêu trên, Hà Nội rất cần sự đồng lòng vào cuộc, ủng hộ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, trong đó có Agribank.

Đào tạo nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch giúp nhiều phụ nữ ở Mù Cang Chải có thêm thu nhập
Đời sống

Mù Cang Chải huy động nguồn lực giảm nghèo bền vững

Đến thời điểm này, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) đã giải ngân gần 120 tỷ đồng vốn các chương trình mục tiêu quốc gia, đạt gần 50% kế hoạch. Các chương trình giảm nghèo được thực hiện một cách đồng bộ, linh hoạt và kịp thời, hàng trăm tỷ đồng đã được giải ngân. Trong đó, công tác giáo dục nghề nghiệp, phát triển nguồn nhân lực luôn được địa phương chú trọng thực hiện.

Nhiều lao động tại Thái Nguyên được đào tạo và làm việc tại các cụm công nghiệp lớn
Đời sống

Thái Nguyên: Nỗ lực tạo việc làm cho người nghèo

Từ năm 2023 đến nay, hầu hết người lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có nhu cầu được hỗ trợ kết nối, tư vấn, định hướng nghề nghiệp là tìm việc đã được Trung tâm Dịch vụ việc làm thuộc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội đáp ứng nguyện vọng. Qua đó, tạo cho người lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo, thay đổi tư duy "trông chờ" bằng việc chủ động sản xuất, hướng đến thoát nghèo bền vững.

Hà Nội: Tháo gỡ các điểm "nghẽn" và giải quyết tình trạng "ách tắc" trong giải quyết thủ tục hành chính
Xã hội

Hà Nội: Tháo gỡ các điểm "nghẽn" và giải quyết tình trạng "ách tắc" trong giải quyết thủ tục hành chính

Theo Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Hà Minh Hải việc triển khai thí điểm mô hình Trung tâm phục vụ hành chính công TP. Hà Nội là bước đi tất yếu, trên cơ sở kế thừa những kết quả đã đạt được từ "Mô hình Bộ phận Một cửa hiện đại" của Thành phố nhằm nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), phục vụ người dân và doanh nghiệp.

GEFE 2024: Thụy Sĩ giới thiệu 4 dự án thúc đẩy kinh tế xanh và bền vững tại Việt Nam
Xã hội

GEFE 2024: Thụy Sĩ giới thiệu 4 dự án thúc đẩy kinh tế xanh và bền vững tại Việt Nam

Bốn dự án nhận tài trợ của Chính phủ Thụy Sĩ, gồm Chương trình Xúc tiến nhập khẩu Thụy Sĩ (SIPPO), Du lịch Thụy Sĩ vì sự phát triển bền vững tại Việt Nam (ST4SD), Hệ sinh thái năng suất vì việc làm bền vững, và BioTrade khu vực Đông Nam Á - đang được giới thiệu tại Gian hàng Thụy Sĩ, Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế xanh (GEFE) 2024.

Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh trao đổi với người dân đến làm thủ tục tại BHXH TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: ITN
Xã hội

BHXH Việt Nam: Vai trò, trách nhiệm và những đóng góp trong công tác an sinh xã hội

Sáng nay 21.10, tại Nhà Quốc hội, Quốc hội khóa XV khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 8. Tại Kỳ họp, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã báo cáo trước Quốc hội về tình hình kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025. Trong đó, Thủ tướng đánh giá, trong 9 tháng đầu năm 2024, công tác an sinh xã hội ở nước ta được bảo đảm.

Một góc Thủ đô Hà Nội hôm nay
Xã hội

Bài 1: Tự hào góp phần vào sự phát triển của Thủ đô

70 năm sau ngày Giải phóng, Hà Nội đã vững vàng vượt bao khó khăn, thử thách, đạt được những thành tựu to lớn về phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng đô thị. Ngày nay, người dân Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung có quyền tự hào về Thủ đô văn hiến, một "thành phố vì hoà bình", "thành phố sáng tạo". Trong thành tựu vẻ vang ấy, có sự đóng góp đầy tâm huyết của đội ngũ cán bộ, nhân viên Agribank...

Địa phương mong chính sách khuyến công ngày càng hoàn thiện để làm trợ lực vững chắc cho cơ sở công nghiệp nông thôn
Đời sống

Chính sách khuyến công: Dễ tiếp cận, hiệu quả cao

Thời gian qua, hoạt động khuyến công trên cả nước đã thực hiện tốt chức năng cầu nối, tiếp sức cho cơ sở công nghiệp nông thôn, kích thích tinh thần chủ động, mạnh dạn sản xuất, kinh doanh. Theo đánh giá, khuyến công là chính sách dễ tiếp cận và đạt hiệu quả cao.

Đại diện Đoàn Thanh niên Vietcombank trao tặng kinh phí tu sửa Trường Mầm non Xuân Vân, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang
Đời sống

Đoàn Thanh niên Vietcombank tổ chức chương trình an sinh xã hội "Vì đàn em thân yêu"

Mới đây, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã phối hợp với Đoàn Thanh niên các đơn vị, gồm: Thanh tra Chính phủ, cơ quan Ban Tổ chức Trung ương Đảng và các Tỉnh đoàn Lào Cai, Tuyên Quang, Yên Bái tổ chức chương trình an sinh xã hội "Vì đàn em thân yêu", với tổng giá trị trao tặng là 415 triệu đồng.

Xây dựng hạ tầng dữ liệu: Nền tảng quan trọng cho kiểm toán số trong tương lai
Đời sống

Xây dựng hạ tầng dữ liệu: Nền tảng quan trọng cho kiểm toán số trong tương lai

Ngày nay, dữ liệu có tác động trực tiếp đến tất cả các ngành, các lĩnh vực, trong đó có Kiểm toán Nhà nước (KTNN). Thực tế này đòi hỏi KTNN phải xây dựng hạ tầng dữ liệu để quản lý, lưu trữ, vận hành trên nền tảng công nghệ hiện đại, từ đó tích hợp, kết nối với các hệ thống cơ sở dữ liệu (CSDL) liên quan nhằm tối đa hóa sử dụng và giá trị của dữ liệu, hướng tới kiểm toán số trong tương lai.

Phó Tổng Giám đốc Trần Đình Liệu phát biểu tại hội nghị tập huấn
Xã hội

BHXH Việt Nam: Tập huấn chăm sóc khách hàng cho hơn 150 đại biểu

Trong hai ngày 17-18.10, tại Nghệ An, BHXH Việt Nam đã tổ chức Hội nghị tập huấn công tác chăm sóc khách hàng ngành BHXH Việt Nam năm 2024 với sự tham dự của hơn 150 đại biểu của BHXH 30 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc. Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Trần Đình Liệu dự và chủ trì hội nghị.

Bài cuối: Chung tay đẩy lùi hủ tục tảo hôn, hôn nhân cận huyết
Xã hội

Bài cuối: Chung tay đẩy lùi hủ tục tảo hôn, hôn nhân cận huyết

Nhằm từng bước xóa bỏ hủ tục tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), tỉnh Bắc Kạn đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc. Không chỉ dừng lại ở khẩu hiệu mà còn phân công cụ thể, rõ người, rõ việc vào từng nhiệm vụ. Trong đó, chú trọng công tác tuyên truyền tại những xã có tỷ lệ tảo hôn cao giúp nâng cao nhận thức của người dân về những hệ lụy của vấn nạn này.

Tọa đàm “Hoàn thiện hành lang pháp lý về việc tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc, nhằm tiếp tục nâng cao uy tín, vị thế của Việt Nam” do Báo Đại biểu Nhân dân phối hợp với Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam tổ chức chiều 17.10.
Xã hội

Dấu ấn chặng đường 10 năm Lực lượng gìn giữ hòa bình của Việt Nam: Đặt trọng trách quốc gia lên trên hết

Tại Tọa đàm “Hoàn thiện hành lang pháp lý về việc tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc, nhằm tiếp tục nâng cao uy tín, vị thế của Việt Nam” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức chiều 17.10, các đại biểu, khách mời đều nhất trí cho rằng: 10 năm qua, Việt Nam đã và đang có những đóng góp tích cực vào lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc, qua đó gặt hái được nhiều lợi ích quan trọng, góp phần nâng cao vị thế quốc gia, giúp Việt Nam khẳng định cam kết và trách nhiệm của mình đối với hòa bình và an ninh quốc tế.