Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng

ThS. Nguyễn Vân Hậu

Hàng năm, cứ mỗi dịp kỷ niệm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4), trong tâm thức mỗi người dân con Lạc cháu Hồng, dù ở nơi đâu trên trái đất này đều có thể cảm nhận ca khúc khải hoàn “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”, đều muốn nghe những lời chúc Tết đầy tình non nước, thắm nghĩa đồng bào của Người như đã từng được nghe. Không ngừng phát huy các giá trị của nền dân chủ vào đời sống xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân, vấn đề tăng cường sự tham gia của nhân dân vào việc xây dựng Nhà nước, bảo đảm quyền dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp của nhân dân luôn được xác định là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị.

Niềm tin tất thắng

Chúng ta không khỏi xúc động khi đọc lại những dòng thư Chúc mừng năm mới cuối cùng của Người gửi đồng bào và chiến sĩ cả nước cách đây 55 năm, nhân dịp xuân Kỷ Dậu - 1969, giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đang trải qua giai đoạn đầy gian khổ, hy sinh và ác liệt nhất. Bác Hồ viết: “đồng bào và chiến sĩ yêu quý! Năm 1968 là một năm quân và dân cả nước ta chiến thắng rất oanh liệt. Đế quốc Mỹ đã buộc phải chấm dứt không điều kiện cuộc chiến tranh phá hoại ở miền Bắc.Từ đầu Xuân 1968, đồng bào và chiến sĩ miền Nam anh hùng liên tục tấn công, liên tục nổi dậy, giành được nhiều thắng lợi rất vẻ vang”.

Biểu quyết thông qua Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca tại Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội nước Việt Nam thống nhất, ngày 2.6.1976 - Ảnh Tư liệu
Biểu quyết thông qua Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca tại Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội nước Việt Nam thống nhất, ngày 2.6.1976. Ảnh: Tư liệu

Với trí tuệ thiên tài, tầm nhìn xa, trông rộng,Người nhìn thấu suốt được cục diện chiến trường, thế và lực và sức mạnh tổng hợp mà nhân dân Việt Nam có được, đưa ra nhận định sáng suốt, dự báo chiến lược sát đúng, khẳng định với nhân dân cả nước rằng: “chắc chắn giặc Mỹ sẽ hoàn toàn thất bại. Quân và dân ta trong cả nước, thừa thắng xông lên, nhất định sẽ giành thắng lợi hoàn toàn”... “Tôi thân ái chúc đồng bào, chiến sĩ, cán bộ và bà con Hoa kiều cả hai miền Nam - Bắc và kiều bào ta ở nước ngoài, năm mới đoàn kết, chiến đấu, thắng lợi”.

Kết thúc lời chúc Tết xuân Kỷ Dậu - 1969, bằng lời thơ thúc giục, Người đã truyền đi niềm tin tất thắng:

“Vì độc lập, vì tự do,

Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào.

Tiến lên! Chiến sĩ, đồng bào,

Bắc - Nam sum họp, Xuân nào vui hơn!”

Đó cũng là lời Chúc mừng năm mới bất hủ chúng ta được đọc, được nghe cuối cùng từ Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu!

Trải qua 20 năm trường kỳ kháng chiến và hơn 5 năm sau lời hiệu triệu của Bác Hồ “Tiến lên! Chiến sĩ, đồng bào”, mặc dù phải đương đầu trực tiếp với một thế lực đế quốc hùng mạnh, có tiềm lực quân sự to lớn, nhưng với khát vọng hòa bình và ý chí bất khuất của cả dân tộc “vì độc lập, vì tự do”, “thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, quân và dân ta đã vượt qua muôn vàn thử thách khốc liệt để đi tới ngày toàn thắng bằng cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975. Mở đầu là chiến dịch Tây Nguyên (từ 10.3.1975); chiến dịch Huế - Đà Nẵng (từ 19.3.1975) và đỉnh cao là chiến dịch mang tên Bác - Chiến dịch Hồ Chí Minh (từ 9.4.1975) với chiến thắng lịch sử ngày 30.4.1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến lâu dài, gian khổ và ác liệt nhất trong lịch sử các cuộc kháng chiến chống xâm lược của dân tộc. Đất nước ta thống nhất, Nam - Bắc sum họp một nhà, thực hiện trọn vẹn lời Chúc mừng năm mới cuối cùng và Di chúc thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nước ta bước vào thời kỳ mới, thời kỳ độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội, toàn dân đoàn kết, chung sức chung lòng dựng xây quê hương Tiên Rồng, cùng nhau đưa đất nước hội nhập, phát triển giàu mạnh.

Nước độc lập, dân phải được hưởng hạnh phúc tự do

“Nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”. Đó là lời Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thư gửi UBND các kỳ, tỉnh, huyện và làng sau ngày đất nước độc lập 2.9.1945. Theo đó, giá trị của hạnh phúc, tự do là làm cho ai nấy đều có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành; người dân từ chỗ ăn no, mặc ấm đến chỗ ăn ngon, mặc đẹp, chất lượng cuộc sống ngày càng cao; các quyền của con người, quyền tự do, dân chủ về chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội được Hiến định và được pháp luật bảo vệ.

Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu 6 nhiệm vụ cấp bách. Trong đó, yêu cầu thực hiện ngay quyền tự do dân chủ cho dân chúng bằng việc tổ chức càng sớm càng tốt cuộc Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu, xây dựng Hiến pháp dân chủ, xây dựng bộ máy nhà nước từ Trung ương đến địa phương đều là công bộc của dân, do dân bầu ra, thể hiện ý nguyện của nhân dân. Người đặc biệt quan tâm xây dựng chính quyền cơ sở - là hình thức Chính phủ địa phương - và căn dặn: phải chọn người có công tâm, trung thành, sốt sắng với quyền lợi dân chúng, có năng lực làm việc, được đông đảo người dân tín nhiệm. Việc gì có lợi cho dân, phải hết sức làm. Việc gì có hại đến dân, phải hết sức tránh.

Thực hiện di huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, sau ngày đất nước độc lập, thống nhất, cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội của nước Việt Nam thống nhất đã được tổ chức thành công ngày 25.4.1976, bầu ra Quốc hội Khóa VI - cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Việt Nam. Quốc hội đã quyết định tên nước, Quốc kỳ, Quốc huy, Thủ đô và Quốc ca của nước CHXHCN Việt Nam, thông qua Hiến pháp và những vấn đề quan trọng trong thời kỳ phát triển mới của đất nước. Cùng với đó, cuộc bầu cử HĐND các cấp trong cả nước được tiến hành, bầu ra cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, đánh dấu mốc son lịch sử chính thức thống nhất về mặt Nhà nước và cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước dân chủ cộng hòa, của dân, do dân, vì dân trên toàn cõi Việt Nam.

Tăng cường sự tham gia của nhân dân vào việc xây dựng Nhà nước

Ngày nay, không ngừng phát huy các giá trị của nền dân chủ vào đời sống xã hội, vì hạnh phúc, tự do của nhân dân, vấn đề tăng cường sự tham gia của nhân dân vào việc xây dựng Nhà nước, bảo đảm quyền dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp của nhân dân luôn được xác định là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị.Đặc biệt, từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV đến nay, hàng năm, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chủ trì tổng kết khoa học tình hình tổ chức, hoạt động của HĐND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và đề ra phương hướng, nhiệm vụ năm sau. Điều này thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ nói chung và của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nói riêng đối với tổ chức và hoạt động của cơ quan dân cử ở địa phương - một thiết chế quan trọng bảo đảm quyền làm chủ của người dân.

Theo đánh giá tại Hội nghị toàn quốc (lần thứ ba) tổng kết công tác HĐND các tỉnh, thành phố năm 2023, HĐND các cấp đã tích cực đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt độngvà đã đạt những kết quả khá toàn diện trong giám sát, quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương. Nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo, quyết liệt đã được lan tỏa. Tuy vậy, cũng còn không ít tồn tại, hạn chế. Tại Hội nghị này, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ yêu cầu nhận thức rõ cơ sở chính trị và căn cứ pháp lý để tiếp tục tăng cường thực hiện chức năng của cơ quan dân cử địa phương theo luật định; đổi mới, nâng cao chất lượng kỳ họp, chất lượng hoạt động của người đại biểu nhân dân; tăng cường giám sát và kiểm soát quyền lực nhà nước, kịp thời chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương trong việc chấp hành nghị quyết của HĐND;đổi mới tiếp xúc cử tri, công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Tiếp tục xây dựng tổ chức chính quyền địa phương theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và chiến lược xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới.

Quốc hội và Cử tri

Tạo điều kiện để các doanh nghiệp có vốn nhà nước hoạt động theo cơ chế thị trường
Ý kiến đại biểu

Tạo điều kiện để các doanh nghiệp có vốn nhà nước hoạt động theo cơ chế thị trường

Thảo luận tại Tổ 17 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Cao Bằng, Gia Lai và An Giang) về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, đại biểu đề nghị, cần tiếp tục nghiên cứu một cách thấu đáo để có được một mô hình quản lý doanh nghiệp theo đúng nguyên tắc tạo điều kiện để các doanh nghiệp có vốn nhà nước hoạt động theo cơ chế thị trường, chủ động trong quá trình hoạt động, đưa ra các quyết định sản xuất kinh doanh và chịu trách nhiệm về hiệu quả.

ĐBQH Nguyễn Phương Tuấn (Kiên Giang)
Quốc hội và Cử tri

Có giải pháp tháo gỡ điểm nghẽn cho phát triển công nghiệp công nghệ số

Cơ bản đồng tình với sự cần thiết ban hành Luật Công nghiệp công nghệ số, tuy nhiên, thảo luận tại tổ về dự án Luật này, các đại biểu Quốc hội đề nghị, cần có giải pháp tháo gỡ những điểm nghẽn về nguồn nhân lực, hạ tầng cho phát triển công nghiệp công nghệ số. Đồng thời, hoạt động phát triển trí tuệ nhân tạo cần được quản lý chặt chẽ và tinh thần là "mức độ rủi ro đến đâu sẽ có mức độ quản lý cao đến đó".

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên thảo luận
Quốc hội và Cử tri

Quy định chặt chẽ việc quản lý hóa chất nguy hiểm

Hóa chất đóng vai trò quan trọng, không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt hàng ngày cũng như trong phát triển các ngành sản xuất. Với mức độ phổ biến rộng khắp nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường, các đại biểu Quốc hội đề nghị, cần quy định chặt chẽ việc quản lý hóa chất, nhất là hóa chất nguy hiểm.

Bảo đảm cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp
Ý kiến đại biểu

Bảo đảm cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp

Thảo luận tại tổ 16 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hà Tĩnh, Cà Mau, Lâm Đồng và Lai Châu về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, các đại biểu cho rằng: Nguyên tắc sắp xếp, cơ cấu lại vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp cần phù hợp với Luật Cạnh tranh... nhằm bảo đảm các doanh nghiệp hoạt động, cạnh tranh bình đẳng với nhau.

Tăng cường tính tự chủ, hiệu quả và phát triển bền vững của doanh nghiệp nhà nước
Ý kiến đại biểu

Tăng cường tính tự chủ, hiệu quả và phát triển bền vững của doanh nghiệp nhà nước

Phát biểu tại phiên thảo luận tổ sáng 23.11 về Luật quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, ĐBQH Nguyễn Như So (Bắc Ninh) cho rằng: việc quy định cứng mức trích không quá 50% lợi nhuận sau thuế vào Quỹ Đầu tư phát triển có thể làm hạn chế khả năng sử dụng vốn hiệu quả của doanh nghiệp, kìm hãm sự phát triển bền vững của doanh nghiệp nhà nước.

ĐBQH Nguyễn Thị Kim Anh phát biểu tại thảo luận tổ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Ảnh: Hoàng Nga
Ý kiến đại biểu

Sửa Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật tạo môi trường sản xuất, kinh doanh minh bạch

Chiều 22.11, Quốc hội thảo luận ở tổ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Thảo luận tại Tổ 13, ĐBQH Nguyễn Thị Kim Anh (Bắc Ninh) cho rằng, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật này sẽ góp phần tạo lập môi trường sản xuất, kinh doanh minh bạch, thúc đẩy phát triển thị trường thương mại. 

QH thảo luận tại Tổ
Diễn đàn Quốc hội

Cân nhắc kỹ lưỡng, đánh giá tác động toàn diện về mức thuế suất và đối tượng chịu thuế

Thảo luận tại Tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), các ĐBQH cho rằng, việc điều chỉnh mức thuế suất đối với hàng hóa, dịch vụ có tác động lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và người dân. Do đó, cần cân nhắc kỹ lưỡng, đánh giá tác động toàn diện để đưa ra quy định phù hợp về bổ sung đối tượng nộp thuế, điều chỉnh mức thuế suất…, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người nộp thuế.

Đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương phát biểu thảo luận tổ
Quốc hội và Cử tri

Bảo đảm chế độ phù hợp đối với thành viên đoàn giám sát

Chiều nay, 22.11, thảo luận tại tổ 4 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận đã tham gia đóng góp nhiều kiến nghị thiết thực.

Thực hiện kiến nghị được chỉ rõ qua giám sát
Quốc hội và Cử tri

Thực hiện kiến nghị được chỉ rõ qua giám sát

Chiều 22.11, thảo luận tại Tổ 9, Đoàn ĐBQH các tỉnh: Quảng Ninh, Hòa Bình, Phú Yên, Bến Tre về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, các đại biểu nhấn mạnh, cần quy định cụ thể để các cơ quan chịu giám sát phải vào cuộc, thực hiện kiến nghị được chỉ rõ qua quá trình giám sát. 

Tránh lợi dụng quy định kê khai giảm nghĩa vụ nộp thuế, gây thất thu ngân sách nhà nước
Ý kiến đại biểu

Tránh lợi dụng quy định kê khai giảm nghĩa vụ nộp thuế, gây thất thu ngân sách nhà nước

Thảo luận tại Tổ 16 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hà Tĩnh, Lai Châu, Lâm Đồng, Cà Mau về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi), các đại biểu cho rằng: Cần bảo đảm công bằng, trung lập của chính sách thuế, hạn chế tối đa việc lồng ghép chính sách xã hội với chính sách miễn, giảm thuế để tránh các trường hợp lợi dụng quy định kê khai giảm nghĩa vụ nộp thuế, gây thất thu ngân sách Nhà nước...

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan: Tăng thuế đối với thuốc lá, bia, rượu và đồ uống có đường là cần thiết để bảo vệ sức khỏe Nhân dân
Ý kiến đại biểu

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan: Tăng thuế đối với thuốc lá, bia, rượu và đồ uống có đường là cần thiết để bảo vệ sức khỏe Nhân dân

Góp ý vào Dự thảo Luật Thuế Tiêu thụ Đặc biệt (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, Bộ Y tế hoàn toàn nhất trí với mục đích, quan điểm và sự cần thiết ban hành dự án Luật Thuế TTĐB (sửa đổi), đặc biệt là định hướng tăng thuế đối với các hàng hóa có hại cho sức khỏe như thuốc lá, rượu bia, và bổ sung đồ uống có đường vào danh mục chịu thuế.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Phân cấp, phân quyền cho doanh nghiệp

Theo chương trình nghị sự, sáng mai, 23.11, Quốc hội sẽ thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Để nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước tương xứng với nguồn vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, bảo đảm doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, giữ vị trí then chốt trong nền kinh tế, dự thảo Luật cần thể hiện rõ hơn tinh thần phân cấp, phân quyền cho doanh nghiệp, tránh tình trạng can thiệp hành chính vào công việc quản trị của doanh nghiệp.

Động lực để Huế phát triển nhanh và mạnh mẽ hơn nữa
Diễn đàn Quốc hội

Động lực để Huế phát triển nhanh và mạnh mẽ hơn nữa

Nhất trí việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương là phù hợp với lịch sử hình thành và phát triển của đô thị Huế, các đại biểu Quốc hội đề xuất nhiều giải pháp nhằm thực hiện thành công Đề án. Trong đó, cần làm rõ các giải pháp đồng bộ về cơ chế, chính sách để phát huy cao nhất tiềm năng, nguồn lực của thành phố Huế và của Trung ương cho đầu tư phát triển.

Giảm thu trước mắt, hiệu quả lâu dài
Chính sách và cuộc sống

Giảm thu trước mắt, hiệu quả lâu dài

Từ năm 2022 đến nay, việc giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) được triển khai đã tạo ra những tác động tích cực đến nền kinh tế. Như năm 2022, việc giảm thuế đã giúp doanh nghiệp và người dân tiết kiệm được khoảng 51,4 nghìn tỷ đồng, góp phần thúc đẩy tiêu dùng và làm tăng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng lên 19,8% so với năm 2021.

ĐBQH Nguyễn Phương Thủy phát biểu tại thảo luận Tổ 1
Ý kiến đại biểu

Đặc biệt quan tâm đến việc chuyển giao công nghệ

Thảo luận tại Tổ 1 về chủ trương đầu tư dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, các đại biểu của Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội đều chung đánh giá, đây là dự án bảo đảm cân bằng, hướng đến phát triển bền vững phương thức vận tải. Đáng chú ý, quá trình thực hiện cần quan tâm tới việc chuyển giao công nghệ của dự án bởi đây là một trong những vấn đề cốt lõi trong vận hành, làm chủ kỹ thuật của dự án sau này.