Cơ chế hỗ trợ nghị sỹ Mỹ

Ngân sách cho nghị sỹ những gì?

Bên cạnh các cơ quan giúp việc và cơ chế được thuê thêm người hỗ trợ các công việc của mình, mỗi cá nhân nghị sỹ đều có thêm các chế độ hỗ trợ khác về tài chính hay về văn phòng làm việc để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Tài chính

Mục 6, Điều 1 của Hiến pháp Mỹ quy định lương của các nghị sỹ “được quy định cụ thể tại luật và được Bộ Tài chính chi trả”. Các sửa đổi, bổ sung được quy định tại Luật Cải tổ về mặt đạo đức năm 1989 và Tu chính án 27 của Hiến pháp. Trừ các lãnh đạo Thượng viện, Hạ viện và lãnh đạo các phe đa số ở lưỡng viện được hưởng mức lương cao hơn, tất cả các nghị sỹ đều được hưởng mức lương 174.000 USD/năm. Chủ tịch Hạ viện nhận 223.500 USD/năm, lãnh đạo các đảng chính trị (phe đa số và thiểu số) nhận lương 193.400 USD/năm. Mức lương này không thay đổi kể từ năm 2009, chỉ được trả trong thời gian nghị sỹ làm việc và không có khoản lương hay phụ cấp nào khác, kể cả đối với chi phí sinh hoạt cho nghị sỹ trong thời gian ở Washington D.C. Ngoài ra, các nghị sỹ được hưởng các khoản phụ cấp khác ngoài lương không quá 27.495 USD/năm (thời điểm năm 2016). Các nghị sỹ cũng có thể nhận được các khoản hoàn thuế tối đa 3.000 USD/năm.

Văn phòng của thượng nghị sĩ Dick Durbin tại Washington D.C
Văn phòng của thượng nghị sĩ Dick Durbin tại Washington D.C

Tuy nhiên, bên cạnh lương, các nghị sỹ còn nhận được kinh phí khác do ngân sách quốc gia cấp. Đối với các hạ nghị sỹ, khoản kinh phí này được gọi là kinh phí để thực hiện công việc chính thức và công việc đại diện cho cử tri (the Member’s Representional Allowances - MRA). Tổng chi phí cho mỗi hạ nghị sỹ giao động từ 1.251.177 - 1.433.709 USD/năm, với mức trung bình 1.315.523 USD/hạ nghị sỹ/năm.

Khoản kinh phí này thường chia làm 3 khoản bao gồm:

Chi phí thuê nhân viên. Tất cả các nghị sỹ đều nhận được khoản chi bằng nhau là 996.471 USD/năm (năm 2016).

Chi phí thuê văn phòng làm việc. Chi phí này phụ thuộc vào khoảng cách địa lý giữa khu vực bầu cử của nghị sỹ và Washington D.C cũng như giá thuê văn phòng tại khu vực bầu cử.

Chi phí thư tín. Chi phí này được dùng để xử lý các thư từ tại khu vực bầu cử và phụ thuộc vào số địa chỉ thư tín tại khu vực bầu cử.

Các khoản chi này được phân bổ thành một khoản kinh phí chung và các hạ nghị sỹ có thể tự bố trí kinh phí cho mỗi hạng mục chi khác nhau. Ví dụ, hạ nghị sỹ có thể tăng chi phí dành cho việc đi lại và giảm chi phí thuê văn phòng làm việc nếu văn phòng của hạ nghị sỹ ở quá xa và địa bàn rộng. MRA được phân bổ từ ngày 3.1 năm nay đến 2.1 năm sau đó. Các khoản kinh phí này được Ủy ban Quản lý hành chính của Hạ viện quản lý.

Tương tự các hạ nghị sỹ, các thượng nghị sỹ nhận được kinh phí được gọi là kinh phí dành cho nhân sự và văn phòng (Senator’s Official Personel and Office Expense Account - SOPOEA). Khoản kinh phí này được phân bổ theo các năm tài khóa. Tổng chi phí hoạt động cá nhân sơ bộ của thượng nghị sỹ khoảng từ 3.192.760 - 5.052.317 USD/nghị sỹ/năm; trung bình là 3.467.971 USD/nghị sỹ/năm.

SOPOEA cũng được chia làm 3 hạng mục chính, bao gồm:

Chi phí nhân viên giúp việc hành chính và thư ký là 2.587.374 USD/nghị sỹ/năm (ở các bang có ít hơn 5 triệu dân) đến 4.112.084 USD/nghị sỹ/năm (ở các bang có từ 28 triệu dân trở lên);

Chi phí thuê chuyên gia tư vấn lập pháp, áp dụng chung cho các thượng nghị sỹ với mức là 482.958 USD/nghị sỹ/ năm;

Và chi phí hành chính (văn phòng, đi lại, thư tín) giao động từ 122.428 - 457.275 USD/ nghị sỹ/năm, phụ thuộc vào dân số, khoảng cách giữa Wasington D.C và khu vực bầu cử, số địa chỉ thư tín của bang (số liệu tính đến năm 2018).

Tương tự như MRA, SOPOEA cũng được phân bổ làm một khoản kinh phí chung và các nghị sỹ có thể lựa chọn sử dụng kinh phí ở mỗi hạng mục khác nhau. Chỉ có giới hạn ở kinh phí thư tín ở mức 50.000 USD/năm. Tất cả các khoản kinh phí cấp cho các nghị sỹ không được phép dùng cho mục đích cá nhân, kể cả dùng để vận động tranh cử.

Văn phòng làm việc

Để thực hiện công việc của mình, các nghị sỹ được bố trí các văn phòng làm việc tại tiểu bang của mình và tại Washington D.C. Mỗi nghị sỹ được ưu tiên sử dụng một văn phòng làm việc tại các tòa nhà liên bang đặt tại các bang. Nếu phòng làm việc tại các tòa nhà liên bang không có đủ chỗ, các nghị sỹ có thể thuê phòng làm việc tại các tòa nhà do tư nhân sở hữu. Giá thuê tại các tòa nhà tư nhân không được phép cao hơn mức giá do Cơ quan Quản lý dịch vụ tổng hợp (General Services Administration - GSA) quy định. Đối với các thượng nghị sỹ đại diện cho các bang dưới 3 triệu dân, tổng diện tích văn phòng làm việc của thượng nghị sỹ là 5.000 feet vuông (tương đương 464m2). Đối với các bang có dân số trên 17 triệu dân, tổng diện tích của văn phòng làm việc có thể lên tới 8.200 feet vuông (tương đương 762m2). Mỗi thượng nghị sỹ có thể thuê nhiều văn phòng làm việc khác nhau. Ngoài các văn phòng làm việc cố định, các nghị sỹ còn có thể thuê các văn phòng làm việc tạm thời để dễ dàng tiếp xúc cử tri ở nhiều địa bàn khác nhau.

Tại văn phòng làm việc ở Washington D.C, thượng nghị sỹ được cung cấp nội thất theo lựa chọn từ một danh sách do cơ quan Kiến trúc sư Quốc hội ban hành. Còn tại văn phòng làm việc ở bang, các thượng nghị sỹ được cấp 40.000 USD tiền mua nội thất và trang thiết bị của phòng làm việc đối với tổng diện tích phòng làm việc không quá 5.000 feet vuông. Số tiền hỗ trợ này được tăng thêm đối với các phòng làm việc rộng hơn (tăng thêm 1.000 USD đối với mỗi 200 feet vuông diện tích phòng làm việc).

Nghị viện thế giới

ITN
Nghị viện thế giới

Phá bỏ rào cản, khai mở tiềm năng

Trung Quốc đang có bước tiến quan trọng trong việc bảo vệ và thúc đẩy doanh nghiệp tư nhân với dự thảo cập nhật của Luật Thúc đẩy kinh tế tư nhân. Văn bản pháp lý quan trọng này được kỳ vọng không chỉ là tấm khiên pháp lý để bảo vệ khu vực tư nhân mà còn là đòn bẩy quan trọng để khu vực này phát triển nhờ phá bỏ các rào cản, khai mở tiềm năng và xây dựng môi trường kinh doanh công bằng, minh bạch hơn. Động thái này phản ánh nỗ lực của Bắc Kinh nhằm củng cố niềm tin của nhà đầu tư, quyết tâm đưa kinh tế tư nhân thành một thành phần nòng cốt trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Nguồn: Chinese news service/ chinadailyasia.com
Nghị viện thế giới

Chính sách hỗ trợ của các thành phố lớn

Trong nỗ lực mạnh mẽ nhằm phục hồi nền kinh tế tư nhân, các thành phố lớn của Trung Quốc như Thượng Hải, Bắc Kinh và Thâm Quyến gần đây đã công bố một loạt các biện pháp hỗ trợ nhằm tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi hơn và khôi phục lòng tin của các doanh nghiệp tư nhân.

X-Road hệ thống cơ sở hạ tầng lưu trữ dữ liệu phi tập trung được coi là vũ khí bí mật của hệ thống chính phủ điện tử
Nghị viện thế giới

Các trụ cột về hạ tầng của hệ thống Chính phủ điện tử

Nhìn lại quá trình phát triển Chính phủ điện tử tại Estonia có thể thấy, quốc gia này đã sớm tập trung phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, trong đó đặc biệt chú trọng vào hạ tầng cơ sở dữ liệu một cách đầy đủ, đồng bộ. Các hệ thống này là xương sống cơ bản để phát triển các dịch vụ số hiệu quả.

Nguồn: ITN
Nghị viện thế giới

e-Estonia và hành trình dẫn đầu thế giới về quản trị kỹ thuật số

Trong một kỷ nguyên mà các Chính phủ trên toàn thế giới đang vật lộn với những bất cập trong thủ tục hành chính và sự chuyển đổi số chậm chạp, Estonia nổi lên như một biểu tượng của sự đổi mới. Quốc gia Baltic với 1,3 triệu dân này đạt được một cột mốc phi thường khi trở thành quốc gia số hóa 100% các dịch vụ của Chính phủ, định nghĩa lại việc cung cấp dịch vụ công thông qua hệ sinh thái chính phủ điện tử e-Estonia tiên phong của mình. Thành tựu này đưa Estonia trở thành quốc gia dẫn đầu toàn cầu về quản trị kỹ thuật số và đặt ra chuẩn mực cho các quốc gia trên toàn thế giới.

Chế độ nghị viện Uzbekistan: Sự gặp gỡ của giá trị truyền thống và nền dân chủ hiện đại
Nghị viện thế giới

Chế độ nghị viện Uzbekistan: Sự gặp gỡ của giá trị truyền thống và nền dân chủ hiện đại

Xây dựng nhà nước pháp quyền là một quá trình phức tạp. Tuy nhiên, vào đầu thế kỷ XXI, một chân lý đã được khẳng định: một quốc gia sẽ không thể có nền dân chủ hoàn chỉnh nếu không có một quốc hội được trao toàn quyền. Ngày nay, Uzbekistan đang thực hiện những cải cách nhất quán để phát triển các thể chế dân chủ trên cơ sở đẩy mạnh vai trò của Quốc hội. Sự phát triển của chế độ nghị viện ở Uzbekistan có những nét đặc thù, là sự gặp gỡ giữa bản sắc dân tộc và các nguyên tắc dân chủ phổ quát.

Hành động vì sự phát triển và công bằng xã hội
Nghị viện thế giới

Hành động vì sự phát triển và công bằng xã hội

Với chủ đề bao trùm “Hành động của nghị viện vì sự phát triển và công bằng xã hội”, Đại hội đồng lần thứ 150 của IPU sẽ tập trung làm rõ những cam kết của nghị viện nhằm thúc đẩy các mục tiêu giảm nghèo, bảo đảm việc làm, thúc đẩy hòa nhập xã hội và tăng cường sự tham gia của các nhóm thiểu số vào quá trình ra quyết định.

Khẳng định vị thế Uzbekistan
Nghị viện thế giới

Khẳng định vị thế Uzbekistan

Lần đầu tiên trong lịch sử Trung Á, Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới lần thứ 150 (IPU-150) sẽ diễn ra tại Thủ đô Tashkent của Uzbekistan. Việc Uzbekistan đăng cai hội nghị lớn nhất của cơ quan nghị viện thế giới là sự công nhận của cộng đồng quốc tế đối với hiệu quả của các cải cách đang được thúc đẩy ở Uzbekistan cũng như cho thấy ảnh hưởng ngày càng tăng của Uzbekistan trên trường quốc tế.

Từ Paris đến Tashkent: Hành trình bền bỉ vì chủ nghĩa nghị viện
Nghị viện thế giới

Từ Paris đến Tashkent: Hành trình bền bỉ vì chủ nghĩa nghị viện

Ngày 5.4 tới, Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) sẽ tổ chức lễ kỷ niệm Đại hội đồng lần thứ 150 (IPU-150) tại Thủ đô Tashkent của Uzbekistan. Đây là dịp để nhìn lại hành trình 136 năm qua của IPU, kể từ Đại hội đồng đầu tiên tại Paris năm 1889, nhìn lại những sự kiện tôn vinh tinh thần hợp tác bền bỉ giữa các nghị sĩ trên toàn thế giới cũng như một lần nữa khẳng định vai trò, vị trí và phạm vi hoạt động ngày càng được mở rộng trên toàn cầu của IPU.

Nguồn ITN
Nghị viện thế giới

Phát triển đường sắt bằng công nghệ và pháp lý

Nhật Bản là một trong những quốc gia có hệ thống đường sắt phát triển nhất thế giới, đặc biệt nổi bật với mạng lưới đường sắt cao tốc Shinkansen. Thành công này không chỉ đến từ công nghệ tiên tiến bảo đảm an toàn hàng đầu, mà còn nhờ khung pháp lý chặt chẽ và chiến lược phát triển hợp lý.

thechinaproject.com
Nghị viện thế giới

“Rồng sắt” hiện đại - biểu tượng sức mạnh công nghệ

Từ Vạn Lý Trường thành - kỳ quan của quá khứ - đến mạng lưới đường sắt cao tốc - biểu tượng của thời đại mới, Trung Quốc không ngừng ghi dấu những thành tựu vĩ đại. Chỉ trong hơn một thập kỷ, đất nước gấu trúc đã tận dụng nguồn lực khổng lồ, công nghệ tiên tiến và năng lực triển khai vượt trội để xây dựng hệ thống đường sắt cao tốc lớn nhất, hiện đại nhất thế giới. Không chỉ định hình lại giao thông trong nước, mạng lưới này còn trở thành biểu tượng cho sự phát triển, sức mạnh công nghệ và tầm ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc.

Malaysia: Tiệm cận tiêu chuẩn quốc tế về quản trị dữ liệu
Quốc tế

Malaysia: Tiệm cận tiêu chuẩn quốc tế về quản trị dữ liệu

Nhờ những nỗ lực bảo vệ dữ liệu cá nhân, Malaysia đã trở thành thành viên của Thỏa thuận thực thi quyền riêng tư xuyên biên giới của Tổ chức Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương năm 2023. Vào năm 2024, quốc gia này tiếp tục sửa đổi Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân (PDPA) ban hành năm 2010. Được thiết kế để hiện thực hóa cam kết củng cố niềm tin trong nước và hỗ trợ các nhà đầu tư nước ngoài, PDPA sửa đổi được kỳ vọng sẽ đưa Malaysia tiến gần hơn đến các tiêu chuẩn quốc tế và tìm kiếm sự công nhận từ các nước trong khu vực cũng như trên thế giới về bảo mật dữ liệu.

Nền tảng của niềm tin trong kỷ nguyên số
Quốc tế

Nền tảng của niềm tin trong kỷ nguyên số

Sau 3 năm có hiệu lực kể từ năm 2022, Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân (PDPA) của Thái Lan đã chứng minh là một bước đi đúng đắn cần thiết, tạo ra một bộ tiêu chuẩn rõ ràng cho việc bảo vệ các thông tin cá nhân, giúp các doanh nghiệp địa phương nâng cao uy tín trên trường quốc tế.

Kết quả ấn tượng
Nghị viện thế giới

Kết quả ấn tượng

Năm 2015, Pháp ban hành Luật NOTRe nhằm cải cách chính quyền địa phương, giảm chi phí hành chính, tinh gọn bộ máy và nâng cao hiệu quả quản lý. Luật NOTRe được ban hành với các biện pháp chính như sáp nhập vùng hành chính, giảm số lượng hội đồng địa phương và tăng quyền tự chủ cho chính quyền cơ sở.

www.kl.dk
Nghị viện thế giới

Đan Mạch: Cải tổ cấu trúc mang tính lịch sử

Vào năm 2007, Đan Mạch đã trải qua một trong những cuộc cải cách chính quyền địa phương quan trọng nhất trong lịch sử đất nước, tạo ra một cấu trúc khu vực công hiệu quả và hiện đại hơn bằng cách giảm số lượng đô thị từ 271 xuống còn 98. Đồng thời, 14 tỉnh đã bị bãi bỏ và thay thế bằng 5 vùng hành chính lớn hơn.

Nguồn: ITN
Quốc tế

Hoài bão trở thành vựa lương thực của thế giới

Indonesia đang đẩy nhanh quá trình chuyển đổi từ nông nghiệp truyền thống sang nông nghiệp hiện đại thông qua phát triển các cụm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Chiến lược này nhằm giảm tối đa chi phí sản xuất lên đến 50% và tăng gấp đôi sản lượng, hướng đến mục tiêu trở thành vựa lương thực của thế giới.