Nỗi lòng du học sinh Việt về ngày Tết Nguyên đán

Du học sinh là những người trẻ mang theo ước mơ lớn lao, lòng nhiệt huyết lên đường tìm kiếm tri thức nơi xứ người. Nhưng đằng sau hành trình ấy, họ phải đối mặt với nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương da diết, đặc biệt là vào Tết Nguyên đán.

Ký ức Tết cổ truyền đối với du học sinh Việt

Nhắc đến Tết, ký ức về các hoạt động gói bánh chưng, trông nồi bánh chưng, cúng giao thừa,... lại ùa về trong Nguyễn Thùy Linh, hiện đang làm kiểm toán tại Úc. Từ khi sang Úc, năm nào Linh cũng đón Tết tại đây.

"Lần gần nhất đón Tết ở Việt Nam là vào năm cuối cấp 3, trước khi sang Úc du học. Em vẫn nhớ như in đêm giao thừa, cả nhà quây quần xem Táo Quân, cười đùa vui vẻ. Sau đó, mọi người cùng thức đợi pháo hoa rồi đi chùa đầu năm. Sáng hôm sau lại dậy sớm, mặc đồ đẹp, cùng thưởng thức những chiếc bánh chưng nóng hổi đầu tiên và đi chúc Tết họ hàng", Thùy Linh nhớ lại.

z6266064186630-156ad6ddebb5aed035b9c63297dbd4d7.jpg
Nguyễn Thùy Linh - Du học sinh tại Úc

Những năm đầu ở Úc, Thùy Linh không tổ chức đón Tết nhiều. Em chỉ đi ăn tối với bạn bè và xem chương trình Táo Quân online, sau đó lại tiếp tục công việc hằng ngày. Tết lúc đó rất đơn giản và vội vã, nhưng cũng giúp Linh giảm bớt nỗi nhớ nhà.

"Cảm xúc có lúc vui, nhưng không tránh khỏi nhiều lúc chạnh lòng, nhất là khi nhớ về không khí Tết ở quê nhà. Có năm do quá bận rộn, em không sắp xếp được thời gian về đón Tết cùng gia đình. Giờ nghĩ lại thấy hối hận", Thùy Linh nói.

Nhiều năm gần đây, Linh được làm quen với các cô chú đã sống lâu năm ở Úc. Các cô thường rủ Linh đến nhà ăn tất niên; cùng đi chùa để cầu bình an và may mắn đầu năm. Khoảnh khắc ấm cúng đó đã 'kéo gần' hương vị Tết truyền thống đến với cô gái trẻ, dù cách xa Việt Nam hơn 7.000 km.

Cùng chung cảm xúc với Thùy Linh, Trần Châu Kim Khánh (25 tuổi), hiện là luật sư tại Hoa Kỳ (Mỹ) cho biết, bởi lịch trình công việc nên luôn phải ăn Tết tại nước ngoài. Cứ nhìn thấy bạn bè trên mạng xã hội 'rục rịch' đăng ảnh đón Tết, Khánh lại không khỏi nhớ nhà.

Trần Châu Kim Khánh, Luật sư tại Hoa Kỳ (Mỹ)

Trần Châu Kim Khánh, Luật sư tại Hoa Kỳ (Mỹ)

Để tạo một cái "Tết" cho riêng mình, Kim Khánh cố gắng duy trì các hoạt động truyền thống như chuẩn bị mâm cúng Tết, gói bánh chưng, và xem chương trình Tết yêu thích qua mạng. Cô gái trẻ cũng tìm đến cộng đồng Việt Nam tại địa phương để cùng chia sẻ không khí Tết.

"Dù có chút cô đơn khi không có gia đình bên cạnh, mình nhận ra rằng Tết không chỉ là việc quây quần bên gia đình, mà còn để nhìn lại bản thân và một năm đã trải qua. Xa nhà, nhưng nhờ các lời chúc mừng, buổi tụ họp cùng bạn bè và đồng nghiệp, mình vẫn cảm thấy gần gũi", Kim Khánh nói.

426626673-1108798940255670-775814843787569029-n.jpg
img-4087.jpg
Các mâm cỗ Tết nơi "xứ người" của du học sinh Việt

Chuẩn bị một mâm cơm đơn giản, làm vài món truyền thống, và gọi video call về nhà để cảm nhận không khí gia đình là những hoạt động Minh Đức (Du học sinh tại Nga) chọn làm để vơi bớt nỗi nhớ nhà, vào dịp Tết Nguyên đán.

Đức còn nhớ, sáng 29 hàng năm lại được cùng mẹ gói bánh chưng. Cả nhà quây quần bên bếp lửa hồng, chờ đợi mẻ bánh vuông vức, thơm lừng được nấu chín. Rồi mâm cơm Tết đặc biệt với các món ngon truyền thống như thịt kho tàu, dưa hành, giò lụa,... không khỏi làm người xa quê hoài niệm.

"Tết ở xa khác đi rất nhiều. Thời tiết giá lạnh, khiến em nhớ đến cái 'se se' của mùa xuân Hà Nội. Dù bận rộn, nhưng em vẫn dành thời gian để trang trí căn phòng với những đồ vật mang phong cách Tết. Điều này khiến em cảm thấy gần gũi hơn với quê nhà. Em cùng các bạn du học sinh Việt bàn nhau tổ chức các buổi tiệc nhỏ; cùng làm bánh chưng, bánh tét, chia sẻ món ăn truyền thống", Minh Đức lưu luyến.

Còn nhiều tâm sự...

"Tết là sum vầy, Tết là đoàn viên và Tết là để trở về" - Đó là truyền thống lâu đời của dân tộc Việt Nam. Tuy vậy, với các du học sinh xa xứ, không phải ai cũng đủ tài chính mua vé máy bay để về nhà ăn Tết với gia đình. Đôi khi, vì lịch trình công việc hoặc học tập, nhiều bạn trẻ chấp nhận ăn Tết xa quê, chỉ có thể gặp người thân qua màn hình điện thoại.

Bên cạnh các lý do đó, cô bạn tại Úc Thùy Linh cho biết, một nỗi sợ vô hình mà nhiều du học sinh phải đối mặt là cảm giác chưa đủ tự tin để trở về nhà, khi chưa có thành tích nổi bật để khoe với gia đình, họ hàng và bạn bè. Những câu hỏi tưởng chừng đơn giản như “Học hành thế nào rồi?”, “Có việc làm chưa?” lại trở thành áp lực lớn với các bạn trẻ gắn 'mác' học tập ở nước ngoài.

"Nhiều người chọn cách đợi đến khi tốt nghiệp, có công việc ổn định rồi mới trở về, như một cách để chứng minh bản thân và xóa đi những lo lắng trong lòng", Cô gái trẻ tâm sự.

423538603122142084506056234819350361231328555n-17074742226601721187129.jpg
Du học sinh Việt tổ chức hoạt động đón Tết cổ truyền tại nước ngoài (Ảnh minh họa)

Còn với Minh Đức, khó nhất là khoảng cách văn hóa và thói quen của người dân ngoại quốc quá khác biệt với không khí Tết ở Việt Nam. Không có tiếng pháo rộn ràng, không có cành đào rực rỡ, mọi thứ trở nên tĩnh lặng và xa lạ. Tuy vậy, Đức đã học cách trân quý từng khoảnh khắc với những người bạn đồng hương cũng xa nhà. Cùng tụ họp, chia sẻ những câu chuyện, dự định cho tương lai, và cùng đón Tết trong không khí ấm cúng.

"Tết không chỉ để trở về, mà còn là dịp để nhìn lại một năm qua bản thân đã trưởng thành như thế nào. Dù xa gia đình, nhưng tình cảm với quê hương vẫn vẹn nguyên và càng làm em thêm quyết tâm hơn trên con đường học tập và phát triển", Minh Đức bày tỏ.

Giáo dục

Liên kết với nước ngoài để phát triển nguồn nhân lực bán dẫn
Giáo dục

Liên kết với nước ngoài để phát triển nguồn nhân lực bán dẫn

Sự hợp tác chặt chẽ giữa các trường đại học, viện nghiên cứu, doanh nghiệp Việt Nam và Đài Loan (Trung Quốc) trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành công nghệ, đặc biệt là lĩnh vực bán dẫn không chỉ giúp nâng cao chất lượng đào tạo, mà còn mở ra nhiều cơ hội việc làm tốt hơn cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.

Trường ĐH Giao thông Vận tải khánh thành tòa nhà trung tâm điều hành có tổng mức đầu tư 240 tỷ đồng
Giáo dục

Trường ĐH Giao thông Vận tải khánh thành tòa nhà trung tâm điều hành có tổng mức đầu tư 240 tỷ đồng

Sáng 19.4, Trường Đại học Giao thông Vận tải tổ chức lễ khánh thành tòa nhà trung tâm điều hành và làm việc của cán bộ, giảng viên. Đây là dự án trọng điểm của nhà trường, hướng tới kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025).

Xây dựng phong trào “Bình dân học vụ số” phải là quá trình liên tục để trở thành văn hóa học tập suốt đời
Giáo dục

Xây dựng phong trào “Bình dân học vụ số” phải là quá trình liên tục để trở thành văn hóa học tập suốt đời

Theo các chuyên gia, để tổ chức phong trào “Bình dân học vụ số” một cách hiệu quả, chất lượng, trước hết cần nâng cao nhận thức. Mỗi người dân, học sinh, giáo viên phải nhận thức được rằng việc trang bị năng lực số là phục vụ chính mình. Phong trào “Bình dân học vụ số” phải là quá trình liên tục, trở thành văn hóa học tập liên tục, xã hội học tập. 

7.200 học sinh tham gia khảo sát PISA trên máy tính toàn quốc
Giáo dục

7.200 học sinh tham gia khảo sát PISA trên máy tính toàn quốc

Năm 2025 là năm đầu tiên Việt Nam thực hiện khảo sát PISA trên máy tính tại 60/63 tỉnh, thành phố, ở 195 trường với 7.200 học sinh tham gia. Cùng với đánh giá các lĩnh vực đọc hiểu, toán và khoa học, đây cũng là lần đầu tiên học sinh Việt Nam được tham gia đánh giá năng lực học tập trong thế giới số.

Tọa đàm: "Bình dân học vụ số - làm sao triển khai sâu rộng và hiệu quả? "
Tọa đàm - Talkshow

Tọa đàm: "Bình dân học vụ số - làm sao triển khai sâu rộng và hiệu quả? "

Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức cuộc Tọa đàm: “Bình dân học vụ số - Làm sao triển khai sâu rộng và hiệu quả?”, với mong muốn làm rõ ý nghĩa, tầm quan trọng và tính cấp thiết của phong trào “Bình dân học vụ số”; phân tích những khó khăn, rào cản trong quá trình phổ cập tri thức số tới toàn dân; gợi mở và đề xuất những giải pháp khả thi, sáng tạo và phù hợp với từng nhóm đối tượng, đặc biệt là người dân ở vùng sâu, vùng xa, người yếu thế, người cao tuổi, người lao động phổ thông…

Tham dự Tọa đàm có các khách mời: Cục Phó Cục Khoa học Công nghệ và Thông tin (Bộ GD-ĐT) Tô Hồng Nam; PGS.TS. Hà Minh Hoàng, Trưởng Khoa Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo, Trường Công nghệ, Đại học kinh tế Quốc dân và ông Nguyễn Nhật Quang Hội đồng Sáng lập VINASA -Hiệp hội phần mềm và CNTT Việt Nam.

Hà Nội: Cô giáo giành giải Nhất giáo viên dạy giỏi thành phố với cách xây dựng bài giảng theo 5 tiêu chí
Giáo dục

Hà Nội: Cô giáo giành giải Nhất giáo viên dạy giỏi thành phố với cách xây dựng bài giảng theo 5 tiêu chí

Cô giáo Vũ Thị Lan, giáo viên môn Toán, Trường THPT Đống Đa đã giành giải Nhất, tại hội nghị đánh giá kết quả hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp trung học phổ thông năm học 2024-2025. Điểm nhấn trong các bài giảng của cô Lan là nội dung kiến thức bám sát thực tiễn, mang đậm tinh thần phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực học sinh.

 Việt Nam và Ethiopia ký kết hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đại học
Giáo dục

Việt Nam và Ethiopia ký kết hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đại học

Chiều 15.4, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed Ali cùng Phu nhân, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed Ali đã chứng kiến Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam (GDĐT) và Bộ trưởng Bộ Phát triển lao động và Kỹ năng Ethiopia ký, trao Bản ghi nhớ về hợp tác giáo dục đại học giữa Bộ GD-ĐT Việt Nam và Bộ Giáo dục Ethiopia.

Từ “Let’s Talk” đến hành động: Một thế hệ đang trưởng thành cùng bản lĩnh và trách nhiệm
Giáo dục

Từ “Let’s Talk” đến hành động: Một thế hệ đang trưởng thành cùng bản lĩnh và trách nhiệm

Ngày 12.4 vừa qua tại Hà Nội và TP.HCM, 24 thí sinh xuất sắc của mùa giải đã được chia thành 6 đội thi thuộc 3 bảng theo khu vực Bắc - Nam. Trên sân khấu, các em thể hiện khả năng tiếng Anh trôi chảy, phong thái tự tin và bản lĩnh khi bàn về những vấn đề xã hội nhức nhối, khiến khán phòng nhiều lần bùng nổ trong những tràng pháo tay dài.