Nghệ An: Nhiều doanh nghiệp khoáng sản "than khó", bất bình sau chỉ thị của UBND huyện Đô Lương

“Không được mua bán khoáng sản (cát) trước 6h sáng và sau 22h đêm hàng ngày…”. Đó là một phần nội dung những nêu rõ trong Chỉ thị số 03 của huyện Đô Lương (Nghệ An). Việc áp dung nội dung khiến nhiều doanh nghiệp cho rằng bị khó khăn trong việc bán cát.

Nhiều doanh nghiệp bất bình

Ngày 1.7.2022, UBND huyện Đô Lương (Nghệ An), ra chỉ thị số 03 về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản trên địa bàn. Theo chỉ thị này có nhiều nội dung quan trọng như: Việc khai thác khoáng sản nhìn chung chưa tuân thủ thiết kế mỏ, chưa đảm bảo an toàn lao động; ý thức chấp hành pháp luật của một số tổ chức hoạt động khoáng sản chưa cao, việc vận chuyển khoáng sản làm hư hại hạ tầng giao thông, ô nhiễm môi trường… .

Huyện ra Chỉ thị “lạ”: Nhiều chủ mỏ cát kêu trời -0
Nhiều mỏ cát trên địa bàn huyện Đô Lương chủ yếu bán vào ban ngày sau khi huyện ra Chỉ thị số 03.

Nguyên nhân để xảy ra các tồn tại nêu trên trước hết là do các chủ mỏ chưa chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật về khai thác khoáng sản, công tác quản lý nhà nước về khoáng sản của các ngành, chính quyền địa phương (cấp huyện, cấp xã) chưa chặt chẽ; công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về khoáng sản chưa đáp ứng yêu cầu; công tác phối hợp thanh tra, kiểm tra, công tác hậu kiểm trong hoạt động khoáng sản chưa kịp thời, hình thức xử lý các hành vi, vi phạm chưa nghiêm….

Để khắc phục những tồn tại trên, ngày 1.7.2022, UBND huyện Đô Lương (Nghệ An), ra chỉ thị số 03 về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản trên địa bàn để thay thế Chỉ thị số 08/CT-UBND ngày 27.4.2017 của huyện này.

Tuy nhiên trong Chỉ thị này có nội dung “không được mua bán khoáng sản (cát) trước 6h sáng và sau 22h đêm hàng ngày”. Điều này gây ảnh hưởng đến việc kinh doanh của nhiều mỏ cát tại đây.

Theo đại diện của nhiều chủ mỏ cát trên huyện Đô Lương như: Hoàng Nguyên, Công ty đầu tư xây dựng Tuấn Thiện, Sơn Hà… từ khi Chỉ thị này áp dụng việc kinh doanh gặp thêm khó khăn hơn nhiều, nhất là khối lượng bán ra thị trường giảm hẳn so với trước đây.

Huyện ra Chỉ thị “lạ”: Nhiều chủ mỏ cát kêu trời -0
Việc không được mua bán khoáng sản (cát) trước 6h sáng và sau 22h đêm hàng ngày đã làm nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn.

“Quá trình khai thác phải trải qua nhiều giai đoạn từ việc hút, xử lý, tập kết cát… khâu cuối cùng là bán ra thị trường để kiếm lời. Tuy nhiên việc UBND huyện Đô Lương áp dụng về khung giờ mua bán thấy không hợp lý. Điều này không khác gì “trói tay” chúng tôi lại”, nhiều chủ mỏ cát bức xúc.

Cũng theo nhiều chủ mỏ cát tại đây, việc áp dụng Chỉ thị 03 của cơ quan chức năng của huyện xử lý không công bằng. Toàn huyện Đô Lương có 6 mỏ cát, sau khi thực thi Chỉ thị tất cả các mỏ đều thực hiện nghiêm túc và bị xử phạt nếu để xảy ra sai phạm. Tuy nhiên, trong 6 mỏ cát thì có mỏ của công ty TNHH một thành viên B&T (khối 4 thị trấn Đô Lương, huyện Đô Lương) vẫn thường xuyên bán hàng sai quy định thường xuyên (trước 6h sáng và sau 22h đêm hàng ngày).

Chỉ thị chứa nội dung gây bức xúc

Để làm rõ thông tin này, tại buổi làm việc, ông Trần Văn Hiến - Phó chủ tịch UBND huyện Đô Lương cho biết, Chỉ thị số 03, ngày 1.7.2022, đã được Phòng tài nguyên tham mưu rõ ràng. Từ khi áp dụng Chỉ thị, phía cơ quan chức năng đã xử phạt hành chính nhiều trường hợp vi phạm của các mỏ cát.

Huyện ra Chỉ thị “lạ”: Nhiều chủ mỏ cát kêu trời -0
Công ty TNHH một thành viên B&T vẫn thường xuyên bán cát trái quy định theo khung giờ quy định.

“Mục đích của Chỉ thị này là thời gian qua, công tác quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản nhìn chung chưa tuân thủ thiết kế mỏ, chưa đảm bảo an toàn lao động;  ý thức chấp hành pháp luật của một số tổ chức hoạt động khoáng sản chưa cao…”.

Huyện ra Chỉ thị “lạ”: Nhiều chủ mỏ cát kêu trời -0
Theo chính quyền huyện Đô Lương (Nghệ An), mục đích phần nội dung là là nhằm hạn chế việc các mỏ bán hàng buổi đêm để tránh hệ lụy như: Ô nhiễm môi trường, xe chở quá tải, đảm bảo an toàn lao động…

Khi phóng viên đặt câu hỏi: Tại sao trong một phần nội dung của Chỉ thị số 03 của UBND huyện Đô Lương lại có nội dung “không được mua bán khoáng sản (cát) trước 6h sáng và sau 22h đêm hàng ngày” và nội dung này là phía huyện làm theo Chỉ thị số 04 CT-UBND tỉnh Nghệ An ngày 27.3.2017 về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh hay chỉ là đơn thuần?.

Ông Hiến trả lời: “Mục đích phần nội dung là là nhằm hạn chế việc các mỏ bán hàng buổi đêm để tránh hệ lụy như: Ô nhiễm môi trường, xe chở quá tải, đảm bảo an toàn lao động… . còn tất cả nội dung không được mua bán khoáng sản (cát) trước 6h sáng và sau 22h đêm hàng ngày thì phía huyện đã nghiên cứu và làm chặt chẽ.

Để nắm rõ hơn về phần nội dung này trong Chỉ thị số 03, trao đổi qua điện thoại ông Hoàng Văn Hiệp - Chủ tịch UBND huyện Đô Lương cho biết, nội dung “không được mua bán khoáng sản (cát) trước 6h sáng và sau 22h đêm hàng ngày” trong Chỉ thị số 03 này chỉ riêng UBND huyện Đô Lương áp dụng và tôi sẽ kiểm tra lại. Việc công ty TNHH công ty TNHH  một thành viên B&T khai thác ngoài giờ quy định thì phía cơ quan chức năng của huyện đã xử phạt 140 triệu đồng”.

Cũng như huyện Đô Lương, huyện Anh Sơn, Thanh Chương, Tân Kỳ… là những địa phương có số lượng tập trung nhiều mỏ cát. Tuy nhiên, ngoài việc việc tăng cường công tác quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản thì các huyện này luôn thực hiện đúng theo Chỉ thị số 04/CT-UBND ngày 27.3.2017 của UBND tỉnh Nghệ An.

Việc UBND huyện Đô Lương ra Chỉ thị số 03, ngày 1.7.2022 mang nội dung “không được mua bán khoáng sản (cát) trước 6h sáng và sau 22h đêm hàng ngày” đã làm ảnh hưởng rất lớn đến việc kinh doanh cho các mỏ cát. Trong nội dung Chỉ thị số 04/CT-UBND ngày 27.3.2017 của UBND tỉnh Nghệ An thì việc “không được mua bán khoáng sản (cát) trước 6h sáng và sau 22h đêm hàng ngày” là không có và chưa được đề cập đến.

*Báo điện tử Đại biểu Nhân dân sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc và cử tri cả nước.

Môi trường

Kinh nghiệm công nghệ cho Việt Nam trong xử lý rác thải
Môi trường

Kinh nghiệm công nghệ cho Việt Nam trong xử lý rác thải

Tại Tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường" do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức vào sáng 18.9, Viện trưởng Viện Công nghệ VinIT GS.TSKH Nguyễn Quốc Sỹ đã chỉ ra 5 nhóm công nghệ chủ chốt thế giới đang dùng để xử lý chất thải rắn, cùng các bài học kinh nghiệm về vấn đề xử lý rác trên thế giới. 

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn
Môi trường

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Luật Bảo vệ môi trường đổi mới phương thức quản lý chất thải rắn, coi chất thải là tài nguyên sau khi được phân loại để góp phần thúc đẩy kinh tế tuần hoàn. Vì vậy, việc đẩy mạnh xã hội hóa và thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân, nước ngoài vào hoạt động thu gom, phân loại chất thải, tái chế, tái sử dụng chất thải, xử lý chất thải là cần thiết, biến rác thải thành nguồn lực cho phát triển bền vững kinh tế - xã hội.

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải
Môi trường

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải

Trong bối cảnh phát triển kinh tế tuần hoàn nhằm góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và mục tiêu phát thải ròng bằng “0” cho đến năm 2050, Nhà nước cần có cơ chế ưu đãi, khuyến khích, tạo động lực cho các doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải.

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác
Xã hội

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác

Nhà nước không thể bao cấp hết trong khi ngân sách nhà nước có hạn, nền kinh tế chưa cho phép, do đó phải xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác. Ngoài ra, phải cân nhắc, lựa chọn công nghệ phù hợp với loại rác cần xử lý và công nghệ đó cần được cải tiến, phù hợp điều kiện của Việt Nam.

Phát sinh khoảng 60.000 tấn rác thải nhưng chỉ tái chế được 15%
Môi trường

Phát sinh khoảng 60.000 tấn rác thải nhưng chỉ tái chế được 15%

Phó Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Cuộc sống Nguyễn Văn Toàn nhận định, hiện tiềm năng phát triển của ngành công nghiệp tái chế là rất lớn. Tuy nhiên, trong khoảng 60.000 tấn rác thải phát sinh thì chúng ta chỉ có 15% được thu gom thái chế, sử dụng.

Hiệu quả xử lý rác đang rất thấp
Xã hội

Hiệu quả xử lý rác đang rất thấp

Tại tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 18.9, ông Nguyễn Quang Huân, Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Chủ tịch HĐQT Công ty Halcom Việt Nam nhấn mạnh hiệu quả xử lý rác trên thực tế hiện đang rất thấp.

Tăng cường quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường
Xã hội

Tăng cường quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường

Đây là nhấn mạnh của ông Nguyễn Hữu Tiến, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Môi trường đô thị và khu công nghiệp Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Môi trường Đô thị Hà Nội Urenco tại Tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường”, do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 18.9.