Điều kiện gì để thực hiện mục tiêu đưa giáo dục đại học Việt Nam vào top 10 châu Á ?

Theo Tiến sĩ Lê Đông Phương, trên thế giới hiện chỉ có các bảng xếp hạng trường đại học, chưa có thang đo nào đánh giá được thứ hạng của toàn bộ hệ thống giáo dục đại học các nước. Trên thực tế, việc đánh giá thứ hạng của cả nền giáo dục đại học cũng là điều không đơn giản.

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long vừa ký Quyết định số 1705/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Trong đó đối với lĩnh vực giáo dục đại học, Chiến lược đặt mục tiêu đến năm 2030 có ít nhất 5 cơ sở giáo dục đại học được xếp hạng trong số 500 trường đại học tốt nhất thế giới, 5 cơ sở giáo dục đại học vào nhóm 200 trường đại học hàng đầu châu Á. Bên cạnh đó, Việt Nam nằm trong 4 quốc gia có hệ thống giáo dục đại học tốt nhất khu vực Đông Nam Á và trong 10 quốc gia có hệ thống giáo dục đại học tốt nhất châu Á.

Xếp hạng đại học cũng có mặt nguy hiểm

Nhìn nhận về mục tiêu đưa Việt Nam “nằm trong 4 quốc gia có hệ thống giáo dục đại học tốt nhất khu vực Đông Nam Á và trong 10 quốc gia có hệ thống giáo dục đại học tốt nhất châu Á”, Tiến sĩ Lê Đông Phương, chuyên gia giáo dục đại học đánh giá, trước hết, Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đặt mục tiêu như trên nhằm nâng cao vị thế của nền giáo dục đại học Việt Nam.

Tuy nhiên hiện nay, trên thế giới chỉ có các bảng xếp hạng trường đại học tốt nhất, chưa có thang đo nào đánh giá được thứ hạng của toàn bộ hệ thống giáo dục đại học các nước. Trên thực tế, việc đánh giá thứ hạng của cả nền giáo dục đại học cũng là điều không đơn giản.

“Từ quan điểm cá nhân, tôi cho rằng việc chạy đua với xếp hạng cũng có mặt nguy hiểm, sẽ dẫn đến câu chuyện phải cố tìm cách chứng minh ở một khía cạnh nào đó chúng ta hơn nơi nọ, nơi kia. Nhưng điều này không mang lại gì nhiều cho xã hội hay cho sinh viên, giảng viên. Do đó, bản thân tôi không đánh giá cao vấn đề xếp hạng. Thậm chí ở các nước phát triển như châu Âu, khá nhiều nước cũng từ chối không dùng xếp hạng”, Tiến sĩ Lê Đông Phương nói.

1440x810-dai-hoc-kinh-te-dai-ho-1679291479571.jpg
Sinh viên một trường đại học tại Hà Nội trong lễ tốt nghiệp

Cần mở rộng để nhiều người được đi học đại học hơn

Theo Tiến sĩ Lê Đông Phương, thay vì tập trung nhiều vào vấn đề thứ hạng, một trong những vấn đề quan trọng nhất cần thực hiện là mở rộng cơ hội giáo dục đại học, để nhiều người được đi học đại học hơn. Khi đó, chúng ta sẽ có được nhiều người giỏi, người tài, đóng góp tốt hơn cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Cần chú trọng vào mục tiêu tăng tỷ lệ dân cư trong độ tuổi được đi học đại học.

Để đạt được mục tiêu này, cần “mở cửa” giáo dục trung học phổ thông, loại bỏ khái niệm “phân luồng” ở cấp trung học, phấn đấu phổ cập giáo dục được tới lớp 12.

“Hiện nay, mỗi năm, cả nước có khoảng trên 1 triệu học sinh lớp 12 tốt nghiệp THPT, trong đó khoảng 550.000 em nhập học đại học. Rất nhiều em dù đủ điều kiện trúng tuyển nhưng không vào đại học. Muốn mở rộng nền giáo dục đại học thì phải mở cửa “nguồn vào”, tức là mở rộng ngay từ khi tuyển sinh lớp 10, lúc đó mới có thể tạo điều kiện để phát triển giáo dục đại học. Cần có các chính sách đầu tư, tạo điều kiện cho các em được đi học ngay từ trung học phổ thông, từ đó tạo nguồn vào cho giáo dục đại học”, Tiến sĩ Lê Đông Phương nêu quan điểm.

Bên cạnh đó, chuyên gia này cũng nhấn mạnh việc cần tăng cường đầu tư ngân sách Nhà nước cho giáo dục đại học.

Tăng cường việc chi ngân sách nhà nước cho giáo dục

Tại hội nghị tổng kết 10 năm triển khai Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo do Bộ GD-ĐT tổ chức cuối năm 2023, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc cho biết, ngân sách nhà nước chi cho giáo dục chưa bảo đảm tối thiểu 20% trong tổng chi ngân sách nhà nước, theo yêu cầu của Nghị quyết 29. Nhìn vào bảng tỷ lệ % chi ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo có thể thấy, mức chi cao nhất là 19,1% của năm 2019. Các năm còn lại dao động từ 15,7% đến hơn 18%.

Tiến sĩ Lê Đông Phương nhìn nhận, để phát triển giáo dục đại học, điều rất quan trọng là phải đảm bảo tăng cường việc chi ngân sách nhà nước cho giáo dục nói chung. Trong đó, nên tăng ngân sách để hỗ trợ sinh viên có hoàn cảnh khó khăn hoặc những người điều kiện tài chính chưa khá giả, giúp họ đủ điều kiện theo học đại học.

“Có rất nhiều thí sinh trúng tuyển đại học nhưng không vào đại học vì không đủ điều kiện tài chính. Hiện nay, chúng ta đẩy mạnh tự chủ đại học gắn với tự chủ tài chính. Các cơ sở giáo dục đại học không được cấp ngân sách, phải tăng học phí để bù đắp chi phí trong khi thiếu cơ chế hỗ trợ tài chính hiệu quả cho người học dẫn tới thu hẹp cơ hội học đại học chất lượng cao đối với những nhóm đối tượng yếu thế.

Do đó, chúng ta phải đầu tư thêm cho giáo dục đại học thông qua hỗ trợ cho sinh viên để có nhiều người vào học và có nhiều người đủ điều kiện học hết đại học”, Tiến sĩ Lê Đông Phương nêu quan điểm.

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đặt mục tiêu cụ thể đến năm 2030, số sinh viên đại học/vạn dân đạt ít nhất là 260, tỷ lệ sinh viên đại học trong nhóm độ tuổi 18-22 đạt ít nhất 33%, tỷ lệ sinh viên quốc tế theo học các chương trình giáo dục đại học tại Việt Nam đạt 1,5%; tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ đạt ít nhất 40%.

Dịch chuyển cơ cấu trình độ và ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế tri thức và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu; tỷ trọng quy mô đào tạo các ngành khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán (STEM) đạt 35%. Mở rộng không gian phát triển và nâng cao năng lực cho các cơ sở giáo dục đại học, bảo đảm 100% cơ sở giáo dục đại học đạt chuẩn.

Bên cạnh đó, phấn đấu 100% cơ sở đào tạo đạt tiêu chuẩn chất lượng theo các chu kỳ kiểm định phù hợp.Số lượng công bố khoa học và công trình ứng dụng khoa học công nghệ tính bình quân trên 01 giảng viên toàn thời gian đạt 0,6 công trình/năm.

Có ít nhất 5 cơ sở giáo dục đại học được xếp hạng trong số 500 trường đại học tốt nhất thế giới, 5 cơ sở giáo dục đại học vào nhóm 200 trường đại học hàng đầu châu Á; Việt Nam nằm trong 4 quốc gia có hệ thống giáo dục đại học tốt nhất khu vực Đông Nam Á và trong 10 quốc gia có hệ thống giáo dục đại học tốt nhất châu Á.

Giáo dục

Tri thức là nền tảng trong kỷ nguyên vươn mình
Xã hội

Tri thức là nền tảng trong kỷ nguyên vươn mình

Nhà nghiên cứu NGUYỄN XUÂN TUẤN Trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, chúng ta hãy bắt đầu từ những "tế bào" của trụ cột quốc gia về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa đều có vị trí quan trọng. Tri thức là nhân tố quan trọng nhất tạo ra động lực phát triển thịnh vượng bền vững của một quốc gia vượt lên các yếu tố về thể chế, địa lý, văn hóa. Tập hợp nguồn tri thức là tập hợp những "tế bào" mạnh khỏe của mọi mặt đời sống xã hội. Chúng ta cùng nhau tập hợp tri thức, kiến thức của các tầng lớp Nhân dân tạo ra các nền tảng cơ bản tạo đà cho kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Nữ sinh trường THPT Phan Huy Chú - Đống Đa đoạt giải quốc gia tiếng Nhật: "Thích sự kỷ luật và văn hóa Nhật Bản"
Giáo dục

Nữ sinh trường THPT Phan Huy Chú - Đống Đa đoạt giải quốc gia tiếng Nhật: "Thích sự kỷ luật và văn hóa Nhật Bản"

Trong Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024-2025, Trần Nhật Minh Anh, lớp 12N1, Trường THPT Phan Huy Chú - Đống Đa đã xuất sắc giành giải 3 môn tiếng Nhật. Với Minh Anh, em yêu thích văn hoá Nhật, thích cách làm việc của người Nhật, sự kỷ luật, khắt khe trong công việc. 

Kiên Giang khen thưởng học sinh, giáo viên đạt thành tích trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia
Giáo dục

Kiên Giang khen thưởng học sinh, giáo viên đạt thành tích trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia

Ngày 22.1, Sở Giáo dục – đào tạo tỉnh Kiên Giang tổ chức tuyên dương và khen thưởng cho học sinh, giáo viên và cán bộ quản lý đạt thành tích trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024-2025. Kỳ thi trong năm học này, Kiên Giang đạt 47 giải, tăng 9 giải, vươn lên đứng đầu khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Nguồn: Straitstimes
Quốc tế

Vì một thế hệ trẻ em sống lành mạnh

Bắt đầu từ năm 2025, mọi trẻ em từ lớp 1 đến lớp 3 tại Singapore sẽ được nhận một kế hoạch sức khỏe cá nhân. Đây là một phần trong chiến lược quốc gia mang tên Grow Well SG, được thiết kế để giúp trẻ hình thành lối sống lành mạnh từ sớm, đồng thời ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe trong tương lai. Sáng kiến này được Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Bộ Phát triển gia đình và xã hội cùng triển khai, chính thức ra mắt vào ngày 21.1.