Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh dự kiến giảm số nhân sự nhận lương từ ngân sách xuống còn 8%

Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh dự kiến đến năm 2030 sẽ chỉ còn 8% số nhân sự nhận lương từ ngân sách Nhà nước.

Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh vừa hoàn thành “Đề án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy bên trong Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh” theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW và Nghị quyết 19-NQ/TW về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy, đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.

lgp2626-2.jpg
Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh (Ảnh: vnuhcm)

Theo đó, trong giai đoạn 2018 - 2024, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh đã chủ động sắp xếp, tinh gọn bộ máy, tăng số đơn vị tự chủ tài chính.

Đối với các đơn vị trực thuộc, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh sáp nhập Trung tâm Đại học Pháp vào Viện Đào tạo quốc tế; sáp nhập Trung tâm Khảo thí tiếng Anh vào Trung tâm Khảo thí và Đánh giá chất lượng đào tạo; sáp nhập Trung tâm Quản lý nước và Biến đổi khí hậu vào Viện Môi trường và Tài nguyên.

Bên cạnh đó, hợp nhất 3 đơn vị gồm: Viện Đào tạo quốc tế, Trung tâm Đào tạo Tiền tiến sĩ và Viện Quản trị đại học thành Viện Đào tạo - Nghiên cứu quản trị, sau đó đổi tên thành Viện Phát triển năng lực lãnh đạo Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh; Chuyển Viện John von Neumann về Trường Đại học Khoa học tự nhiên quản lý.

Đối với các Ban chức năng, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh đã tiến hành hợp nhất Ban Đại học và Ban Sau đại học thành Ban Đào tạo; sáp nhập Ban Thi đua - Khen thưởng vào Ban Tổ chức Cán bộ.

Tính đến tháng 12 năm 2024, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh có 66% đơn vị tự chủ tài chính, bao gồm 7 trường đại học thành viên và 17 đơn vị trực thuộc. Toàn Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh có 1.154 người nhận lương từ ngân sách nhà nước trong số 6.400 viên chức, người lao động đang làm việc, chiếm tỷ trọng 18%.

Trong giai đoạn 2025-2030, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh cho biết sẽ tiếp tục thực hiện việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy, đáp ứng 3 yêu cầu.

Thứ nhất là giảm đầu mối quản lý để đảm bảo tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Thứ hai là tăng số đơn vị tự chủ tài chính để đảm bảo giảm phụ thuộc ngân sách nhà nước, giảm số người nhận lương từ ngân sách. Thứ ba là đảm bảo các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng của Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh được ổn định, liên tục, đạt hiệu quả cao nhất.

Trong đó, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh sẽ giảm 36% đầu mối quản lý bên trong Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, tăng số đơn vị tự chủ tài chính từ 66% lên 92%, giảm số nhân sự hưởng lương ngân sách nhà nước xuống còn 8%.

Đề án cũng giao cho thủ trưởng các đơn vị đã tự chủ tài chính chủ trì xây dựng phương án tinh giản đầu mối quản lý. Cụ thể, những trường đại học thành viên đã tự chủ tài chính giảm từ 15-35%, các đơn vị trực thuộc đã tự chủ tài chính giảm từ 10-20%.

Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh cho biết, với quy mô xấp xỉ 100.000 sinh viên, hơn 6.400 giảng viên, việc thực hiện tinh giảm đầu mối, tăng số đơn vị tự chủ tài chính và giảm người nhận lương từ ngân sách mà Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh đã thực hiện trong thời gian vừa qua là vượt chỉ tiêu so với yêu cầu của Nghị quyết số 18-NQ/TW và Nghị quyết 19-NQ/TW.

Giáo dục

Điều kiện gì để thực hiện mục tiêu đưa giáo dục đại học Việt Nam vào top 10 châu Á ?
Giáo dục

Điều kiện gì để thực hiện mục tiêu đưa giáo dục đại học Việt Nam vào top 10 châu Á ?

Theo Tiến sĩ Lê Đông Phương, trên thế giới hiện chỉ có các bảng xếp hạng trường đại học, chưa có thang đo nào đánh giá được thứ hạng của toàn bộ hệ thống giáo dục đại học các nước. Trên thực tế, việc đánh giá thứ hạng của cả nền giáo dục đại học cũng là điều không đơn giản.

Tuyển sinh đại học 2025: Bộ GD-ĐT dự kiến bỏ xét tuyển sớm
Giáo dục

Tuyển sinh đại học 2025: Bộ GD-ĐT dự kiến bỏ xét tuyển sớm

Bộ GD-ĐT dự kiến có thể bỏ xét tuyển sớm. Chỉ tiêu cho xét tuyển sớm sẽ chỉ dành cho những học sinh có thành tích vượt trội, xuất sắc, có các giải thưởng quan trọng trong nước và quốc tế. Còn lại đa số thí sinh đều tham gia vào đợt xét tuyển chung theo kế hoạch chung của Bộ GD-ĐT.

Năm 2025, Bộ GD-ĐT sẽ quyết liệt sắp xếp, tinh gọn bộ máy, tiếp tục hoàn thiện thể chế
Giáo dục

Năm 2025, Bộ GD-ĐT sẽ quyết liệt sắp xếp, tinh gọn bộ máy, tiếp tục hoàn thiện thể chế

Sáng 6.1, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Theo đó, năm 2025, Bộ GD-ĐT sẽ tập trung triển khai nghiêm túc và bảo đảm tiến độ việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy. Tiếp tục hoàn thiện thể chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về giáo dục. 

Thông tư 29 giúp phân biệt giữa dạy thêm và hoạt động bổ trợ kiến thức tại trường học
Giáo dục

Thông tư 29 giúp phân biệt giữa dạy thêm và hoạt động bổ trợ kiến thức tại trường học

Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT của Bộ GD-ĐT quy định về dạy thêm, học thêm vừa ban hành sẽ giúp phân biệt giữa dạy thêm và hoạt động bổ trợ kiến thức tại trường học. Điều này quan trọng trong thực tế hiện nay, khi ranh giới giữa hai hoạt động này mập mờ, khiến không ít nhà trường, tổ chức giáo dục không thực sự làm tốt vai trò, sứ mệnh giáo dục của mình, khiến việc lạm dụng dạy thêm xảy ra.

Những sự kiện giáo dục nổi bật tuần qua
Giáo dục

Những sự kiện giáo dục nổi bật tuần qua

Đầu năm 2025 nhiều quy định mới về giáo dục đã được ban hành như Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; Quy định mới về dạy thêm, học thêm; Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; phát động phong trào dạy và học ngoại ngữ trong trường học...

 Chính thức nghiêm cấm giáo viên dạy thêm học sinh của mình bên ngoài nhà trường
Giáo dục

Chính thức nghiêm cấm giáo viên dạy thêm học sinh của mình bên ngoài nhà trường

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm. Theo thông tư quy định về dạy thêm học thêm, giáo viên không được tổ chức dạy thêm đối với học sinh tiểu học và không được dạy thêm có thu tiền ngoài nhà trường với học sinh mình đang dạy.

Những chính sách giáo dục có hiệu lực từ tháng 1.2025
Giáo dục

Những chính sách giáo dục có hiệu lực từ tháng 1.2025

Tháng 1/2025, nhiều chính sách giáo dục quan trọng bắt đầu có hiệu lực. Nổi bật là các chính sách liên quan tới chương trình giáo dục phổ thông; kiểm định chất lượng giáo dục; đánh giá học sinh dựa trên việc tham gia giao thông; tiêu chí xếp loại học sinh...

Uy tín, vị thế tiếp tục được khẳng định
Giáo dục

Uy tín, vị thế tiếp tục được khẳng định

95,3% học sinh, sinh viên sau tốt nghiệp hài lòng với chương trình đào tạo; 83,7% sinh viên tốt nghiệp có việc làm, trong đó 51,2% đúng nghề. 100% doanh nghiệp hài lòng, trong đó 11,1% rất hài lòng với chất lượng đào tạo của nhà trường… Những con số này tiếp tục khẳng định uy tín, vị thế của Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II.

Mẹ thay đổi để con thoát nghiện game
Giáo dục

Mẹ thay đổi để con thoát nghiện game

Đối mặt với thách thức khi con cái ngày càng lệ thuộc vào trò chơi điện tử, chểnh mảng học tập và xa cách gia đình, nhiều bậc phụ huynh bất ngờ khi tìm giải pháp ngay ở chính bản thân mình.