Nhân dân là chủ thể tối thượng của quyền lập pháp

Lời Tòa soạn: Mở đầu nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV, GS.TS. Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội đã có bài viết quan trọng: “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong hoạt động lập pháp, góp phần xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Ngay sau khi đăng tải trên Báo Đại biểu Nhân dân, bài viết đã nhận được sự đồng tình, đánh giá cao của dư luận xã hội, cử tri cả nước, đặc biệt là của các chuyên gia, nhà nghiên cứu. Báo Đại biểu Nhân dân đăng tải một số ý kiến của độc giả, nhà nghiên cứu xung quanh bài viết của Chủ tịch Quốc hội.

	Toàn cảnh phiên bế mạc Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội Khóa XV Ảnh: Lâm Hiển
Toàn cảnh phiên bế mạc Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội Khóa XV
Ảnh: Lâm Hiển

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, chữ “DÂN” luôn được đặt ở vị trí tối thượng, Nhân dân luôn là chủ thể của “mọi quyền lực Nhà nước”. Nhân dân là chủ thể tối thượng của quyền lập pháp. Do đó, hoạt động lập pháp trong thời gian tới cần tiếp tục quán triệt sâu sắc và thực hiện đầy đủ các quan điểm, tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền làm chủ của Nhân dân trong xây dựng pháp luật, trong giám sát hoạt động của Nhà nước, quyền được thụ hưởng đầy đủ các thành quả phát triển của đất nước, quyền được hạnh phúc.

Lập pháp là biến ý chí của Nhân dân thành luật

Một vấn đề nổi bật trong tư tưởng Hồ Chí Minh đã được Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề cập đậm nét trong bài viết “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong hoạt động lập pháp, góp phần xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam” là tư tưởng lập pháp vì Dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn khẳng định nhất quán quan điểm “Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể Nhân dân Việt Nam". Người đặc biệt coi trọng Nhân dân với tư cách là chủ thể của quyền lực nhà nước, là người làm chủ đất nước. Người khẳng định, quyền lực nhà nước là quyền lực của Nhân dân, do Nhân dân ủy thác cho các cơ quan trong bộ máy nhà nước và căn dặn "các cơ quan của Chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng, đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh việc chung cho dân, chứ không phải để đè đầu dân”.

Với các đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng Nhân dân, Người cũng nêu rõ, Nhân dân có quyền kiểm soát đại biểu mà mình đã bầu ra, "có quyền bãi miễn… nếu những đại biểu ấy tỏ ra không xứng đáng với sự tín nhiệm của Nhân dân. Nguyên tắc ấy bảo đảm quyền kiểm soát của Nhân dân đối với đại biểu của mình". Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt đề cao vai trò của Hiến pháp là đạo luật cơ bản, tối thượng của Nhà nước. Tư tưởng của Người về Nhà nước pháp quyền được thể hiện rõ nhất trong Hiến pháp năm 1946.

Có thể nói, những yêu cầu cơ bản của Nhà nước pháp quyền đều đã được Người chắt lọc, thể hiện rất giản dị, ngắn gọn, súc tích mà sâu sắc trong bản Hiến pháp đầu tiên này. Theo đó, Hiến pháp, pháp luật phải “của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân”, tức là phải do Nhân dân làm ra thông qua người đại diện trực tiếp của mình là các đại biểu Quốc hội, bằng sự tham gia trực tiếp đóng góp vào quá trình xây dựng luật, pháp lệnh và thông qua quyền quyết định tối cao của Nhân dân đó là quyền phúc quyết. Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng quyền của Nhân dân trong xây dựng và thực thi pháp luật. Người nêu rõ, Quốc hội có quyền thông qua, sửa đổi Hiến pháp nhưng phải đưa ra toàn dân phúc quyết. Người coi Nhân dân phúc quyết là một yêu cầu của Nhà nước pháp quyền.

Đúng như Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã đúc kết trong bài viết, trong tư tưởng Hồ Chí Minh chữ “DÂN” được đặt ở vị trí tối thượng. Người luôn căn dặn: “Trong bầu trời không gì quý bằng Nhân dân, trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của Nhân dân”.  Mọi việc lớn nhỏ đều nhằm làm điều lợi cho dân, tránh điều hại tới dân. Đem tài dân, sức dân để làm lợi cho dân, để mưu cầu hạnh phúc cho dân, bởi dân là chủ thể, dân là thước đo chân lý. Chân lý là cái gì có lợi cho Tổ quốc, cho Nhân dân. Cái gì trái với lợi ích của Tổ quốc, của Nhân dân tức là không phải chân lý. Đối với Người, ra sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân - tức là phục tùng chân lý”.

Bác Hồ luôn nhắc nhở chúng ta rằng pháp luật của ta là pháp luật của Nhân dân, pháp luật thể hiện ý chí của Nhân dân. Lập pháp là việc biến ý chí của Nhân dân thành luật. Vì vậy, trong hoạt động lập pháp, Nhân dân phải được coi trọng hàng đầu. Nhân dân là chủ thể tối thượng của quyền lập pháp, là người xây dựng, thi hành, giám sát kiểm tra và hưởng thụ.

Nói đến hoạt động lập pháp không thể không nói đến Quốc hội với vai trò là cơ quan đại diện cao nhất của Nhân dân cả nước, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, cơ quan có quyền lập hiến, lập pháp và giám sát hoạt động của bộ máy nhà nước. Trong hoạt động lập pháp không thể không nói đến mối quan hệ giữa Quốc hội với Chính phủ, với các cơ quan nhà nước khác. Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân cả nước nên Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng hết sức quan tâm đến mối quan hệ giữa Quốc hội với Chính phủ, với Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, các cơ quan thực thi quyền lực Nhà nước. Đến Hiến pháp năm 2013, chúng ta đã hiến định thành nguyên tắc “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”.

Sử dụng hữu hiệu quyền lập pháp để kiểm soát quyền lực

 Bài viết của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ lựa chọn một khía cạnh cụ thể, đó là tư tưởng Hồ Chí Minh trong hoạt động lập pháp và đã đề cập toàn diện, sâu sắc những nội dung, quan điểm cốt lõi trong tư tưởng của Người đối với hoạt động lập pháp, góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân. Bài viết đồng thời cũng đặt ra và gợi mở nhiều vấn đề hệ trọng đối với hoạt động lập pháp nói riêng và đối với việc tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa nói chung trong thời gian tới để thực hiện trọn vẹn hơn nữa tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền và đáp ứng được những yêu cầu, đòi hỏi mới của thực tiễn phát triển đất nước trong giai đoạn tới.

Quốc hội Khóa XV có nhiệm vụ thể chế hóa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Cần lưu ý rằng, trong Đại hội lần này, Đảng không chỉ đặt mục tiêu cụ thể cho giai đoạn 5 năm của nhiệm kỳ này mà đặt mục tiêu, tầm nhìn xa hơn đến năm 2030, 2045 với khát vọng phát triển đất nước thịnh vượng, hùng cường. Như vậy, hoạt động lập pháp cũng phải theo đó mà xác lập các thứ tự ưu tiên để nhanh chóng hoàn thiện khuôn khổ pháp lý thúc đẩy hiện thực hóa các mục tiêu này. Trong bài viết, Chủ tịch Quốc hội đã đúc kết và xác định rất đúng, trúng 6 yêu cầu và 8 lĩnh vực trọng tâm trong hoạt động lập pháp thời gian tới. Trong đó đặc biệt quan tâm đến yếu tố Nhân dân trong hoạt động lập pháp. Quán triệt sâu sắc và thực hiện đầy đủ các quan điểm, tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền làm chủ của Nhân dân trong xây dựng pháp luật, trong giám sát hoạt động của Nhà nước, quyền được thụ hưởng đầy đủ các thành quả phát triển của đất nước, quyền được hạnh phúc.

Cụ thể là, đề cao vai trò của Nhân dân trong xây dựng pháp luật, đổi mới thực chất việc lấy ý kiến của Nhân dân. Tổ chức thực hiện tốt Luật Trưng cầu ý dân - tiến hành trưng cầu ý dân, nhất là về những vấn đề có tác động sâu rộng đến sự phát triển của đất nước, đến an ninh quốc gia, đến quyền con người, quyền công dân. Khắc phục tình trạng vừa qua trong quá trình xây dựng, soạn thảo, các dự án luật cũng được lấy ý kiến Nhân dân rất nhiều nhưng việc tiếp thu ý kiến của Nhân dân để luật trở thành “luật của Nhân dân, vì Nhân dân” vẫn còn nhiều hạn chế.

Cùng với đó, phát huy mạnh mẽ hơn nữa tinh thần dân chủ, công khai, minh bạch trong toàn bộ quy trình lập pháp; khắc phục tình trạng ý kiến nào phù hợp với quan điểm, ý chí của các nhà soạn thảo, nhà quản lý thì tiếp thu, ý kiến nào chưa phù hợp - dù đúng với thực tiễn - cũng vẫn… “xin phép giữ như dự thảo”. Chúng ta vẫn nói “luật trên trời mà cuộc đời dưới đất” là vì thế. Tất nhiên, điều này đặt ra trách nhiệm rất lớn đối với các cơ quan có trách nhiệm soạn thảo, tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự án luật, trong đó có trách nhiệm của các đại biểu Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và toàn thể Quốc hội.

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về hoạt động lập pháp, người cũng dành sự quan tâm đặc biệt đến các nhà làm luật, các đại biểu Quốc hội. Tôi rất tâm đắc với phát biểu khai mạc Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội Khóa XV và phát biểu sau tuyên thệ nhậm chức của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khi ông nhấn rất mạnh yêu cầu đối với mỗi đại biểu Quốc hội phải “phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm, gần dân, trọng dân, cầu thị, lắng nghe ý kiến của Nhân dân; phát huy tối đa năng lực, bản lĩnh, trí tuệ, quyết tâm đổi mới, sáng tạo, bám sát thực tiễn, đem hơi thở cuộc sống vào nghị trường”, với Quốc hội phải “phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của Nhân dân; bảo đảm các quyền con người, quyền công dân”; “không ngừng nâng cao chất lượng công tác lập pháp và kỷ luật, kỷ cương quy trình lập pháp”…

Đó là những cam kết mà Quốc hội Khóa XV phải thực hiện, từng đại biểu Quốc hội Khóa XV phải thực hiện. Quốc hội phải thực hiện quyền lập pháp như một công cụ hữu hiệu để kiểm soát quyền lực. Quốc hội cũng phải thực hiện kiểm soát quyền lực chặt chẽ ngay trong hoạt động lập pháp, nhất là trong quy định chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn của từng cơ quan trong tổ chức bộ máy Nhà nước và trong ủy quyền lập pháp cho Chính phủ, các bộ, ngành ban hành các văn bản hướng dẫn chi tiết, khắc phục tình trạng sau khi được Quốc hội ủy quyền thì các cơ quan này lại ban hành những văn bản pháp luật không bảo đảm tinh thần của luật, không bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của Nhân dân.

GS.TS. Phan Trung Lý
 Nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật

Diễn đàn Quốc hội

Bảo đảm tính khả thi, tránh tạo ra khó khăn, vướng mắc mới
Diễn đàn Quốc hội

Bảo đảm tính khả thi, tránh tạo ra khó khăn, vướng mắc mới

Cho ý kiến với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 7 Luật tại phiên họp sáng 25.4, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, sửa đổi một số luật hiện hành để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đang hiện diện nhưng phải bảo đảm ổn định, lâu dài, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, phù hợp với các quy luật kinh tế, nguyên tắc phát triển của nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Đặc biệt, cần tránh tạo ra khó khăn, vướng mắc, bất cập mới, gây thất thoát, lãng phí tiền, tài sản nhà nước.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu
Quốc hội và Cử tri

Khơi thông điểm nghẽn, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tạo động lực để Hải Phòng phát triển

Việc ban hành dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thay thế Nghị quyết số 35/2021/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hải Phòng là hết sức cần thiết để khơi thông các điểm “nghẽn”, tạo đột phá, có sức lan tỏa lớn trong vùng đồng bằng sông Hồng và đóng góp lớn hơn vào tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả nước. Đây là nhận định của các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi cho ý kiến với nội dung này tại Phiên họp thứ 44.

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với Công ty Cổ phần VNG
Diễn đàn Quốc hội

Sớm có chế tài, đáp ứng yêu cầu thực tế

Dữ liệu là thành tố rất quan trọng của chuyển đổi số, là tài nguyên chiến lược quốc gia trong công cuộc phát triển đất nước, do đó các dữ liệu phải được bảo mật, bảo vệ nghiêm ngặt. Các thành viên Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại đề nghị, từ thực tiễn công tác, Công an TP. Hồ Chí Minh nghiên cứu góp ý thêm cho dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, góp phần nâng cao chất lượng công tác bảo vệ dữ liệu cá nhân trong quá trình xử lý dữ liệu, bảo vệ an ninh quốc gia trên không gian mạng.

Tỷ lệ giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri đạt hơn 96%
Diễn đàn Quốc hội

Tỷ lệ giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri đạt hơn 96%

Trình bày Báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 3.2025, Chủ nhiệm Ủy ban Dân nguyện và Giám sát Dương Thanh Bình cho biết, cử tri và Nhân dân đánh giá cao những kết quả đạt được trong 3 tháng đầu năm 2025, kinh tế - xã hội tiếp tục phát triển so với cùng kỳ năm trước, tạo động lực và khí thế để tiếp tục thúc đẩy hoàn thành các mục tiêu đề ra.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại cuộc làm việc với UBND TP. Hồ Chí Minh
Diễn đàn Quốc hội

Xây dựng hệ sinh thái đào tạo - sử dụng nhân lực bền vững

Từ thực tiễn giám sát trên địa bàn về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nhấn mạnh, TP. Hồ Chí Minh cần tăng cường hợp tác giữa chính quyền, doanh nghiệp và các cơ sở giáo dục để xây dựng một hệ sinh thái đào tạo - sử dụng nhân lực bền vững.

Lãnh đạo các bộ, ngành tham dự cuộc làm việc
Diễn đàn Quốc hội

Không để chồng chéo, dàn trải giữa các chương trình mục tiêu quốc gia

Đây là một trong những yêu cầu nêu ra tại cuộc làm việc trực tiếp kết hợp trực tuyến với các bộ, ngành, địa phương về tình hình, kết quả thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia: Xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, phát triển KT - XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Lấy sự hài lòng của cử tri và Nhân dân làm thước đo
Diễn đàn Quốc hội

Lấy sự hài lòng của cử tri và Nhân dân làm thước đo

Ghi nhận các kết quả đạt được khi cho ý kiến với Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV tại Phiên họp thứ 44 của UBTVQH sáng 14.4, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị, cần tiếp tục phát huy các kết quả đạt được, không ngừng đổi mới cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương; các giải pháp cần mạnh mẽ hơn nữa, lấy sự hài lòng của cử tri và Nhân dân làm thước đo.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân nguyện và Giám sát Trần Thị Nhị Hà trình bày dự thảo Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp Tám, Quốc hội Khóa XV
Quốc hội và Cử tri

Giải quyết kiến nghị cử tri hiệu quả, nhanh chóng và triệt để

Tại Phiên họp giải trình cung cấp thông tin việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, các ý kiến cho rằng, với mục tiêu các kiến nghị của cử tri được giải quyết hiệu quả, nhanh chóng, triệt để, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cần chỉ đạo các bộ, ngành rà soát, bảo đảm ban hành đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành luật, nâng cao trách nhiệm trong việc ban hành các văn bản hướng dẫn theo thẩm quyền.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội về sửa đổi Hiến pháp
Quốc hội và Cử tri

Hành động ngày đêm đưa thể chế thành lợi thế cạnh tranh

TS. Trần Văn Khải - Phó Bí thư Đảng ủy Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường

Quốc hội đang khẩn trương chuẩn bị cho Kỳ họp thứ Chín, dự kiến sẽ khai mạc ngày 5.5 tới - kỳ họp lịch sử với lượng công việc đồ sộ và hệ trọng. Toàn bộ hệ thống Quốc hội và các đại biểu Quốc hội đều đang dốc sức triển khai chủ trương lớn của Đảng và chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về tháo gỡ điểm nghẽn thể chế, đưa thể chế thành lợi thế cạnh tranh, đồng thời thực hiện mục tiêu tinh gọn bộ máy, phát triển khoa học công nghệ và chuyển đổi số.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng chủ trì phiên họp thẩm tra sơ bộ 4 dự án Luật trong lĩnh vực tương trợ tư pháp
Chính trị

Thống nhất và đồng bộ

Theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, dự kiến Quốc hội sẽ cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Chín và thông qua tại Kỳ họp thứ Mười 4 dự án Luật trong lĩnh vực tương trợ tư pháp, gồm: dự án Luật Tương trợ tư pháp về dân sự, dự án Luật Tương trợ tư pháp về hình sự, dự án Luật Dẫn độ và dự án Luật Chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù. Thẩm tra sơ bộ 4 dự án Luật này, Thường trực Ủy ban Pháp luật và Tư pháp đề nghị, các cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục rà soát kỹ 4 dự thảo Luật được tách ra từ Luật Tương trợ tư pháp, nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ giữa các đạo luật khi cùng được xem xét thông qua tại một kỳ họp của Quốc hội.

ĐBQH Đỗ Thị Lan (Quảng Ninh)
Quốc hội và Cử tri

Xem xét lộ trình điều chỉnh thuế hợp lý, có độ trễ để doanh nghiệp chuẩn bị

"Cần xem xét lộ trình điều chỉnh thuế hợp lý, có độ trễ tối thiểu một năm để doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị và người tiêu dùng có thời gian thích nghi. Nghiên cứu áp dụng phương pháp đánh thuế dựa trên hàm lượng cồn thay vì đánh đồng theo giá trị sản phẩm, vừa công bằng, vừa góp phần định hướng tiêu dùng có trách nhiệm". Đây là đề xuất được đại biểu Quốc hội đưa ra khi thảo luận về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Phan Văn Mãi chủ trì phiên họp phát biểu
Diễn đàn Quốc hội

Cần chính sách đủ mạnh để khuyến khích phục hồi doanh nghiệp

Dự án Luật Phá sản (sửa đổi) dự kiến sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Chín tới, trong đó có một điểm mới nổi bật là bổ sung quy định về phục hồi doanh nghiệp trước khi phá sản. Tại phiên họp mở rộng của Thường trực Ủy ban Kinh tế và Tài chính thẩm tra dự án Luật này, các đại biểu đề nghị, cần rà soát, nghiên cứu để có khung pháp lý, chính sách đủ mạnh nhằm khuyến khích thực hiện phục hồi doanh nghiệp.

Cần tập trung chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân trong nước phát triển
Quốc hội và Cử tri

Cần chiến lược bài bản với những nhóm giải pháp mang tính đột phá cao

Trao đổi với phóng viên Báo ĐBND, Ủy viên là đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tại Ủy ban Kinh tế và Tài chính PHAN ĐỨC HIẾU cho rằng, để kinh tế tư nhân trở thành động lực tăng trưởng quan trọng hàng đầu của đất nước như yêu cầu của Tổng Bí thư Tô Lâm trong bài viết "Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng”, thì cần có một chiến lược bài bản với những nhóm giải pháp được tinh chỉnh, mang tính đột phá cao, phù hợp với bối cảnh mới, yêu cầu mới.

Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất phù hợp nhu cầu của địa phương
Diễn đàn Quốc hội

Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất phù hợp nhu cầu của địa phương

Qua làm việc với UBND tỉnh Lào Cai, Đoàn khảo sát của Ủy ban Kinh tế và Tài chính đề nghị, tỉnh cần phân tích làm rõ, liệu Lào Cai đã tính toán nhu cầu sử dụng đất và dự báo về tình hình phát triển kinh tế địa phương trong 5 năm tới chưa để đưa ra đề xuất điều chỉnh cho phù hợp? Và nếu không điều chỉnh tăng chỉ tiêu đất xây dựng cơ sở giáo dục thì đã hợp lý hay chưa?

ĐBQH Nguyễn Trường Giang (Đắk Nông)
Quốc hội và Cử tri

Cân nhắc tăng thuế đối với xe ô tô pick - up chở hàng cabin kép theo lộ trình

Lưu ý nếu quy định tăng thuế cao đối với xe ô tô pick - up chở hàng cabin kép ngay trong một lần như dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) sẽ gây tác động tới tâm lý khách hàng, làm giảm lượng tiêu thụ xe, một số đại biểu Quốc hội đề nghị cân nhắc quy định lộ trình tăng thuế trong vòng 3 năm, từ năm 2027 - 2030, mức tăng thêm 3%/năm tương đương với việc chia đều mức tăng 9% trong 3 năm, áp dụng từ năm 2027.

Đại biểu Lê Thị Thanh Lam (Hậu Giang) phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Chính trị

Hài hòa trong quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa

Thảo luận dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật sáng nay, 25.3, một số đại biểu Quốc hội đề nghị tiếp tục rà soát các quy định nhằm bảo đảm kiểm soát chặt chẽ sản phẩm, hàng hóa, song đồng thời cũng cần tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sớm được lưu thông hàng hóa ra thị trường.

Đại biểu Tô Ái Vang (Sóc Trăng) phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Chính trị

Bảo đảm các yêu cầu về an toàn hoá chất

Thảo luận dự án Luật Hóa chất (sửa đổi) tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7 sáng nay, một số đại biểu Quốc hội đề nghị, tiếp tục rà soát các quy định liên quan đến ưu đãi đối với lĩnh vực công nghiệp hóa chất trọng điểm; quảng cáo hóa chất, hóa chất nguy hiểm trong sản phẩm hàng hóa…