Năm 2025, Đại học Kinh tế Quốc dân tuyển sinh theo 3 phương thức

Tối 3.1, Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh năm 2025. So với năm trước, nhà trường mở 2 ngành mới, các phương thức tuyển sinh cơ bản được giữ ổn định.

Tuyển sinh 73 mã ngành/chương trình, với 3 phương thức xét tuyển

Theo đó, năm 2025, Đại học Kinh tế Quốc dân dự kiến tuyển sinh 73 mã ngành/chương trình với 89 chương trình đào tạo. Trong đó, dự kiến có 2 chương trình mới là Quan hệ lao động và Luật thương mại quốc tế. Tổng chỉ tiêu và tỷ lệ chỉ tiêu cho từng phương thức sẽ được thông báo sau.

Trường tuyển sinh theo 3 phương thức: Xét tuyển thẳng, Xét tuyển theo kết quả điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025 và Xét tuyển kết hợp.

Phương thức Xét tuyển thẳng áp dụng với thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, quốc tế do Bộ GD-ĐT tổ chức, cử tham gia và thí sinh đoạt giải nhất trong kỳ thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia, quốc tế do Bộ GD-ĐT tổ chức, cử tham gia.

Phương thức Xét tuyển theo kết quả điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025 áp dụng cho tất cả các mã tuyển sinh năm 2025 của Đại học Kinh tế Quốc dân. Trường sử dụng 4 tổ hợp (A00, A01, D01, D07) và không có chênh lệch điểm xét tuyển giữa các tổ hợp xét tuyển.

Phương thức Xét tuyển kết hợp áp dụng với tất cả các mã tuyển sinh năm 2025 và cho 3 nhóm đối tượng thí sinh.

Nhóm 1: gồm các thí sinh có chứng chỉ quốc tế SAT hoặc ACT.

Điều kiện nhận hồ sơ: Thí sinh đạt mức SAT từ 1.200 điểm trở lên hoặc ACT từ 26 điểm trở lên trong thời hạn 2 năm tính đến ngày 1.6.2025. Thí sinh khi thi SAT, ACT cần đăng ký mã của Đại học Kinh tế quốc dân với tổ chức thi SAT là 7793-National Economics University và ACT là 1767-National Economics University. Nếu thí sinh đã thi mà chưa đăng ký mã của Đại học Kinh tế Quốc dân thì cần đăng ký lại với tổ chức thi SAT hoặc ACT.

Nhóm 2: gồm các thí sinh có điểm thi đánh giá năng lực (HSA) của ĐHQG Hà Nội hoặc (APT) của ĐHQG TP. Hồ Chí Minh hoặc có điểm thi đánh giá tư duy (TSA) của ĐH Bách khoa Hà Nội hoặc thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế (CCTAQT) kết hợp với một trong các điểm thi HSA/APT/TSA nêu trên.

Điều kiện nhận hồ sơ: Thí sinh đạt HSA từ 85 điểm trở lên hoặc APT từ 700 điểm trở lên hoặc TSA từ 60 điểm trở lên; hoặc thí sinh có CCTAQT đạt IELTS 5.5 hoặc TOEFL iBT 46 hoặc TOEIC (4 kỹ năng: L&R 785, S 160 &W 150) trở lên kết hợp với điểm HSA/APT/TSA nêu trên. Các điểm thi HSA/APT/TSA và CCTAQT nêu trên cần có trong thời hạn 2 năm tính đến ngày 1.6.2025.

Nhóm 3: gồm các thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế kết hợp với điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025.

Điều kiện nhận hồ sơ: Thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế trong thời hạn 2 năm tính đến ngày 1.6.2025 đạt IELTS 5.5 hoặc TOEFL iBT 46 hoặc TOEIC (4 kỹ năng: L&R 785, S 160, W 150) trở lên và có điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025 của môn Toán và 1 môn khác môn tiếng Anh thuộc các tổ hợp xét tuyển.

homepage-1-1.jpg
Sinh viên Đại học Kinh tế Quốc dân

Ngưỡng đầu vào phương thức xét tuyển kết quả thi tốt nghiệp THPT là 20 điểm

Về ngưỡng đầu vào, đối với phương thức xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2025, ngưỡng đầu vào dự kiến là 20 điểm, đã bao gồm điểm ưu tiên. Đại học Kinh tế Quốc dân sẽ thông báo cụ thể sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Đối với phương thức xét tuyển kết hợp, ngưỡng đầu vào là điều kiện nộp hồ sơ của từng đối tượng trong mỗi nhóm xét tuyển kết hợp.

Đại học Kinh tế Quốc dân lưu ý, trường không tổ chức sơ tuyển, không áp dụng thêm tiêu chí phụ trong xét tuyển ngoài các quy định trong Quy chế tuyển sinh của Bộ GD-ĐT và của Đại học Kinh tế Quốc dân. Thí sinh lưu ý cập nhật thông tin khi có thay đổi, điều chỉnh, hiệu đính của đề án này và hướng dẫn tuyển sinh của Bộ GD-ĐT.

Về vấn đề tổ chức tuyển sinh, Đại học Kinh tế Quốc dân xét tuyển theo kế hoạch tuyển sinh chung năm 2025 của Bộ GD-ĐT, hình thức tuyển sinh là trực tuyến/online.

Cụ thể, với xét tuyển thẳng và dự bị, thí sinh nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển trực tuyến/online theo thông báo chi tiết của Đại học Kinh tế Quốc dân. Với xét tuyển kết hợp, thí sinh nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển kết hợp trực tuyến/online theo thông báo chi tiết của Đại học Kinh tế Quốc dân. Với xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT, thí sinh đăng ký xét tuyển trực tuyến/online trên hệ thống của Bộ GD-ĐT.

Thí sinh được nộp hồ sơ dự tuyển theo tất cả các phương thức, các đối tượng nếu đủ điều kiện. Thí sinh được đăng ký không giới hạn nguyện vọng theo mã ngành/chương trình của trường và phải xếp theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp (nguyện vọng 1 là nguyện vọng ưu tiên cao nhất). Thí sinh chỉ trúng tuyển 1 nguyện vọng.

Đại học Kinh tế Quốc dân xét tuyển (đối với từng thí sinh) theo mức độ ưu tiên từ cao xuống thấp trong các nguyện vọng đã đăng ký. Nếu đã trúng tuyển nguyện vọng có ưu tiên cao hơn, thí sinh sẽ không được xét các nguyện vọng có mức độ ưu tiên tiếp theo. Trường xét tuyển theo mã ngành/chương trình, lấy điểm từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu, không phân biệt thứ tự nguyện vọng giữa các thí sinh.

Đối với phương thức xét tuyển kết hợp, các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế được quy đổi điểm như sau:

z6194188229519-687babdadae029eb14e2e4ac00f1742f.jpg

Điểm xét tuyển theo thang 30 và làm tròn đến hai chữ số thập phân. Đại học Kinh tế Quốc dân không sử dụng kết quả miễn thi bài thi môn ngoại ngữ, không sử dụng điểm thi được bảo lưu từ các kỳ thi tốt nghiệp THPT, kỳ thi THPT quốc gia các năm trước để tuyển sinh, không cộng điểm ưu tiên thí sinh có chứng chỉ nghề.

Lưu ý, thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển/xét tuyển sớm/xét tuyển kết hợp cần đăng ký nguyện vọng trên hệ thống trong xét tuyển đợt 1 theo thông báo/kế hoạch tuyển sinh của Bộ.

Học phí đại học chính quy chương trình chuẩn năm học 2025 - 2026 theo ngành/chương trình học khoảng từ 18 triệu đồng đến 25 triệu đồng/năm học. Lộ trình tăng học phí tối đa cho từng năm và thực hiện theo Nghị định số 81/NĐ-CP ngày 27.8.2021 của Chính phủ.

Giáo dục

Năm 2025, Bộ GD-ĐT sẽ quyết liệt sắp xếp, tinh gọn bộ máy, tiếp tục hoàn thiện thể chế
Giáo dục

Năm 2025, Bộ GD-ĐT sẽ quyết liệt sắp xếp, tinh gọn bộ máy, tiếp tục hoàn thiện thể chế

Sáng 6.1, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Theo đó, năm 2025, Bộ GD-ĐT sẽ tập trung triển khai nghiêm túc và bảo đảm tiến độ việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy. Tiếp tục hoàn thiện thể chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về giáo dục. 

Thông tư 29 giúp phân biệt giữa dạy thêm và hoạt động bổ trợ kiến thức tại trường học
Giáo dục

Thông tư 29 giúp phân biệt giữa dạy thêm và hoạt động bổ trợ kiến thức tại trường học

Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT của Bộ GD-ĐT quy định về dạy thêm, học thêm vừa ban hành sẽ giúp phân biệt giữa dạy thêm và hoạt động bổ trợ kiến thức tại trường học. Điều này quan trọng trong thực tế hiện nay, khi ranh giới giữa hai hoạt động này mập mờ, khiến không ít nhà trường, tổ chức giáo dục không thực sự làm tốt vai trò, sứ mệnh giáo dục của mình, khiến việc lạm dụng dạy thêm xảy ra.

Những sự kiện giáo dục nổi bật tuần qua
Giáo dục

Những sự kiện giáo dục nổi bật tuần qua

Đầu năm 2025 nhiều quy định mới về giáo dục đã được ban hành như Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; Quy định mới về dạy thêm, học thêm; Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; phát động phong trào dạy và học ngoại ngữ trong trường học...

 Chính thức nghiêm cấm giáo viên dạy thêm học sinh của mình bên ngoài nhà trường
Giáo dục

Chính thức nghiêm cấm giáo viên dạy thêm học sinh của mình bên ngoài nhà trường

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm. Theo thông tư quy định về dạy thêm học thêm, giáo viên không được tổ chức dạy thêm đối với học sinh tiểu học và không được dạy thêm có thu tiền ngoài nhà trường với học sinh mình đang dạy.

Những chính sách giáo dục có hiệu lực từ tháng 1.2025
Giáo dục

Những chính sách giáo dục có hiệu lực từ tháng 1.2025

Tháng 1/2025, nhiều chính sách giáo dục quan trọng bắt đầu có hiệu lực. Nổi bật là các chính sách liên quan tới chương trình giáo dục phổ thông; kiểm định chất lượng giáo dục; đánh giá học sinh dựa trên việc tham gia giao thông; tiêu chí xếp loại học sinh...

Uy tín, vị thế tiếp tục được khẳng định
Giáo dục

Uy tín, vị thế tiếp tục được khẳng định

95,3% học sinh, sinh viên sau tốt nghiệp hài lòng với chương trình đào tạo; 83,7% sinh viên tốt nghiệp có việc làm, trong đó 51,2% đúng nghề. 100% doanh nghiệp hài lòng, trong đó 11,1% rất hài lòng với chất lượng đào tạo của nhà trường… Những con số này tiếp tục khẳng định uy tín, vị thế của Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II.

Mẹ thay đổi để con thoát nghiện game
Giáo dục

Mẹ thay đổi để con thoát nghiện game

Đối mặt với thách thức khi con cái ngày càng lệ thuộc vào trò chơi điện tử, chểnh mảng học tập và xa cách gia đình, nhiều bậc phụ huynh bất ngờ khi tìm giải pháp ngay ở chính bản thân mình. 

TP. Hồ Chí Minh: 1 quận cuối cùng chưa nhận giữ trẻ từ 6-18 tháng tuổi
Giáo dục

TP. Hồ Chí Minh: 1 quận cuối cùng chưa nhận giữ trẻ từ 6-18 tháng tuổi

Sơ kết 10 năm thực hiện nhận trẻ từ 6-18 tháng tuổi trên địa bàn thành phố, Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh cho biết, đến nay, 20 quận, huyện và TP. Thủ Đức đã có cơ sở giáo dục nhận giữ trẻ 6-18 tháng tuổi, riêng Quận 4 chưa triển khai do hạn chế về nhu cầu và điều kiện thực tế của các cơ sở giáo dục.