Trung Quốc ứng dụng robot để phát triển kinh tế

Các thành phố như Hàng Châu, Trùng Khánh, Nam Kinh và một phần tỉnh Tứ Xuyên đã ban hành các chính sách robot nhằm thúc đẩy đổi mới và tăng cường ứng dụng công nghệ, hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế bền vững và hiện đại hóa hệ thống công nghiệp. Điều này đánh dấu bước tiến quan trọng trong định hướng các ngành công nghiệp tương lai, được nhấn mạnh tại Hội nghị công tác kinh tế trung ương gần đây.

Chính sách địa phương và chiến lược phát triển

Hàng Châu, trung tâm công nghệ phía Đông, đã triển khai kế hoạch phát triển ngành công nghiệp robot dạng người (humanroid robotics) kéo dài từ nay đến năm 2029. Mục tiêu chính là phát triển hệ thống đổi mới tích hợp và toàn bộ chuỗi giá trị từ nghiên cứu, thiết kế đến sản xuất và ứng dụng robot. Chính quyền thành phố nhấn mạnh sự kết hợp giữa "cơ thể tối ưu" cùng "bộ não mạnh nhất" để xây dựng ngành công nghiệp toàn diện.

Trung Quốc muốn phát triển robot dạng người. Nguồn: technode.com
Trung Quốc muốn phát triển robot dạng người. Nguồn: technode.com

Trong khi đó, thành phố Nam Kinh, thủ phủ của tỉnh Giang Tô lân cận ở phía Đông đang đặt mục tiêu thúc đẩy ngành công nghiệp robot "chất lượng cao" trong giai đoạn 2024 - 2026. Thành phố này đặc biệt chú trọng đến các sáng kiến hỗ trợ các công ty công nghệ cao và khuyến khích sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong ngành robot.

Còn tại tỉnh Tứ Xuyên, đặc biệt là khu vực đô thị mới Thiên Phủ, đã cam kết hỗ trợ các dự án nghiên cứu và phát triển thuật toán cốt lõi cùng mô hình công nghiệp quy mô lớn thông qua các khoản trợ cấp. Thành lập năm 2014, Thiên Phủ đóng vai trò như một trung tâm kinh tế, đổi mới và phát triển bền vững của khu vực Tây Nam Trung Quốc, góp phần củng cố vị thế của tỉnh trong chiến lược phát triển vùng phía Tây.

Trùng Khánh, một trong những thành phố trọng điểm ở miền Tây, đang thúc giục quỹ đổi mới công nghệ địa phương dẫn đầu các khoản đầu tư mạo hiểm cho các dự án robot. Thành phố này hướng tới mục tiêu tạo ra các sản phẩm robot tiên tiến phục vụ cho cả thị trường nội địa và quốc tế.

Vai trò và tiềm năng

Trung Quốc từ lâu đã là một trong những quốc gia sử dụng robot công nghiệp lớn nhất thế giới nhờ ngành công nghiệp sản xuất rộng lớn. Tân Hoa Xã cho hay, tính đến năm 2023, cả nước có gần 80.000 công ty hoạt động trong lĩnh vực robot, trong đó hơn 100 công ty được niêm yết và hơn 4.000 công ty công nghệ cao. Theo báo cáo từ Trung tâm Nghiên cứu sản xuất tiên tiến CCID Consulting, thị trường robot của Trung Quốc có thể đạt giá trị 400 tỷ nhân dân tệ vào năm 2030.

Ông Christopher Beddor, Phó giám đốc nghiên cứu Trung Quốc của Gavekal Dragonomics tại Hong Kong cho biết, các nhà hoạch định chính sách đã đặt cược lớn vào việc phát triển ngành robot như một phần trong nỗ lực thúc đẩy chính sách công nghiệp rộng lớn hơn nhằm phát triển nền kinh tế.

Trung Quốc đã đưa ra chính sách hỗ trợ cho robot kể từ năm 2015, thúc đẩy sự bùng nổ trong việc áp dụng của các nhà máy. Theo báo cáo vào tháng 10 của Gavekal, việc lắp đặt robot công nghiệp tại Trung Quốc đã tăng 75% trong giai đoạn 2021 - 2023 so với 3 năm trước đó. Tuy nhiên, số liệu năm 2023 vẫn thấp hơn mức đạt được vào năm 2022. Thị trường robot của Trung Quốc là thị trường lớn nhất thế giới do nhu cầu từ các nhà máy sản xuất hàng xuất khẩu và cung cấp năng lượng cho nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Công nghệ robot được kỳ vọng sẽ tiếp tục tích hợp sâu rộng với trí tuệ nhân tạo, vật liệu mới, công nghệ cảm biến, giao diện não-máy và các công nghệ tiên tiến khác. Những cải tiến trong các bộ phận quan trọng sẽ giúp nâng cao hiệu suất của robot, từ đó mở rộng ứng dụng trong các ngành công nghiệp từ sản xuất, y tế đến dịch vụ và giáo dục. Sự tích hợp này không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn củng cố vị thế của Trung Quốc trong các ngành công nghệ tương lai.

Thách thức và cơ hội quốc tế

Mặc dù Trung Quốc đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc phát triển ngành công nghiệp robot, vẫn còn nhiều thách thức đang ở phía trước. Một số chuyên gia, như bà Alicia Garcia-Herrero, nhà kinh tế trưởng tại ngân hàng đầu tư Natixis của Pháp tại Hong Kong, cảnh báo rằng các nhà chức trách có thể phải hướng các nhà máy quay trở lại sử dụng lao động con người để tạo việc làm trong bối cảnh kinh tế bấp bênh, vốn có thể làm giảm tốc độ tăng trưởng của ngành robot. Trong trường hợp này, các nhà sản xuất robot có thể tìm kiếm cơ hội tại thị trường quốc tế. Tuy nhiên, họ cũng có thể đối mặt với sự phản đối từ các thị trường nước ngoài, nơi có thể không chấp nhận các dấu hiệu về "dư thừa" robot từ Trung Quốc.

Một thách thức khác đến từ tình trạng phụ thuộc vào các linh kiện nhập khẩu. Mặc dù Trung Quốc đã nỗ lực phát triển các công nghệ lõi, nhiều thành phần quan trọng như chip điều khiển, cảm biến và các linh kiện cơ điện tử vẫn phải nhập khẩu từ nước ngoài. Điều này khiến ngành công nghiệp dễ bị tổn thương trước các biến động trong chuỗi cung ứng toàn cầu hoặc các biện pháp kiểm soát xuất khẩu từ các quốc gia khác.

Cạnh tranh quốc tế cũng là trở ngại lớn. Các công ty Trung Quốc phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các nhà sản xuất robot hàng đầu thế giới như ABB (Thụy Sĩ), KUKA (Đức) và Fanuc (Nhật Bản). Sự khác biệt về chất lượng, công nghệ và danh tiếng thương hiệu khiến các sản phẩm robot Trung Quốc khó cạnh tranh ở phân khúc cao cấp.

Hơn nữa, các rào cản thương mại và quan ngại về an ninh quốc gia ở các thị trường quốc tế cũng làm hạn chế khả năng mở rộng của ngành công nghiệp robot Trung Quốc. Một số quốc gia, đặc biệt là ở phương Tây, có thể áp dụng các biện pháp hạn chế đối với việc nhập khẩu robot từ Trung Quốc, viện dẫn lý do về bảo mật và bảo vệ ngành công nghiệp nội địa.

Dẫu vậy, Bắc Kinh gần đây đã tổ chức Hội nghị Robot thế giới, nhấn mạnh tham vọng mở rộng thị trường robot dạng người. Theo Liên đoàn Robot quốc tế, năm ngoái, các khách hàng Trung Quốc đã lắp đặt 276.288 robot, tương đương 51% tổng số robot trên toàn cầu. Con số này là minh chứng cho cam kết của Chính phủ Trung Quốc trong việc định hình tương lai của ngành công nghiệp robot, từ đó xây dựng hệ thống công nghiệp hiện đại và thúc đẩy đổi mới khoa học công nghệ.

Tại Hội nghị công tác kinh tế trung ương mới đây, Chính phủ Trung Quốc cũng tái khẳng định sự hỗ trợ dành cho các doanh nghiệp tư nhân đang gặp khó khăn. Việc này không chỉ giúp thúc đẩy đổi mới trong nước, mà còn mở ra các cơ hội hợp tác quốc tế trong ngành robot.

Theo dự báo, tỷ lệ thâm nhập của robot công nghiệp sẽ tăng đáng kể, đạt 105,26 tỷ nhân dân tệ (tương đương 14,47 tỷ USD) vào năm 2030. Đây là tín hiệu cho thấy ngành công nghiệp robot sẽ tiếp tục đóng vai trò then chốt trong chiến lược phát triển kinh tế dài hạn của Trung Quốc.

Quốc tế

Pháp: Cải cách luật thừa kế giúp giải phóng nhiều bất động sản
Thế giới 24h

Pháp: Cải cách luật thừa kế giúp giải phóng nhiều bất động sản

Một thay đổi lớn trong pháp luật thừa kế của Pháp sắp giúp đưa nhiều bất động sản bỏ trống và bị bỏ hoang trở lại thị trường, đặc biệt là ở khu vực nông thôn. Dự luật cải cách này vốn đã được các nghị sĩ Hạ viện thông qua vào ngày 6.3 và đang chờ được Thượng viện bỏ phiếu nhằm giải quyết các tranh chấp kéo dài giữa những người thừa kế, cũng như đơn giản hóa thủ tục thừa kế, vốn thường khiến bất động sản bị bỏ không trong nhiều thập kỷ.

Nguồn: ITN
Quốc tế

Nỗ lực cải cách lĩnh vực tài chính

Chính phủ Anh đang đề xuất các cải cách quy định trong lĩnh vực dịch vụ tài chính như một phần trong chương trình nghị sự nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trọng tâm chính là khuyến khích đầu tư trong nước từ các quỹ hưu trí và nới lỏng khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ gia đình. Tuy nhiên, khả năng thành công của các biện pháp này vẫn còn chưa chắc chắn.

Pakistan và con đường vượt qua khủng hoảng
Quốc tế

Pakistan và con đường vượt qua khủng hoảng

Năm 2024, Pakistan chứng kiến ​bất ổn kinh tế, chính trị, xã hội và sự trở lại của chủ nghĩa khủng bố, đẩy đất nước trước nguy cơ rơi vào khủng hoảng. Để giải quyết những thách thức này, Pakistan cần chuyển đổi toàn diện với những ưu tiên: phục hồi kinh tế, hiện đại hóa kỹ thuật số, cải cách giáo dục, đơn giản hóa quy định, mở rộng cơ sở thuế, đổi mới công nghiệp và ổn định chính trị để bảo đảm tiến bộ bền vững.

Chính sách thuế quan "có đi có lại" của Mỹ
Thế giới 24h

Chính sách thuế quan "có đi có lại" của Mỹ

Ngày 2.4 tới, chính sách thuế quan “có đi có lại” của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ chính thức có hiệu lực. Theo đó, Mỹ sẽ áp đặt mức thuế bằng với các nước khác áp đặt đối với hàng hóa Mỹ, có tính đến từng mối quan hệ thương mại. Trong bối cảnh tác động của chính sách này chưa thể được đánh giá đầy đủ, các rào cản phi thuế quan sẽ làm phức tạp thêm bức tranh. Các quốc gia có thể giảm hàng rào bảo hộ của mình để tránh bị trả đũa hoặc có thể trả đũa mạnh hơn và biến cuộc chiến thuế quan thành chiến tranh thương mại toàn diện.

Ấn Độ củng cố vị thế trong cuộc đua AI toàn cầu
Quốc tế

Ấn Độ củng cố vị thế trong cuộc đua AI toàn cầu

Thành công chỉ sau một đêm của công cụ DeepSeek của Trung Quốc đã thay đổi đáng kể nhận thức của Ấn Độ về cuộc đua AI. Nhằm củng cố vị thế của mình trong cuộc cạnh tranh AI toàn cầu, quốc gia này đã có những thay đổi đáng chú ý trong các chiến lược và sáng kiến, được thiết kế để thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới AI quốc gia, cho phép nước này cạnh tranh với Mỹ và Trung Quốc thông qua sự tham gia tích cực với các công ty khởi nghiệp và doanh nhân Ấn Độ.

Mỹ kỳ vọng tăng doanh thu từ thuế: Thực tế hay ảo tưởng?
Thế giới 24h

Mỹ kỳ vọng tăng doanh thu từ thuế: Thực tế hay ảo tưởng?

Tổng thống Donald Trump cho biết ông sẽ áp thuế 25% đối với ô tô nhập khẩu, một động thái mà Nhà Trắng tuyên bố sẽ giúp thúc đẩy sản xuất trong nước và giúp Mỹ thu về 100 tỷ USD doanh thu từ thuế. Tuy nhiên, các nhà kinh tế cảnh báo, điều này sẽ gây sức ép tài chính đối với các nhà sản xuất ô tô nội địa phụ thuộc vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Nhật Bản ban hành luật mới chuẩn hóa sử dụng áp phích tranh cử
Thế giới 24h

Nhật Bản ban hành luật mới chuẩn hóa sử dụng áp phích tranh cử

Quốc hội Nhật Bản vừa thông qua Luật Bầu cử các chức vụ công sửa đổi nhằm giải quyết tình trạng các ứng cử viên lạm dụng áp phích bầu cử ngày càng gia tăng để quảng bá cho bản thân. Các quy định mới trong luật cấm nội dung không phù hợp trong áp phích vận động tranh cử, đặc biệt là khai thác các hình ảnh khiêu khích hoặc phục vụ lợi ích thương mại.

Trung Quốc dự kiến miễn học phí mầm non
Quốc tế

Trung Quốc dự kiến miễn học phí mầm non

Chính phủ Trung Quốc đang lên kế hoạch từng bước tiến tới miễn học phí cho bậc học mầm non nhằm giảm gánh nặng nuôi con cho các hộ gia đình, thúc đẩy tiêu dùng và tăng tỷ lệ sinh trong nước. Đây là kế hoạch được Ủy ban Cải cách và Phát triển Kinh tế (NDRC), cơ quan hoạch định chính sách của Trung Quốc, đưa ra tại kỳ họp Quốc hội đầu tháng này.

Nguồn: timeskuwait.com
Quốc tế

Tạo ra “bước ngoặt địa kinh tế”

Gần đây, các quốc gia vùng Vịnh như Các Tiểu vương quốc Ảrập thống nhất (UAE), Ảrập Xêút và Qatar đã điều chỉnh chiến lược đối ngoại tại châu Phi, chuyển từ trọng tâm chính trị - an ninh sang mở rộng ảnh hưởng kinh tế. Thông qua các khoản đầu tư lớn vào hạ tầng, năng lượng và thương mại, các nước vùng Vịnh không chỉ gia tăng hiện diện mà còn góp phần tái định hình trật tự kinh tế khu vực, biến châu Phi thành mắt xích quan trọng trong chiến lược phát triển của mình.

Khi nước Mỹ không còn là miền đất hứa
Quốc tế

Khi nước Mỹ không còn là miền đất hứa

Một loạt quốc gia đồng minh của Mỹ đã phải ban hành khuyến cáo đối với công dân du lịch đến Mỹ sau khi chính quyền của Tổng thống Donald Trump thực hiện chính sách nhập cư đặc biệt nghiêm ngặt và hà khắc. Giới quan sát lo ngại, động thái này sẽ không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế Mỹ, mà còn tạo ra làn sóng căng thẳng trong quan hệ ngoại giao với nhiều quốc gia.

Luật mới của Brazil giúp siêu thị trở nên dễ tiếp cận hơn
Thế giới 24h

Luật mới của Brazil giúp siêu thị trở nên dễ tiếp cận hơn

Một luật mới tại bang Paraíba, Brazil, sẽ thay đổi cách trưng bày sản phẩm trong các chuỗi siêu thị lớn như Assaí và Atacadão. Luật 13.403/2024, có hiệu lực từ năm 2025, nhằm cải thiện khả năng tiếp cận sản phẩm trên kệ hàng, giúp người khuyết tật, người cao tuổi và những ai gặp khó khăn trong di chuyển có thể mua sắm thuận tiện hơn.

Mỹ sẽ công bố thuế ô tô trong vài ngày tới
Thế giới 24h

Mỹ sẽ công bố thuế ô tô trong vài ngày tới

Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết chính quyền của ông sẽ công bố mức thuế đối với ô tô "trong vài ngày tới", làm dấy lên suy đoán rằng mức thuế mới đối với ô tô có thể được áp dụng trước khi mức thuế "có đi có lại" có hiệu lực vào đầu tháng 4.

Chính phủ Mỹ đứng trước nguy cơ vỡ nợ vào tháng 7
Quốc tế

Chính phủ Mỹ đứng trước nguy cơ vỡ nợ vào tháng 7

Tổ chức tư vấn Trung tâm Chính sách Lưỡng đảng (BPC) của Mỹ vừa cảnh báo chính phủ nước này sẽ đứng trước nguy cơ vỡ nợ đối với một phần trong khoản nợ 36.600 tỷ USD vào giai đoạn từ giữa tháng 7 đến đầu tháng 10.2025, nếu Quốc hội không hành động để nâng trần vay nợ của Washington.

Sự trỗi dậy của fintech định hình tương lai tài chính ASEAN
Thế giới 24h

Sự trỗi dậy của fintech định hình tương lai tài chính ASEAN

Hệ thống tài chính của ASEAN đang trải qua một cuộc chuyển đổi sâu rộng nhờ sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ tài chính (fintech). Tại 6 nền kinh tế lớn nhất khu vực—Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam—tỷ lệ đầu tư fintech vào ASEAN đã tăng từ 2% năm 2018 lên 7% vào năm 2022, tương đương khoảng 4,3 tỷ USD.