Phát động cuộc thi viết "Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường"

Chiều 9.10, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức lễ phát động cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2023.

Cuộc thi nhằm ghi nhận, tôn vinh những thầy giáo, cô giáo có thành tích, việc làm tốt đẹp, đóng góp tích cực cho công cuộc đổi mới giáo dục, những cơ sở giáo dục có nhiều đổi mới, sáng tạo trong dạy học, giáo dục học sinh.

Thông qua đó, cuộc thi lan tỏa những tình cảm tốt đẹp của học sinh, sinh viên, cha mẹ học sinh đối với thầy cô, mái trường đồng thời động viên, khuyến khích các thầy cô giáo vượt qua khó khăn, tiếp tục có những cống hiến cho ngành giáo dục và xã hội.

Phát động cuộc thi viết Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường -0
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng phát biểu tại lễ phát động. 

Tác phẩm dự thi là các bài viết về những ấn tượng sâu sắc về thầy cô giáo mà tác giả yêu quý, ngưỡng mộ hoặc những tác động, ảnh hưởng đặc biệt của thầy cô giáo tới việc học tập, nhận thức, làm thay đổi cuộc sống của cá nhân tác giả (hoặc bạn bè, người thân tác giả); những tình huống sư phạm tiêu biểu, điển hình và cách giải quyết các tình huống ấy của thầy cô giáo mà tác giả đã từng gặp hoặc trải qua, thể hiện năng lực nghề nghiệp, khả năng sáng tạo cũng như tình cảm của thầy cô giáo đối với học sinh, đối với nghề; những kỷ niệm, những ấn tượng, tình cảm gắn bó sâu sắc đối với ngôi trường mà tác giả hoặc bạn bè, người thân của tác giả đã và đang theo học.

Đối tượng tham gia là công dân Việt Nam, có tác phẩm phù hợp với thể lệ của cuộc thi. Thành viên tham gia ban tổ chức và ban giám khảo của cuộc thi không được gửi tác phẩm tham dự cuộc thi.

Các tác phẩm dự thi viết bằng tiếng Việt, thể hiện dưới hình thức văn xuôi, mỗi tác phẩm tối thiểu 500 từ (hình ảnh, video minh họa kèm theo nếu có). Các tác phẩm dự thi có thể viết tay hoặc đánh máy, trình bày rõ ràng trên một mặt giấy khổ A4, cỡ chữ 14, font chữ Times New Roman.

Phát động cuộc thi viết Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường -0
Ban tổ chức thực hiện nghi thức phát động cuộc thi

Thông tin về tác giả và tác phẩm dự thi ghi rõ trên trang đầu tiên của tác phẩm dự thi. Các thông tin bắt buộc, bao gồm: họ và tên, nơi công tác, địa chỉ liên hệ, số điện thoại; thông tin về nhân vật trong tác phẩm.

Các tác phẩm dự thi chưa đăng tải trên sách báo, chưa công bố trên bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào hoặc gửi dự thi ở các cuộc thi khác do bộ, ngành trung ương tổ chức tính đến ngày gửi đến ban tổ chức. Tác giả dự thi phải đảm bảo và chịu trách nhiệm về tính chân thực, chính xác về nhân vật và nội dung bài dự thi của mình.

Các tác phẩm được chọn để xét trao giải thưởng phải đảm bảo tính chân thực, chính xác, có định hướng tư tưởng, chính trị đúng đắn, có tác động tích cực tới độc giả về tình cảm, cảm xúc, góp phần nâng cao niềm tự hào, mến yêu của học sinh, sinh viên đối với thầy giáo, cô giáo và nhà trường.

Ban tổ chức sẽ trao 26 giải, gồm 2 giải nhất, 4 giải nhì, 6 giải ba, 10 giải khuyến khích, hai giải tập thể và hai giải cho nhân vật tiêu biểu trong tác phẩm đoạt giải. Ngoài ra còn có giải thưởng phụ do ban tổ chức cuộc thi xem xét, quyết định tùy tình hình thực tế. Các giải thưởng có giá trị từ 2 đến 10 triệu đồng/giải. Lễ tổng kết và trao giải dự kiến diễn ra vào tháng 12.

Phát biểu tại lễ phát động, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng cho hay đây là năm thứ 6 cuộc thi được tổ chức, bắt đầu từ 2018. Cuộc thi là nơi để các thế hệ học trò chia sẻ, tri ân các thầy cô. Sau cuộc thi, những hình ảnh đẹp trong mỗi tác phẩm sẽ được nhân rộng, lan tỏa hơn nữa. Việc số lượng và chất lượng các tác phẩm dự thi tăng lên qua từng năm đã cho thấy sức hút của cuộc thi.

“Sự đón nhận, hưởng ứng đối với cuộc thi cho thấy mái trường và các thầy, cô giáo đã để lại ấn tượng đẹp đẽ, sâu sắc, trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều thế hệ học sinh và các tầng lớp nhân dân. Điều này cũng tạo hiệu ứng xã hội tích cực với cái nhìn bao quát hơn đối với những hy sinh lặng thầm của các nhà giáo, đặc biệt bối cảnh chúng ta đang thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng nói.

Tác phẩm dự thi gửi về địa chỉ email cuocthi.gdtd@gmail.com. Thời hạn nhận tác phẩm dự thi đến hết ngày 30.11.

Giáo dục

Điều kiện gì để thực hiện mục tiêu đưa giáo dục đại học Việt Nam vào top 10 châu Á ?
Giáo dục

Điều kiện gì để thực hiện mục tiêu đưa giáo dục đại học Việt Nam vào top 10 châu Á ?

Theo Tiến sĩ Lê Đông Phương, trên thế giới hiện chỉ có các bảng xếp hạng trường đại học, chưa có thang đo nào đánh giá được thứ hạng của toàn bộ hệ thống giáo dục đại học các nước. Trên thực tế, việc đánh giá thứ hạng của cả nền giáo dục đại học cũng là điều không đơn giản.

Tuyển sinh đại học 2025: Bộ GD-ĐT dự kiến bỏ xét tuyển sớm
Giáo dục

Tuyển sinh đại học 2025: Bộ GD-ĐT dự kiến bỏ xét tuyển sớm

Bộ GD-ĐT dự kiến có thể bỏ xét tuyển sớm. Chỉ tiêu cho xét tuyển sớm sẽ chỉ dành cho những học sinh có thành tích vượt trội, xuất sắc, có các giải thưởng quan trọng trong nước và quốc tế. Còn lại đa số thí sinh đều tham gia vào đợt xét tuyển chung theo kế hoạch chung của Bộ GD-ĐT.

Năm 2025, Bộ GD-ĐT sẽ quyết liệt sắp xếp, tinh gọn bộ máy, tiếp tục hoàn thiện thể chế
Giáo dục

Năm 2025, Bộ GD-ĐT sẽ quyết liệt sắp xếp, tinh gọn bộ máy, tiếp tục hoàn thiện thể chế

Sáng 6.1, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Theo đó, năm 2025, Bộ GD-ĐT sẽ tập trung triển khai nghiêm túc và bảo đảm tiến độ việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy. Tiếp tục hoàn thiện thể chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về giáo dục. 

Thông tư 29 giúp phân biệt giữa dạy thêm và hoạt động bổ trợ kiến thức tại trường học
Giáo dục

Thông tư 29 giúp phân biệt giữa dạy thêm và hoạt động bổ trợ kiến thức tại trường học

Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT của Bộ GD-ĐT quy định về dạy thêm, học thêm vừa ban hành sẽ giúp phân biệt giữa dạy thêm và hoạt động bổ trợ kiến thức tại trường học. Điều này quan trọng trong thực tế hiện nay, khi ranh giới giữa hai hoạt động này mập mờ, khiến không ít nhà trường, tổ chức giáo dục không thực sự làm tốt vai trò, sứ mệnh giáo dục của mình, khiến việc lạm dụng dạy thêm xảy ra.

Những sự kiện giáo dục nổi bật tuần qua
Giáo dục

Những sự kiện giáo dục nổi bật tuần qua

Đầu năm 2025 nhiều quy định mới về giáo dục đã được ban hành như Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; Quy định mới về dạy thêm, học thêm; Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; phát động phong trào dạy và học ngoại ngữ trong trường học...

 Chính thức nghiêm cấm giáo viên dạy thêm học sinh của mình bên ngoài nhà trường
Giáo dục

Chính thức nghiêm cấm giáo viên dạy thêm học sinh của mình bên ngoài nhà trường

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm. Theo thông tư quy định về dạy thêm học thêm, giáo viên không được tổ chức dạy thêm đối với học sinh tiểu học và không được dạy thêm có thu tiền ngoài nhà trường với học sinh mình đang dạy.