Giữ nét đẹp tục cho chữ đầu xuân

Hình ảnh ông đồ cho chữ đã gắn với bao thế hệ người Việt, đặc biệt mỗi độ Tết đến, xuân về. Ngày nay, các thư pháp gia vẫn tâm niệm gìn giữ giá trị văn hóa ấy, song thể hiện theo xu thế mới, sáng tạo.

Tinh thần hiếu học và trân trọng nét chữ đẹp

Tục xin chữ đầu năm là một phong tục truyền thống của người Việt, bắt nguồn từ tinh thần hiếu học, trân trọng nét chữ đẹp, đặc biệt phổ biến trong dịp Tết Nguyên đán. Đây là mỹ tục thể hiện ước nguyện về một năm mới bình an, may mắn và thịnh vượng. Tục lệ này không chỉ gắn với đời sống tinh thần của người dân mà còn phản ánh sâu sắc giá trị văn hóa, nhân sinh quan của người Việt.

Theo thư pháp gia Đỗ Văn Tụ, từ quan niệm coi trọng chữ viết và năm mới mọi người đều mong cầu bản thân, gia đình những điều tốt đẹp, khởi sắc hơn, nên ngày xuân xin chữ về như xin một thứ phúc lộc may mắn. Đây là nét văn hóa thể hiện sự trọng chữ nghĩa, trọng tri thức và cũng là mong muốn xin được con chữ để lấy may mắn, cầu một năm tài lộc và bình an.

thu-phap.jpg
Biểu diễn nghệ thuật thư pháp tại Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025

“Khi xưa, để xin chữ thầy đồ (người có học vị Tú tài, hoặc nho sĩ hay chữ trong vùng được kính trọng), người xin phải sắm sanh một lễ mọn gồm trầu cau, chè thuốc, thành tâm đến nhà thầy. Người cho chữ cũng luôn phải trang nghiêm, tôn kính đạo học, không cho phường ‘thích làm sang’, chỉ cho người trọng chữ. Mỗi chữ được viết ra bằng cả trí - thần - lực của thầy đồ nên ngoài ý nghĩa của con chữ, còn là một tác phẩm nghệ thuật”, ông Tụ nói.

Chữ xin được thể hiện lời chúc của người viết hoặc mong muốn của người xin, thường là sự an lành, may mắn, thành công, đỗ đạt, con cái đầy nhà cùng những vận hội mới trong cuộc đời. Đặc biệt là những nhà có người theo học, mong được con chữ của Thánh hiền, giáng ứng cho may mắn trong học hành, thi cử.

“Khi xin được câu đối hay con chữ linh thiêng như ý, đem về nhà treo ở nơi trang trọng nhất, linh ứng nhất, dễ ngắm nhìn, để cầu nguyện thành đạt cho cuộc sống và cho học hành thi cử”, nhà thư pháp Đỗ Văn Tụ cho hay.

Văn hóa xin và cho chữ vẫn phổ biến và không xa lạ trong xã hội hiện nay. Tuy nhiên, do những xô bồ của cuộc sống, cách thức xin chữ và cho chữ đã và đang cải biến rất nhiều.

Gìn giữ và lan tỏa nét đẹp nghệ thuật thư pháp

Thư pháp gia Trần Võ Hiệp, Câu lạc bộ Thư họa Việt Tâm Bút, chia sẻ, “việc cho chữ và xin chữ mặc dù không còn lệ xưa, song hiện nay vẫn được xem là thú chơi tao nhã trong những ngày Tết. Người xin chữ với ước vọng đầu Xuân mong muốn gửi vào những câu đối, câu chúc, lời hay ý đẹp được viết bằng chữ Hán, Nôm, Quốc ngữ trên nền mực tàu, giấy đỏ. Tùy lứa tuổi, công việc, ngành nghề, các chữ được xin nhiều trong ngày Tết sẽ là: thuận, trí, tài, tài lộc, phát lộc, thành công, hiếu học, bình an, sức khỏe..."

hiep.jpg
Thư pháp gia Trần Võ Hiệp cho chữ tại Hội chữ Xuân Ất Tỵ, Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Bên cạnh việc thủ bút cho chữ, người cho chữ sẽ giải thích từng nét chữ và ý nghĩa sâu xa của con chữ để người xin được hiểu tận tường, quý trọng và ghi nhớ, phấn đấu đạt như ý với con chữ mình xin trong năm mới.

Tuy nhiên, hiện nay để thu hút giới trẻ và công chúng đến với hoạt động xin - cho chữ trong ngày xuân, anh Hiệp cho biết, ngoài đáp ứng nhu cầu xin chữ, các thư pháp gia cũng đan xen biểu diễn nghệ thuật thư pháp, hướng dẫn khách trải nghiệm tự viết thư pháp với bút lông, mực tàu, giấy xuyến chỉ... Giấy, kích thước, hình thức chữ viết cũng sẽ được trưng bày đa dạng để phù hợp với nhu cầu người xin.

Nhằm lan tỏa, gìn giữ nét đẹp của nghệ thuật thư pháp trong cộng đồng, "người cho chữ phải thường xuyên học hỏi chuyên môn, tích lũy kinh nghiệm, cập nhật xu thế của xã hội hiện đại, học thêm ngữ nghĩa về điển tích, điển cố, nét văn hóa; sáng tác thơ, họa thủy mặc; người xin chữ cũng cần tìm hiểu truyền thống văn hóa, lịch sử, gắn với phong tục tập quán, tục xin chữ để hiểu sâu hơn truyền thống của ông cha ta", anh Hiệp khuyên.

Văn hóa - Thể thao

 “Đệ nhị thiên sơn” sẽ được đánh thức
Du lịch - Thể thao

“Đệ nhị thiên sơn” sẽ được đánh thức

Với độ cao 837 mét, cao thứ hai ở vùng Nam Bộ chỉ sau núi Bà Đen ở Tây Ninh, Núi Chứa Chan không chỉ sở hữu cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ mà còn mang trong mình những giá trị văn hóa, tâm linh sâu sắc cùng những lễ hội đậm chất truyền thống. Những tiềm năng ấy rất cần được đánh thức.

Tự hào một dải non sông
Văn hóa - Thể thao

Tự hào một dải non sông

Những ấn phẩm ngợi ca vẻ đẹp quê hương đất nước, ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng là điểm nhấn trong loạt ấn phẩm của nhà xuất bản Kim Đồng chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ Tư, 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Tọa đàm “Phở - Hành trình trở thành di sản UNESCO và lan tỏa quốc tế” sáng 19.4
Văn hóa

Định chuẩn và nâng tầm phở Việt

Theo các chuyên gia, trên cơ sở kiểm kê, định vị chuẩn với những giá trị cốt lõi, chúng ta hoàn toàn có cơ sở làm hồ sơ trình UNESCO ghi danh phở là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Lưu giữ ký ức chung về chiến tranh cách mạng
Văn hóa

Lưu giữ ký ức chung về chiến tranh cách mạng

Trong các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc và đến hôm nay, đề tài chiến tranh cách mạng vẫn là mạch nguồn cảm hứng sáng tác của nhiều nhà văn. Từ những tác phẩm mang đậm hơi thở chiến trường, ghi lại những hy sinh thầm lặng và lòng quả cảm phi thường của các chiến sĩ, đến những trang viết suy tư hậu chiến, đề tài này không ngừng được khám phá và tái hiện dưới nhiều góc độ.

Huế tiên phong phát triển du lịch di sản xanh
Văn hóa

Huế tiên phong phát triển du lịch di sản xanh

Sáng 19.4, tại Quảng trường Ngọ môn Đại Nội Huế, diễn ra sự kiện đặc biệt “Huế - Tiên phong phát triển du lịch di sản xanh và thành phố xe đạp”. Sự kiện này mở ra hướng đi chiến lược cho phát triển du lịch di sản gắn với bảo tồn và phát triển bền vững của Huế.

Thưởng thức phở ngô Hà Giang tại Hà Nội
Văn hóa - Thể thao

Thưởng thức phở ngô Hà Giang tại Hà Nội

Món phở ngô độc đáo của người Mông ở Quản Bạ, Hà Giang đang được giới thiệu trong Festival Phở 2025, diễn ra từ ngày 18 - 20.4 tại Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội. Với vị ngon đậm đà cùng màu vàng lạ mắt, phở ngô khiến nhiều thực khách muốn được thưởng thức.

“Đất nước trọn niềm vui” - Tấm lòng của văn nghệ sĩ Quân đội
Văn hóa - Thể thao

“Đất nước trọn niềm vui” - Tấm lòng của văn nghệ sĩ Quân đội

Tối 20.4 tại Hội trường Thống Nhất, TP. Hồ Chí Minh sẽ diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt “Đất nước trọn niềm vui”, kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025). Theo Thiếu tướng, Nhạc sĩ NGUYỄN XUÂN THỦY, Phó Cục trưởng Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, chương trình là khúc tráng ca khẳng định sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, sức mạnh và ý chí quyết chiến, quyết thắng của quân và dân ta, khơi dậy tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc.

Một buổi sinh hoạt Góc đọc cuối tuần tại NXB Kim Đồng. Ảnh: KĐ
Văn hóa - Thể thao

Kết nối tri thức - từ trang sách đến độc giả

Với nỗ lực không ngừng kiến tạo hệ sinh thái tri thức vững mạnh, các đơn vị xuất bản Việt Nam đã chủ động tổ chức nhiều chương trình giao lưu, giới thiệu, quảng bá sách. Những hoạt động này không chỉ là cầu nối giữa tác giả và độc giả, mà còn là đòn bẩy quan trọng thúc đẩy văn hóa đọc trong cộng đồng.