Nga, Trung Quốc và khả năng định hình trật tự thế giới mới

Tổng thống Nga Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gặp nhau khi cùng tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải vừa diễn ra trong các ngày 15 - 16.9 và có cuộc hội đàm trực tiếp bên lề hội nghị. Theo giới phân tích, mối quan hệ đối tác chiến lược Nga - Trung đang ngày càng tạo thêm được nhiều động lực trên cả cơ sở song phương lẫn quốc tế, có khả năng định hình lại trật tự thế giới.

“Thực tế mới đang tới”

Trao đổi trực tiếp với Tổng thống Putin mới đây, Chủ tịch Tập Cận Bình tái khẳng định lập trường của Bắc Kinh là ủng hộ Moscow. Ngoài sự tương đồng giữa 2 bên trong mục tiêu chiến lược là đối trọng lại với Mỹ và phương Tây, Trung Quốc còn nhắm vào nhiều mối lợi khác khi siết chặt thêm quan hệ với Nga.

Trước đó, hôm đầu tuần (12.9), theo AFP, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác Ngoại sự Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Dương Khiết Trì cũng phát biểu, đất nước gấu trúc sẵn sàng cùng Nga định hình trật tự quốc tế theo hướng “công bằng và hợp lý hơn”, bảo vệ lợi ích chung của hai bên trong cuộc gặp Đại sứ Nga tại nước này Andrey Denisov.

Chưa hết, hôm 4.9, Chủ tịch Quốc hội Lật Chiến Thư cũng có chuyến thăm tới Nga. Chuyến đi giúp ông trở thành nhân vật quyền lực nhất trong Đảng Cộng sản Trung Quốc đến xứ sở Bạch Dương kể từ khi xung đột với Ukraine nổ ra đến nay. Trong chuyến thăm đó, Chủ tịch Quốc hội Lật Chiến Thư ca ngợi sự tin cậy và hợp tác “ở mức độ chưa từng có” giữa Moscow và Bắc Kinh.

Nga và Trung Quốc tin rằng, những giá trị làm nên trật tự thế giới hiện nay đang trao cho Mỹ quá nhiều quyền lực. Kể từ khi Liên Xô sụp đổ, Mỹ trở thành siêu cường duy nhất của thế giới. Theo ông Fyodor Lukyanov, chuyên gia chính sách đối ngoại của Nga, trật tự đơn cực “cho phép Mỹ tự do hành động trên trường quốc tế”.

Hôm 14.9,  đài RT dẫn lời người phát ngôn điện Kremlin Dmitry Peskov nói, Nga và Trung Quốc đều nhất trí rằng thế giới đơn cực không thể tồn tại và “thực tế mới” đang đến. Theo ông Peskov, Moscow và Bắc Kinh không chấp nhận việc nhóm “tỷ vàng” (Golden billion) cho rằng mình có quyền nghĩ ra các quy luật kinh tế, chính trị và áp đặt ý chí lên các quốc gia khác. “Tỷ vàng” là cách người Nga thường gọi nhóm dân giàu có ở Mỹ, EU và các nước phương Tây khác.

Nguồn: Reuters
Nguồn: Reuters

Mối quan hệ không giới hạn

Những năm gần đây, Trung Quốc và Nga đã xích lại gần nhau hơn, xây dựng mối quan hệ “không có giới hạn”, đối trọng với tầm ảnh hưởng trên toàn cầu của Mỹ. Thực tế, Nga cũng đã tìm cách tăng cường quan hệ với các nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, kể từ khi bị phương Tây áp các lệnh trừng phạt liên quan đến chiến dịch quân sự của nước này ở Ukraine. 

Cho đến nay, về xung đột Nga - Ukraine, Trung Quốc không công khai ủng hộ, nhưng cũng không lên án hành động của Nga. Bắc Kinh chỉ trích các biện pháp trừng phạt mà phương Tây nhắm vào Moscow và việc phương Tây cung cấp vũ khí cho Ukraine. Mặc dù không kết liên minh quân sự chính thức nhưng Trung Quốc và Nga vẫn thường xuyên tổ chức các cuộc tập trận chung...

Trong khi Trung Quốc không cung cấp cho Nga sự hỗ trợ trực tiếp hoặc giảm bớt các lệnh trừng phạt, đất nước gấu trúc đã mở rộng quan hệ đối tác thương mại với nền kinh tế Nga đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm đối tác quốc tế. Theo Bloomberg, khoảng 81% lượng ô tô nhập khẩu của Nga trong quý II đến từ Trung Quốc, trong khi thương hiệu điện thoại Xiaomi của Trung Quốc trở nên phổ biến nhất ở Nga trong cùng thời gian. Trung Quốc cũng là một nước tiêu thụ nhiên liệu đáng tin cậy của Nga, mua khí đốt tự nhiên hóa lỏng từ Nga. Mới đây, Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak ngày 15.9 cho biết, đường ống của Nga tới Trung Quốc sẽ thay thế đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 tới châu Âu bị từ bỏ trong bối cảnh xung đột ở Ukraine. Trả lời phỏng vấn kênh truyền hình Nga Rossiya -1 về việc liệu Nga có thay thế Dòng chảy phương Bắc 2 bằng đường ống Sức mạnh Siberia 2 hay không, ông Novak đã khẳng định là “có”. Trước đó, bên lề chuyến thăm Uzbekistan, quan chức này cho hay Nga và Trung Quốc sẽ sớm ký các thỏa thuận về việc cung cấp “50 tỷ mét khối khí đốt” mỗi năm qua đường ống “Sức mạnh Siberia 2” trong tương lai. Khối lượng này gần như ngang bằng công suất vận chuyển tối đa của Dòng chảy phương Bắc 1 đã ngừng hoạt động kể từ ngày 2.9. Đường ống Sức mạnh Siberia 2, có một phần đi qua Mông Cổ, sẽ thúc đẩy nền kinh tế tiêu tốn năng lượng của Trung Quốc. Việc xây dựng đường ống này sẽ bắt đầu vào năm 2024. Theo một số nhà bình luận, đường ống này là bước phát triển lớn có tầm quan trọng chiến lược khi Tổng thống Nga Putin đang muốn xoay trục sang châu Á trong bối cảnh điện Kremlin kết luận rằng mối quan hệ Nga - Mỹ là không thể cứu vãn và các lệnh trừng phạt của Mỹ cùng phương Tây lên nước này là “vô thời hạn”.

Việt Nam và các nước

Bước đi quan trọng
Quốc tế

Bước đi quan trọng

Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) khởi đầu năm 2025 bằng một bước tiến ngoạn mục với sự gia nhập của Indonesia - quốc gia đông dân thứ 4 thế giới, đồng thời là nền kinh tế hàng đầu khu vực Ðông Nam Á. Giới quan sát nhận định, việc kết nạp Indonesia sẽ củng cố nỗ lực của khối nhằm nâng cao vị thế địa chính trị toàn cầu, cũng như tăng cường hợp tác ở Nam bán cầu.

Nguồn: www.business-standard.com
Quốc tế

Sẽ có những "sao đổi ngôi" nào?

Năm ngoái đánh dấu một giai đoạn đáng nhớ trong nền dân chủ toàn cầu, khi hàng tỷ người tham gia bỏ phiếu một trong những chu kỳ bầu cử quan trọng nhất của thời đại. Bước sang năm 2025, một làn sóng bầu cử mới đang chờ đón, hứa hẹn định hình quỹ đạo của kinh tế và chính trị quốc tế trong nhiều năm tới. Từ Trung Đông đến các quốc gia thuộc nhóm G7, những cuộc bỏ phiếu này có khả năng tái định hình bối cảnh chính trị và tác động đến cán cân quyền lực toàn cầu kéo dài đến thập niên 2030.

Phát huy vai trò của Việt Nam trong bảo đảm an ninh quốc tế
Việt Nam và các nước

Phát huy vai trò của Việt Nam trong bảo đảm an ninh quốc tế

Chiều 30.12, Học viện An ninh nhân dân (ANND) đã tổ chức Hội thảo khoa học “An ninh Quốc tế và vai trò của Việt Nam trong bảo đảm an ninh quốc tế”. Hội thảo được tổ chức nhằm cung cấp luận cứ khoa học và đề xuất các kiến nghị, đưa ra phương hướng hoàn thiện lý luận về an ninh quốc tế, bảo đảm an ninh quốc tế cũng như các giải pháp phát huy vai trò của Việt Nam trong bảo đảm an ninh quốc tế trong thời gian tới.

Việt Nam - Liên bang Nga: Hướng tới 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao
Quốc tế

Việt Nam - Liên bang Nga: Hướng tới 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao

Sáng 26.12, tại Hà Nội, Đại sứ quán Liên bang Nga, Đại diện thương mại Nga và Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga tại Việt Nam tổ chức họp báo về kết quả phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga trong năm 2024; hướng tới kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao vào đầu năm 2025.

Cơ hội thay đổi hay nguy cơ chia rẽ?
Quốc tế

Cơ hội thay đổi hay nguy cơ chia rẽ?

Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã thúc đẩy Quốc hội bỏ phiếu bất tín nhiệm chính mình để mở đường cho một cuộc bầu cử sớm vào tháng 2.2025. Ông Scholz cho rằng, bầu cử sớm sẽ là giải pháp để ngăn chặn nguy cơ chia rẽ, trong khi các nhà quan sát lo ngại, điều này càng khiến tình trạng bất ổn chính trị tại nền kinh tế mạnh nhất châu Âu thêm trầm trọng trong bối cảnh nước Đức đang phải đối mặt với nhiều thách thức kinh tế và an ninh.

technode.com
Quốc tế

Trung Quốc ứng dụng robot để phát triển kinh tế

Các thành phố như Hàng Châu, Trùng Khánh, Nam Kinh và một phần tỉnh Tứ Xuyên đã ban hành các chính sách robot nhằm thúc đẩy đổi mới và tăng cường ứng dụng công nghệ, hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế bền vững và hiện đại hóa hệ thống công nghiệp. Điều này đánh dấu bước tiến quan trọng trong định hướng các ngành công nghiệp tương lai, được nhấn mạnh tại Hội nghị công tác kinh tế trung ương gần đây.

ITN
Quốc tế

EU quyết tâm xử lý tình trạng thuế kép bằng luật mới

Hội đồng châu Âu mới đây đã thông qua Chỉ thị FASTER, bộ quy tắc mới nhằm thiết lập các thủ tục khấu trừ thuế nhanh chóng, an toàn và hiệu quả. Quy định này không chỉ giúp giải quyết vấn đề thuế kép đang đè nặng các nhà đầu tư xuyên biên giới, mà còn góp phần phát hiện gian lận thuế hiệu quả hơn.

Báo chí Nhật Bản thông tin nổi bật về hoạt động của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam
Việt Nam và các nước

Báo chí Nhật Bản thông tin nổi bật về hoạt động của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam

Các cơ quan truyền thông lớn như Đài Phát thanh và Truyền hình Nhật Bản (NHK), hãng thông tấn Jiji, trang web chính thức của Văn phòng Thủ tướng, Bộ Ngoại giao cùng các nền tảng mạng xã hội chính thức của Thủ tướng Nhật Bản đồng loạt đưa tin về cuộc hội kiến giữa Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Trần Thanh Mẫn và Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru ngày 5.12 tại Tokyo.

Báo chí Campuchia: Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn là cầu nối hợp tác và phát triển giữa hai quốc gia
Việt Nam và các nước

Báo chí Campuchia: Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn là cầu nối hợp tác và phát triển giữa hai quốc gia

Chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đến Vương quốc Campuchia từ ngày 21 đến 24.11.2024 đã được báo chí Campuchia ghi nhận như một sự kiện quan trọng, đánh dấu bước tiến mới trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Campuchia. Đặc biệt, trang cpp.org.kh, trang web chính thức của đảng Nhân dân Campuchia cầm quyền và tờ Khmer Times đã có nhiều bài viết đậm nét về chuyến thăm này.

Ninh Bình kết nối hợp tác với các thành phố lịch sử, đô thị di sản của Armenia
Việt Nam và các nước

Ninh Bình kết nối hợp tác với các thành phố lịch sử, đô thị di sản của Armenia

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 17 - 23.11 theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, ngày 18.11, Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội nước Cộng hòa Armenia do Chủ tịch Quốc hội Alen Simonyan làm Trưởng đoàn đã tới thăm và làm việc tại Ninh Bình.

Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững
Việt Nam và các nước

Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững

Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) sẽ được tổ chức tại Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại (MAM) ở Rio de Janeiro, Brazil từ ngày 18 - 19.11. Các nhà lãnh đạo G20 sẽ thảo luận để xây dựng sự đồng thuận về các vấn đề toàn cầu như chống đói nghèo, cải cách quản trị toàn cầu, đánh thuế giới siêu giàu, thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

Nỗi sợ hãi, thay vì hy vọng, đã chiến thắng
Việt Nam và các nước

Nỗi sợ hãi, thay vì hy vọng, đã chiến thắng

Ông Donald Trump, cựu tổng thống bị luận tội hai lần, người đã bị kết án vì hàng chục tội danh và bị buộc tội nhiều tội danh khác, người luôn bị phàn nàn về cách ăn nói và hành xử, đã giành chiến thắng không thể ngoạn mục hơn. Các nhà phân tích cho rằng, vinh quang của ông Donald Trump là minh chứng cho thấy: nỗi sợ hãi, thay vì hy vọng, đã chiến thắng.

Hành trình trở lại Nhà Trắng đầy ngoạn mục
Việt Nam và các nước

Hành trình trở lại Nhà Trắng đầy ngoạn mục

Sau cuộc bầu cử với sắc đỏ áp đảo, ứng cử viên của đảng Cộng hòa Donald Trump chính thức đắc cử Tổng thống thứ 47 của Mỹ. Tờ New York Times nhận định, ông Trump đã bước vào cuộc đua Nhà Trắng với hành trang khác thường và vượt qua tất cả những trở ngại, hiện diện đầy quyền lực trước những cử tri đang mong muốn xoay chuyển các định hướng và chính sách dưới thời chính quyền Tổng thống Joe Biden và bà Kamala Harris.

Giảm căng thẳng về nhà ở, dịch vụ xã hội
Việt Nam và các nước

Giảm căng thẳng về nhà ở, dịch vụ xã hội

Chính phủ Canada vừa công bố Kế hoạch Mức độ nhập cư giai đoạn 2025 - 2027, nhằm làm chậm tốc độ tăng trưởng dân số tạm thời trong khi vẫn bảo đảm sự ổn định kinh tế và xã hội lâu dài. Sự thay đổi này đánh dấu nỗ lực đáng kể của chính quyền hiện tại trong việc thay đổi chính sách nhập cư, song cũng làm dấy lên nhiều tranh cãi về tác động lâu dài của kế hoạch đến lực lượng lao động và nền kinh tế của Canada.

Châu Á cần thận trọng với chính sách thương mại
Việt Nam và các nước

Châu Á cần thận trọng với chính sách thương mại

Dù ai đắc cử Tổng thống Hoa Kỳ trong ngày 5.11 tới, thì các nhà chiến lược kinh tế châu Á sẽ phải duy trì sự cởi mở và chủ động về mặt ngoại giao để bảo vệ hệ thống thương mại đa phương, trong bối cảnh Hoa Kỳ đang dần rút khỏi chủ nghĩa khu vực ở châu Á và vắng mặt với vai trò lãnh đạo thương mại toàn cầu.

Mục tiêu tăng trưởng 8% của Indonesia có khả thi?
Quốc tế

Mục tiêu tăng trưởng 8% của Indonesia có khả thi?

Ngay sau khi tuyên thệ nhậm chức, tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto đã nêu rõ tầm nhìn kinh tế, cam kết đạt mức tăng trưởng kinh tế hàng năm 8% trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình. Tuy nhiên, các nhà quan sát nhận định rằng, mục tiêu này sẽ khó có thể đạt được, trong bối cảnh Indonesia đang phải đối mặt với những hạn chế tài chính đáng kể, cơ sở thuế thấp và ngành sản xuất đang gặp khó khăn.