Trung tâm y tế thị xã Duy Tiên

Nỗ lực nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân

Thị xã Duy Tiên nằm ở phía bắc của tỉnh Hà Nam, cách thành phố Phủ Lý khoảng 12km, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 48km và là vùng trọng điểm phát triển công nghiệp, dịch vụ của tỉnh Hà Nam. Với vị trí địa lý là “thị xã nằm trong lòng đô thị”, Duy Tiên là địa bàn có sự biến động dân số cơ học cao, đặt ra nhiều khó khăn, thách thức cho công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân của tuyến y tế cơ sở tại đây.

Đáp ứng sự hài lòng của người bệnh

Trung tâm y tế (TTYT) thị xã Duy Tiên, tiền thân là Bệnh viện Đa khoa Duy Tiên, được thành lập từ năm 1955. Đến ngày 24.8.2018, TTYT Duy Tiên được thành lập theo Quyết định 1519/QĐ-UBND của UBND tỉnh Hà Nam trên cơ sở sáp nhập TTYT và Trung tâm Dân số kế hoạch hóa gia đình. Đến nay, TTYT có 15 khoa phòng với 100 giường bệnh kế hoạch, 147 giường thực kê và 16 trạm y tế, thực hiện đa chức năng gồm: Y tế dự phòng, Khám chữa bệnh và Dân số KHHGĐ.

Một buổi tập huấn Đái tháo đường và Tuyến giáp của Bệnh viện Nội tiết Trung ương tại TTYT Thị xã Duy Tiên. Ảnh: ITN
Một buổi tập huấn Đái tháo đường và Tuyến giáp của Bệnh viện Nội tiết Trung ương tại TTYT Thị xã Duy Tiên. Nguồn: ITN

Ngay từ đầu năm 2023, TTYT thị xã Duy Tiên đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, nâng cao chất lượng phục vụ người bệnh; chỉ đạo các khoa, phòng tổ chức thực hiện tốt quy chế bệnh viện, bố trí, sắp xếp nhân lực hiện có một cách phù hợp; áp dụng nhiều tiến bộ kỹ thuật cao để nâng cao chất lượng khám và điều trị, bảo đảm an toàn cho người bệnh. Thực hiện nghiêm túc 12 điều y đức; Thông tư 07/2014/TT-BYT về quy tắc ứng xử của cán bộ nhân viên trong các cơ sở y tế; phát động phong trào thi đua "Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh" theo Quyết định số 2151/QĐ-BYT ngày 04.6.2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế; xây dựng cơ sở y tế “Xanh - Sạch - Đẹp”, giảm rác thải nhựa…

Tập trung tuyên truyền, giáo dục cán bộ, viên chức và người lao động nâng cao tinh thần phục vụ, từ đó tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và thái độ, hành vi ứng xử của cán bộ, viên chức góp phần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho nhân dân, bảo đảm an toàn cho người bệnh, không để xảy ra rủi ro, tai nạn, tai biến đáng tiếc trong điều trị, không có đơn thư khiếu kiện của người bệnh và người dân trong thị xã.

Hàng ngày đón tiếp hàng trăm lượt người đến khám, chữa bệnh, ngoài việc đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân còn bảo đảm an toàn trong phòng chống dịch bệnh. Do đó, trong điều trị nội trú, yêu cầu các thầy thuốc, điều dưỡng, hộ sinh thực hiện khám và điều trị người bệnh bảo đảm đúng quy trình kỹ thuật, hướng dẫn người bệnh sử dụng thuốc an toàn, đặc biệt trong công tác phòng, chống dịch bệnh. Công tác kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện được nhân viên y tế thực hiện đúng theo các quy định, quy trình kỹ thuật chuyên môn; luôn quan đến kiểm soát nhiễm khuẩn. Công tác thu gom, phân loại và xử lý chất thải y tế được thực hiện theo đúng quy chế quản lý chất thải y tế, phòng chống dịch, bảo đảm môi trường bệnh viện xanh, sạch, đẹp.  

Về đào tạo và nâng cao trình độ, TTYT đã cử nhiều cán bộ đi học, tập huấn các lớp học dài ngày và ngắn ngày theo quy định của Bộ Y tế, Sở Y tế; tham gia các chương trình hỗ trợ, chỉ đạo tuyến của Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Nội tiết Trung ương, Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Nam... duy trì việc đào tạo tại chỗ để nâng cao trình độ chuyên môn khám, chữa bệnh dự phòng cho nhân viên y tế để phù hợp với tình hình mới hiện nay.

Thực hiện Đề án 06 của Chính phủ về phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030, TTYT thị xã Duy Tiên đã triển khai áp dụng có hiệu quả CNTT vào khám, chữa bệnh. Cụ thể: gần 50.000 lượt khám bệnh sử dụng CCCD thay cho thẻ BHYT; đầu tư 18 đầu đọc thẻ CCCD có gắn chip; sử dụng giấy chứng sinh, giấy khám sức khỏe liên thông với cổng giám định BHYT…

Cần giải pháp đồng bộ

Tính đến hết tháng 11.2023, TTYT thị xã Duy Tiên thực hiện 79.159 lượt khám, chữa bệnh, trong đó có 74.805 lượt khám, chữa bệnh bằng BHYT. Bên cạnh đó, công tác kiểm soát dịch bệnh luôn được TTYT xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phòng chống và ứng phó hiệu quả. Kết quả tiêm chủng mở rộng trên địa bàn đạt kết quả cao; phối hợp với triển khai khám sàng lọc bệnh nhân mắc các bệnh về mắt và tổ chức mổ mộng, quặm tại các trạm y tế, thay thủy tinh thể tại bệnh viện chuyên khoa; tổ chức 130 lượt truyền thông phòng, chống HIV/AIDS.

Triển khai khám, cấp thuốc điều trị ngoại trú 30 ngày cho bệnh nhân tiểu đường, tăng huyết áp tại 15/16 xã/phường; tổ chức khám và quản lý 100% học sinh các cấp trên địa bàn. Công tác dân số cũng được quan tâm đẩy mạnh, các trạm y tế xã chủ động phối hợp với cán bộ dân số đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức như truyền thông trên hệ thống truyền thanh của xã, phát tờ rơi, tư vấn trực tiếp. Cùng với đó, TTYT cũng chỉ đạo các Trạm Y tế xã tổ chức tốt công tác theo dõi, quản lý sức khỏe tại nhà đối với các bệnh không lây, góp phần nâng cao sức khỏe cho nhân dân trên toàn địa bàn.

Năm 2023, Ngành Y tế Hà Nam thực hiện chỉ đạo đưa các TTYT về UBND huyện/thị xã quản lý với kỳ vọng kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong chăm sóc sức khỏe nhân dân ở cấp cơ sở; điển hình là máy móc, trang thiết bị y tế được chú trọng đầu tư, phòng ốc được nâng cấp, sửa chữa và có lộ trình cụ thể bổ sung sự thiếu hụt của nguồn nhân lực y tế. Tuy nhiên, đề án đưa TTYT về UBND quản lý của Hà Nam mới chỉ được thực hiện từ tháng 7.2023, trong vòng 6 tháng dù có nhiều kết quả tích cực nhưng chưa thể khỏa lấp hết những tồn tại, khó khăn từ trước đó.

TTYT thị xã Duy Tiên nằm ở vị trí gần các bệnh viện như Đa khoa tỉnh Hưng Yên, Bệnh viện Đa khoa Hưng Hà, Bệnh viện Hà Nội - Đồng Văn… nên lượng bệnh nhân khám thông tuyến, vượt tuyến cao dẫn đến ảnh hưởng tới nguồn quỹ khám, chữa bệnh tại đơn vị.

Là đơn vị tự chủ một phần kinh phí chi thường xuyên nên khi nguồn viện phí BHYT chuyển chậm sẽ ảnh hưởng đến hoạt động cung ứng thuốc, mua sắm nâng cấp trang thiết bị cho hoạt động chuyên môn. Thêm vào đó, việc thiếu hụt nhân viên y tế cũng tạo khoảng trống trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, kéo theo nhiều khó khăn cho mục tiêu nâng cao chất lượng, đáp ứng sự hài lòng của người bệnh từ tuyến cơ sở. Để giải bài toán trên, cần sự phối hợp của nhiều lực lượng xã hội và đồng bộ các giải pháp với mục tiêu cuối cùng mang đến trải nghiệm chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho người dân.

Xã hội

Xử lý chất thải rắn hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trường
Xã hội

Xử lý chất thải rắn hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trường

Nhằm góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và mục tiêu phát thải ròng bằng “0” cho đến năm 2050, việc tìm các giải pháp, mô hình để cải thiện chính sách và gia tăng hiệu quả thực thi quản lý chất thải rắn là vô cùng cần thiết. Điều này đòi hỏi phải xác định tiêu chí, phương pháp đánh giá phù hợp, lựa chọn được công nghệ phù hợp để bảo đảm việc xử lý chất thải rắn được thực hiện một cách hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trường.

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn
Môi trường

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Luật Bảo vệ môi trường đổi mới phương thức quản lý chất thải rắn, coi chất thải là tài nguyên sau khi được phân loại để góp phần thúc đẩy kinh tế tuần hoàn. Vì vậy, việc đẩy mạnh xã hội hóa và thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân, nước ngoài vào hoạt động thu gom, phân loại chất thải, tái chế, tái sử dụng chất thải, xử lý chất thải là cần thiết, biến rác thải thành nguồn lực cho phát triển bền vững kinh tế - xã hội.

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải
Môi trường

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải

Trong bối cảnh phát triển kinh tế tuần hoàn nhằm góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và mục tiêu phát thải ròng bằng “0” cho đến năm 2050, Nhà nước cần có cơ chế ưu đãi, khuyến khích, tạo động lực cho các doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải.

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác
Xã hội

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác

Nhà nước không thể bao cấp hết trong khi ngân sách nhà nước có hạn, nền kinh tế chưa cho phép, do đó phải xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác. Ngoài ra, phải cân nhắc, lựa chọn công nghệ phù hợp với loại rác cần xử lý và công nghệ đó cần được cải tiến, phù hợp điều kiện của Việt Nam.

Ngành bảo hiểm rốt ráo giảm thiểu thiệt hại cơn bão số 3
Đời sống

Ngành bảo hiểm rốt ráo giảm thiểu thiệt hại cơn bão số 3

Ngay sau khi cơn bão số 3 (Yagi) đi qua, để giúp người dân vùng ảnh hưởng mau chóng phục hồi, ổn định cuộc sống, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả cơn bão. Trong đó, Nghị quyết nêu rõ các công ty bảo hiểm khẩn trương rà soát, chi trả quyền lợi bảo hiểm cho các khách hàng bị ảnh hưởng. Trước mắt, thực hiện ngay việc tạm ứng bồi thường cho khách hàng theo quy định để phần nào chia sẻ mất mát và giảm thiểu thiệt hại cho người dân…

Lựa chọn nội dung tuyên truyền trọng tâm, trọng điểm
Đời sống

Lựa chọn nội dung tuyên truyền trọng tâm, trọng điểm

Thời gian qua, các cơ quan thành viên Hội đồng phối hợp Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) tỉnh Long An đã tích cực, chủ động triển khai hoạt động PBGDPL theo chức năng, nhiệm vụ, phạm vi quản lý và nhu cầu tại địa phương; công tác PBGDPL được triển khai bài bản, có nhiều khởi sắc với sự tham gia, vào cuộc của tất cả các cấp, các ngành. Đó là ý kiến được đưa ra tại buổi làm việc với UBND tỉnh Long An của Đoàn kiểm tra Hội đồng Phối hợp PBGDPL Trung ương mới đây.

Tập thể Vietbank quyên góp hơn 700 triệu trong 120 phút của lễ phát động kêu gọi ủng hộ đồng bào
Đời sống

Tập thể Vietbank quyên góp hơn 700 triệu trong 120 phút của lễ phát động kêu gọi ủng hộ đồng bào

Chiều ngày 17.9, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương tín (Vietbank) phối hợp cùng Quỹ Chí Viễn và Nortfolio tổ chức thành công lễ phát động chương trình "Mùa gắn kết - Ngân hàng Việt, vì người Việt" ủng hộ người dân các tỉnh khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra. Hoạt động thu hút gần 2.600 cán bộ nhân viên tại 119 điểm giao dịch tham dự bằng cả hình thức trực tuyến lẫn trực tiếp.

Thiếu cơ sở xử lý, tái chế phế thải xây dựng
Xã hội

Thiếu cơ sở xử lý, tái chế phế thải xây dựng

Hiện nay, cả nước đang thiếu các cơ sở xử lý rác thải, nếu có cũng chỉ theo hình thức chôn lấp. Chúng ta thiếu cơ sở xử lý, tái chế phế thải xây dựng, thiếu cả về quy hoạch đầu tư xây dựng, cả về tiêu chuẩn để tái chế phế thải xây dựng.