Hàng nghìn giáo viên Hà Nội lo mất thưởng Tết 2025, Giám đốc Sở GD-ĐT nói gì?

Tại cuộc gặp mặt báo chí ngày 6.1, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội Trần Thế Cương cho biết, ngay sau khi nhận được phản ánh từ báo chí, Sở GD-ĐT Hà Nội đã đề xuất lên UBND TP Hà Nội phương án xử lý nhằm bảo đảm quyền lợi cho giáo viên không bị mất thưởng Tết.

Theo Nghị định 73/2024 của Chính phủ, từ ngày 1.7.2024, cán bộ, công chức, viên chức sẽ có chế độ tiền thưởng căn cứ vào thành tích công tác và kết quả đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ hàng năm. Quỹ tiền thưởng hàng năm được xác định bằng 10% tổng quỹ tiền lương. Đây là lần đầu tiên, cán bộ, công chức, viên chức có khoản này.

Hiện các trường học trên cả nước đang tích cực thực hiện các thủ tục để giáo viên nhận khoản tiền này trước Tết Nguyên đán 2025. Tuy nhiên, tại Hà Nội, nhiều giáo viên lo không nhận được mức thưởng này, với lý do đơn vị công tác được xếp vào nhóm tự chủ.

Sau khi nhận được phản ánh từ báo chí và giáo viên, Giám đốc Sở GD-ĐT khẳng định, "ngay trong chiều nay, tôi đã ký văn bản gửi lãnh đạo thành phố Hà Nội, đề xuất phương án xử lý nhằm bảo đảm quyền lợi cho giáo viên không bị mất thưởng Tết".

Theo lãnh đạo Sở GD-ĐT, mặc dù số tiền thưởng không nhiều, chỉ khoảng 3-4 triệu đồng/người nhưng đó là sự động viên khích lệ kịp thời đối với đội ngũ cán bộ giáo viên Thủ đô.

vt-tran-the-cuong-3029-08015285.jpg
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Trần Thế Cương.

Trước đó, sáng 6.1, thầy Nguyễn Văn Đường, Trường THPT Phú Xuyên A (huyện Phú Xuyên, Hà Nội) thông tin đến báo chí như sau: những năm trước đây, giáo viên các trường công lập không có thưởng Tết hay lương tháng thứ 13 như nhiều ngành nghề khác. Khi Nghị định 73 được ban hành, thầy cô ai cũng vui mừng, kỳ vọng năm nay là Tết đầu tiên được nhận thưởng.

Thế nhưng chưa kịp vui thì thông tin giáo viên tại các trường tự chủ hoàn toàn và đơn vị đã đăng ký đặt hàng giá dịch vụ giáo dục sẽ không thuộc nhóm đối tượng được hưởng thu nhập tăng thêm, khiến cho nhiều giáo viên, trong đó có thầy Đường không khỏi hụt hẫng.

Theo đó, thầy Đường đã cùng hơn 500 giáo viên khác viết tâm thư kiến nghị, gửi lãnh đạo thành phố xem xét. Theo thầy, trên địa bàn Hà Nội hiện có 123 trường THPT thuộc quản lý của Sở GD-ĐT được giao quyền tự chủ tài chính. Ngoài ra, 30 quận, huyện mỗi nơi có khoảng 3 - 9 trường từ mầm non đến THCS được chọn thí điểm tự chủ. Như vậy ước tính, ít nhất 200 trường học và hàng nghìn giáo viên toàn thành phố bị ảnh hưởng.

Trong tâm thư, các thầy cô đề nghị Sở GD-ĐT, các cấp có thẩm quyền xem xét quy định về tự chủ và hướng dẫn thực hiện Nghị định 73 của Chính phủ bảo đảm quyền lợi cho giáo viên.

Tháng 11.2023, Sở GD-ĐT Hà Nội ra quyết định giao quyền tự chủ tài chính cho các trường công lập trực thuộc Sở giai đoạn 2024-2025. Việc giao quyền tự chủ về bản chất không phải do nguồn thu của các trường tăng lên mà do thay đổi hình thức cấp phát từ giao dự toán sang hình thức đặt hàng.

Theo ghi nhận, các trường không tự chủ trên địa bàn Hà Nội hiện đã có phương án chia thưởng Tết Nguyên đán 2025 theo Nghị định 73 với 3 mức: hoàn thành, hoàn thành tốt và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, phổ biến từ 4 đến 7 triệu đồng mỗi người.

Giáo dục

Thông tư 30: Tuyển sinh lớp 10, không lặp lại một môn thi quá 3 năm liên tiếp
Giáo dục

Thông tư 30: Tuyển sinh lớp 10, không lặp lại một môn thi quá 3 năm liên tiếp

​Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 30/TT-BGDĐT về ban hành Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở (THCS) và tuyển sinh trung học phổ thông (THPT). Theo đó, môn tự chọn tại kỳ thi vào lớp 10 THPT công lập sẽ do Sở Giáo dục và Đào tạo lựa chọn. Đồng thời môn thi này không lặp lại ba năm liên tiếp. 

Bộ GD-ĐT dự kiến bỏ phương thức xét tuyển đại học sớm
Giáo dục

Bộ GD-ĐT dự kiến bỏ phương thức xét tuyển đại học sớm

Xét tuyển đại học sớm mang đến gánh nặng về nguồn lực đối với các nhà trường, đồng thời cũng là gánh nặng đối với thí sinh khi các em phải nộp hồ sơ rất vất vả ở nhiều trường khác nhau để tăng cơ hội, dù cơ hội đó vẫn được dành cho các em ngay trong đợt xét tuyển chung, khi được đặt số lượng nguyện vọng không giới hạn.

Điều kiện gì để thực hiện mục tiêu đưa giáo dục đại học Việt Nam vào top 10 châu Á ?
Giáo dục

Điều kiện gì để thực hiện mục tiêu đưa giáo dục đại học Việt Nam vào top 10 châu Á ?

Theo Tiến sĩ Lê Đông Phương, trên thế giới hiện chỉ có các bảng xếp hạng trường đại học, chưa có thang đo nào đánh giá được thứ hạng của toàn bộ hệ thống giáo dục đại học các nước. Trên thực tế, việc đánh giá thứ hạng của cả nền giáo dục đại học cũng là điều không đơn giản.

Tuyển sinh đại học 2025: Bộ GD-ĐT dự kiến bỏ xét tuyển sớm
Giáo dục

Tuyển sinh đại học 2025: Bộ GD-ĐT dự kiến bỏ xét tuyển sớm

Bộ GD-ĐT dự kiến có thể bỏ xét tuyển sớm. Chỉ tiêu cho xét tuyển sớm sẽ chỉ dành cho những học sinh có thành tích vượt trội, xuất sắc, có các giải thưởng quan trọng trong nước và quốc tế. Còn lại đa số thí sinh đều tham gia vào đợt xét tuyển chung theo kế hoạch chung của Bộ GD-ĐT.

Năm 2025, Bộ GD-ĐT sẽ quyết liệt sắp xếp, tinh gọn bộ máy, tiếp tục hoàn thiện thể chế
Giáo dục

Năm 2025, Bộ GD-ĐT sẽ quyết liệt sắp xếp, tinh gọn bộ máy, tiếp tục hoàn thiện thể chế

Sáng 6.1, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Theo đó, năm 2025, Bộ GD-ĐT sẽ tập trung triển khai nghiêm túc và bảo đảm tiến độ việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy. Tiếp tục hoàn thiện thể chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về giáo dục. 

Thông tư 29 giúp phân biệt giữa dạy thêm và hoạt động bổ trợ kiến thức tại trường học
Giáo dục

Thông tư 29 giúp phân biệt giữa dạy thêm và hoạt động bổ trợ kiến thức tại trường học

Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT của Bộ GD-ĐT quy định về dạy thêm, học thêm vừa ban hành sẽ giúp phân biệt giữa dạy thêm và hoạt động bổ trợ kiến thức tại trường học. Điều này quan trọng trong thực tế hiện nay, khi ranh giới giữa hai hoạt động này mập mờ, khiến không ít nhà trường, tổ chức giáo dục không thực sự làm tốt vai trò, sứ mệnh giáo dục của mình, khiến việc lạm dụng dạy thêm xảy ra.

Những sự kiện giáo dục nổi bật tuần qua
Giáo dục

Những sự kiện giáo dục nổi bật tuần qua

Đầu năm 2025 nhiều quy định mới về giáo dục đã được ban hành như Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; Quy định mới về dạy thêm, học thêm; Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; phát động phong trào dạy và học ngoại ngữ trong trường học...