Giáo viên Hải Phòng sẽ được thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ hàng chục triệu đồng

Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, giáo viên các trường công lập tại thành phố Hải Phòng sẽ được nhận 4 khoản tiền khác nhau, con số này có thể lên tới hàng chục triệu đồng.

4 khoản tiền giáo viên thành phố Hải Phòng có thể nhận dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 gồm:

Thứ nhất, là thu nhập tăng thêm trong 6 tháng đầu năm 2024 theo Nghị quyết 05 ngày 20.7.2022 của HĐND thành phố Hải Phòng về mức chi thu nhập bình quân tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan chính quyền, đảng, đoàn thể do thành phố quản lý.

Mức chi trả thu nhập bình quân tăng thêm sẽ căn cứ vào hệ số lương, mức lương, ngạch, bậc và các hệ số phụ cấp chức vụ hiện đang hưởng.

Dự kiến số tiền các giáo viên có thể nhận dao động từ 20-40 triệu đồng.

z5839898544183-341a6c82562468a09786b64940e56251.jpg
Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, giáo viên các trường công lập tại thành phố Hải Phòng sẽ được nhận 4 khoản tiền khác nhau, con số này có thể lên tới hàng chục triệu đồng

Thứ hai, là theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Từ ngày 1.7.2024, cán bộ, công chức, viên chức được tăng lương cơ sở lên 2.340.000 đồng/tháng, đồng thời được bổ sung quỹ tiền thưởng 10% tổng quỹ lương (không bao gồm các khoản phụ cấp).

Ngày 26.12.2024, UBND thành phố Hải Phòng đã ban hành Quyết định số 4934 về việc phê duyệt và phân bổ kinh phí thực hiện quỹ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP ngày 30.6.2024 của Chính phủ.

Cụ thể, UBND thành phố Hải Phòng quyết định phê duyệt và phân bổ hơn 57,7 tỷ đồng để thực hiện quỹ tiền thưởng theo Nghị định 73 của Chính phủ cho các cơ quan, đơn vị khối thành phố.

Nguồn kinh phí được lấy từ nguồn cải cách tiền lương tại các cơ quan, đơn vị khối thành phố là 89,1 triệu đồng; từ nguồn cải cách tiền lương ngân sách cấp tỉnh là hơn 57,6 tỷ đồng.

Thứ ba, là khoản tiền tiết kiệm chi thường xuyên của các nhà trường để chi vào dịp cuối năm.

Theo Nghị định 60/2021/NĐ-CP được hướng dẫn bởi Thông tư 56/2022/TT-BTC ngày 16.9.2022 của Bộ Tài Chính quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập, các đơn vị sự nghiệp công lập, các đơn vị sự nghiệp công lập trong đó có các cơ sở giáo dục công lập nếu tiết kiệm chi còn dư, giáo viên sẽ có thêm một khoản thu nhập tăng thêm.

Về khoản này, lãnh đạo một trường trung học phổ thông cho rằng, tuỳ theo tình trạng tài chính của đơn vị mà có năm nhiều, có năm ít. Trường nào cân đối, tiết kiệm chi thường xuyên được thì giáo viên sẽ có thưởng. Trường nào kinh phí không còn thì giáo viên không được thưởng.

Thứ tư, là tiền thưởng theo quy chế chi tiêu nội bộ của mỗi nhà trường. Hàng năm, các trường công lập xây dựng kế hoạch tài chính, quy chế chi tiêu nội bộ và thực hiện tiết kiệm chi tiêu ngay từ đầu năm.

Đối với khoản này, tuỳ thuộc vào đặc thù và tình trạng tài chính của từng đơn vị trường học để nhà trường đưa ra mức thưởng cho giáo viên.

Đối với các trường THCS, THPT thì có khoản kinh phí được trích từ khoản thu dạy thêm học thêm theo quy định. Các trường học cân đối, tiết kiệm chi được khoản này thì giáo viên sẽ có thêm khoản thu nhập trong dịp Tết.

Còn đối với các trường mầm non, tiểu học không có dạy thêm học thêm nên khoản tiền thưởng theo quy chế chi tiêu nội bộ của trường sẽ rất ít, thậm chí có nơi không có thưởng.

Tuy nhiên, khoản tiền tiết kiệm chi thường xuyên cuối năm của nhà trường và tiền thưởng theo quy chế chi tiêu nội bộ của mỗi nhà trường hàng năm thưởng cho giáo viên rất ít, chỉ mang tính chất động viên các thầy cô giáo.

Giáo dục

Thông tư 30: Tuyển sinh lớp 10, không lặp lại một môn thi quá 3 năm liên tiếp
Giáo dục

Thông tư 30: Tuyển sinh lớp 10, không lặp lại một môn thi quá 3 năm liên tiếp

​Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 30/TT-BGDĐT về ban hành Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở (THCS) và tuyển sinh trung học phổ thông (THPT). Theo đó, môn tự chọn tại kỳ thi vào lớp 10 THPT công lập sẽ do Sở Giáo dục và Đào tạo lựa chọn. Đồng thời môn thi này không lặp lại ba năm liên tiếp. 

Bộ GD-ĐT dự kiến bỏ phương thức xét tuyển đại học sớm
Giáo dục

Bộ GD-ĐT dự kiến bỏ phương thức xét tuyển đại học sớm

Xét tuyển đại học sớm mang đến gánh nặng về nguồn lực đối với các nhà trường, đồng thời cũng là gánh nặng đối với thí sinh khi các em phải nộp hồ sơ rất vất vả ở nhiều trường khác nhau để tăng cơ hội, dù cơ hội đó vẫn được dành cho các em ngay trong đợt xét tuyển chung, khi được đặt số lượng nguyện vọng không giới hạn.

Điều kiện gì để thực hiện mục tiêu đưa giáo dục đại học Việt Nam vào top 10 châu Á ?
Giáo dục

Điều kiện gì để thực hiện mục tiêu đưa giáo dục đại học Việt Nam vào top 10 châu Á ?

Theo Tiến sĩ Lê Đông Phương, trên thế giới hiện chỉ có các bảng xếp hạng trường đại học, chưa có thang đo nào đánh giá được thứ hạng của toàn bộ hệ thống giáo dục đại học các nước. Trên thực tế, việc đánh giá thứ hạng của cả nền giáo dục đại học cũng là điều không đơn giản.

Tuyển sinh đại học 2025: Bộ GD-ĐT dự kiến bỏ xét tuyển sớm
Giáo dục

Tuyển sinh đại học 2025: Bộ GD-ĐT dự kiến bỏ xét tuyển sớm

Bộ GD-ĐT dự kiến có thể bỏ xét tuyển sớm. Chỉ tiêu cho xét tuyển sớm sẽ chỉ dành cho những học sinh có thành tích vượt trội, xuất sắc, có các giải thưởng quan trọng trong nước và quốc tế. Còn lại đa số thí sinh đều tham gia vào đợt xét tuyển chung theo kế hoạch chung của Bộ GD-ĐT.

Năm 2025, Bộ GD-ĐT sẽ quyết liệt sắp xếp, tinh gọn bộ máy, tiếp tục hoàn thiện thể chế
Giáo dục

Năm 2025, Bộ GD-ĐT sẽ quyết liệt sắp xếp, tinh gọn bộ máy, tiếp tục hoàn thiện thể chế

Sáng 6.1, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Theo đó, năm 2025, Bộ GD-ĐT sẽ tập trung triển khai nghiêm túc và bảo đảm tiến độ việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy. Tiếp tục hoàn thiện thể chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về giáo dục. 

Thông tư 29 giúp phân biệt giữa dạy thêm và hoạt động bổ trợ kiến thức tại trường học
Giáo dục

Thông tư 29 giúp phân biệt giữa dạy thêm và hoạt động bổ trợ kiến thức tại trường học

Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT của Bộ GD-ĐT quy định về dạy thêm, học thêm vừa ban hành sẽ giúp phân biệt giữa dạy thêm và hoạt động bổ trợ kiến thức tại trường học. Điều này quan trọng trong thực tế hiện nay, khi ranh giới giữa hai hoạt động này mập mờ, khiến không ít nhà trường, tổ chức giáo dục không thực sự làm tốt vai trò, sứ mệnh giáo dục của mình, khiến việc lạm dụng dạy thêm xảy ra.

Những sự kiện giáo dục nổi bật tuần qua
Giáo dục

Những sự kiện giáo dục nổi bật tuần qua

Đầu năm 2025 nhiều quy định mới về giáo dục đã được ban hành như Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; Quy định mới về dạy thêm, học thêm; Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; phát động phong trào dạy và học ngoại ngữ trong trường học...