Năm bầu cử 2025 trên toàn cầu

Sẽ có những "sao đổi ngôi" nào?

Năm ngoái đánh dấu một giai đoạn đáng nhớ trong nền dân chủ toàn cầu, khi hàng tỷ người tham gia bỏ phiếu một trong những chu kỳ bầu cử quan trọng nhất của thời đại. Bước sang năm 2025, một làn sóng bầu cử mới đang chờ đón, hứa hẹn định hình quỹ đạo của kinh tế và chính trị quốc tế trong nhiều năm tới. Từ Trung Đông đến các quốc gia thuộc nhóm G7, những cuộc bỏ phiếu này có khả năng tái định hình bối cảnh chính trị và tác động đến cán cân quyền lực toàn cầu kéo dài đến thập niên 2030.

Bản đồ bầu cử toàn cầu

Trung Đông sẽ đóng vai trò nổi bật trong lịch bầu cử năm nay. Các lá phiếu quan trọng dự kiến diễn ra trong khu vực bao gồm cuộc bầu cử Quốc hội ở Iraq, bầu cử địa phương ở Iran và cuộc bỏ phiếu Quốc hội ở Ai Cập. Những cuộc bầu cử này được dự đoán là rất quan trọng đối với sự ổn định và quản trị khu vực, vì chúng sẽ giải quyết các vấn đề trong nước cấp bách đồng thời định hình các liên kết quốc tế trong tương lai.

Nguồn: www.business-standard.com

Nguồn: www.business-standard.com

Trên phạm vi toàn cầu, các cuộc bầu cử sẽ diễn ra trải dài theo múi giờ và khu vực địa lý, bao gồm Belarus vào tháng 1, Ecuador vào tháng 2, Australia vào thời điểm dự kiến được công bố trước tháng 9, Gabon và Bolivia vào tháng 8, Argentina và Tanzania vào tháng 10, cùng với Honduras vào tháng 11. Tuy nhiên, những sự kiện đáng chú ý nhất có thể sẽ diễn ra tại các quốc gia thuộc nhóm G7, với Đức tổ chức bầu cử vào tháng 2, Canada trước tháng 11, và có khả năng là một cuộc bầu cử quan trọng tại Pháp vào mùa Hè.

Làn sóng đổi ngôi?

Những thay đổi chính trị lớn đã diễn ra ở Mỹ và Vương quốc Anh, nơi các đảng đối lập lần lượt là đảng Cộng hòa và đảng Lao động lên nắm quyền. Các đảng phái lâu đời ở Nhật Bản, Ấn Độ và Nam Phi cũng phải chứng kiến lượng ủng hộ sụt giảm​​, khi cử tri bày tỏ sự không hài lòng, chủ yếu bắt nguồn từ tình trạng bất ổn kinh tế, lạm phát và những thách thức dai dẳng liên quan đến đại dịch.

Xu hướng này đặt ra câu hỏi cho năm 2025: liệu những người đương nhiệm có tiếp tục phải đối mặt với “sự quay lưng” của cử tri hay nền chính trị ổn định sẽ quay trở lại?

Năm 2025, các cuộc bầu cử tại các quốc gia G7 được dự báo sẽ mang lại những thay đổi lớn. Chẳng hạn, Đức sẽ tổ chức cuộc bỏ phiếu vào tháng tới, với khả năng cao Thủ tướng Olaf Scholz mất vị trí lãnh đạo trong bối cảnh mang tính bước ngoặt định hình tương lai đất nước.

Chính phủ của Thủ tướng Olaf Scholz phải đối mặt với căng thẳng kinh tế và chính trị to lớn, trầm trọng hơn do sự trỗi dậy của đảng cực hữu Alternative for Germany (AfD), hiện đang đứng thứ 2 trong các cuộc thăm dò toàn quốc. Năm ngoái, đảng này đã trở thành đảng cực hữu đầu tiên giành chiến thắng trong cuộc bỏ phiếu toàn tiểu bang tại Thuringia, kể từ thời Đức quốc xã.

Trong khi AfD đang giành được động lực, việc đảng này bị các đảng chính thống loại khỏi các cuộc đàm phán liên minh cho thấy họ sẽ vẫn đứng ngoài cuộc chơi chính trị. Tuy nhiên, sự nổi tiếng ngày càng tăng của AfD nhấn mạnh sự rạn nứt trong thế độc quyền chính trị truyền thống của Đức giữa đảng Dân chủ Xã hội của Thủ tướng Scholz và Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo/Liên minh Xã hội Cơ đốc giáo cánh hữu (CDU/CSU) trước đây do bà Angela Merkel lãnh đạo, vốn là hai trụ cột song song của nền chính trị Đức kể từ năm 1945.

Mặc dù có mong muốn thay đổi rõ ràng, nhưng thời điểm diễn ra cuộc bầu cử vào tháng 2 có thể không tối ưu cho lợi ích quốc gia của Đức. Mặc dù có vẻ như khối CDU/CSU do cựu luật sư doanh nghiệp Friedrich Merz lãnh đạo sẽ giành được nhiều phiếu bầu nhất, nhưng có lẽ họ sẽ cần một hoặc hai đối tác liên minh. Điều này có nghĩa là có thể mất nhiều tháng trước khi bất kỳ thỏa thuận liên minh cuối cùng nào được thống nhất. Trong quá trình này, chương trình cải cách của đảng sẽ bị pha loãng.

Kết quả là, Đức có thể rơi vào tình trạng phải vận hành dưới một Chính phủ lâm thời yếu ớt do Thủ tướng Scholz lãnh đạo trong nhiều tháng sau bầu cử. Trong giai đoạn này, quốc gia sẽ đối mặt với hàng loạt thách thức quốc tế quan trọng, từ việc định hình tương lai của cuộc chiến ở Ukraine đến việc xử lý các biện pháp thuế kinh tế tiềm tàng từ nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Trong khi đó, Pháp phải tiếp tục đối mặt với tình trạng hỗn loạn chính trị của riêng mình. Sau "canh bạc" thất bại của Tổng thống Emmanuel Macron là giải tán Quốc hội sớm vào đầu năm 2024, cơ quan lập pháp bị chia rẽ thành 3 hướng giữa liên minh Mặt trận Bình dân mới cánh tả, phe trung dung và phe dân túy cánh hữu của đảng Quốc gia Rally, đã khiến việc quản lý ngày càng trở nên khó khăn. Chính phủ của Thủ tướng François Bayrou, được thành lập vào cuối năm 2024, có thể không tồn tại được sau tháng 6 - thời điểm sớm nhất mà ông Macron có thể kêu gọi bầu cử mới. Khi chưa có giải pháp rõ ràng nào trong tầm mắt, khả năng tổ chức các cuộc bầu cử lập pháp mới đang hiện hữu, có khả năng làm thay đổi quỹ đạo chính trị của Pháp.

Bối cảnh chính trị của Canada cũng đang trải qua những thay đổi đáng kể. Việc ông Justin Trudeau từ chức Thủ tướng sau gần một thập kỷ cầm quyền của Đảng Tự do đã để lại cho người kế nhiệm nhiệm vụ to lớn. Cuộc bầu cử quốc gia, bắt buộc phải diễn ra trước tháng 11, có khả năng sẽ có lợi cho đảng Bảo thủ, do ông Pierre Poilievre lãnh đạo, người hiện đang dẫn đầu trong các cuộc thăm dò. Sự chuyển đổi này có thể báo hiệu sự thay đổi chính trị lớn đối với Canada, ảnh hưởng đến các chính sách trong nước và các mối quan hệ quốc tế của đất nước lá phong.

Trong bối cảnh bất ổn về chính trị và kinh tế trong năm 2025 có thể mang lại, kết quả của các cuộc bỏ phiếu tại các quốc gia G7 không chỉ định hình lại nền chính trị trong nước, mà còn có những tác động sâu rộng đến quan hệ toàn cầu, cũng như sự ổn định kinh tế. Kết quả của các cuộc bỏ phiếu của G7, nói riêng, dự kiến ​​sẽ ảnh hưởng đến các vấn đề quốc tế quan trọng, từ chính sách khí hậu đến các liên kết địa chính trị.

Nói chung, trong khi xu hướng “sao đổi ngôi” của năm 2024 tạo tiền đề cho nhiều thay đổi chính trị đáng kể, tác động chính xác của các cuộc bầu cử năm nay trên thế giới vẫn chưa chắc chắn. Tuy nhiên, điều chắc chắn là các quyết định của các lá phiếu trong năm 2025 sẽ định hình hướng đi toàn cầu cho thập kỷ tới.

Quốc tế

WHO trấn an về virus HMPV
Thế giới 24h

WHO trấn an về virus HMPV

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) bác bỏ những lo ngại này, khẳng định rằng các loại mầm bệnh gây nhiễm trùng đường hô hấp được phát hiện tại Trung Quốc, bao gồm HMPV, cúm mùa, RSV, và SARS-CoV-2, đều là các tác nhân đã biết.

straitstimes.com
Thế giới 24h

Singapore thông qua luật mới về an toàn và an ninh thực phẩm

Quốc hội Singapore vừa thông qua Luật An toàn và an ninh thực phẩm vào ngày 8.1 nhằm tăng cường các quy định về an toàn thực phẩm và bảo đảm an ninh lương thực, trong bối cảnh chuỗi cung ứng thực phẩm toàn cầu ngày càng phức tạp và biến đổi khí hậu đe dọa nguồn cung. Văn bản pháp lý này thống nhất và cập nhật các quy định hiện hành trước đây nằm rải rác trong 9 bộ luật, tạo nên khung pháp lý đồng bộ, dễ thực thi hơn.

Tổng thống Donald Trump tuyên bố quyết tâm mua đảo Greenland và giành kiểm soát kênh đào Panama
Quốc tế

Tổng thống Donald Trump tuyên bố quyết tâm mua đảo Greenland và giành kiểm soát kênh đào Panama

Theo Reuters, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ngày 7.1 (theo giờ địa phương) tuyên bố có thể sẽ dùng biện pháp quyết liệt để mua đảo Greenland từ Đan Mạch, cũng như giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama từ Panama vì cho rằng chúng có vai trò rất quan trọng với an ninh kinh tế của Mỹ.

Cơ hội tái thiết hay nguy cơ bế tắc?
Thế giới 24h

Cơ hội tái thiết hay nguy cơ bế tắc?

Dưới áp lực ngày càng tăng từ chính đảng Tự do của mình, Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã tuyên bố từ chức, chấm dứt 9 năm ở vị trí Thủ tướng và 12 năm giữ chức Chủ tịch đảng; dư luận hiện đang quan tâm đến những diễn biến tiếp theo trên chính trường Canada.

Động đất ở Tây Tạng: Con số thương vong tăng cao, Trung Quốc nỗ lực tìm kiếm cứu nạn
Thế giới 24h

Động đất ở Tây Tạng: Con số thương vong tăng cao, Trung Quốc nỗ lực tìm kiếm cứu nạn

Con số thương vong trong trận động đất mạnh 6,8 độ richter đã làm rung chuyển một thành phố ở Tây Tạng của Trung Quốc ngày 7.1 đang tiếp tục gia tăng với ít nhất 53 người thiệt mạng và hơn 60 người bị thương. Trong khi đó, Chính phủ Trung Quốc đang nỗ lực triển khai toàn diện công tác tìm kiếm, cứu nạn.

Hàn Quốc: Điều gì khiến Tổng thống Yoon Suk Yeol được ủng hộ trở lại?
Thế giới 24h

Hàn Quốc: Điều gì khiến Tổng thống Yoon Suk Yeol được ủng hộ trở lại?

Nếu cách đây chỉ vài tuần, hàng trăm nghìn người dân Hàn Quốc đã đổ xuống đường phản đối Tổng thống Yoon Suk Yeol và đòi ông từ chức thì những ngày gần đây, cũng chính họ đã phản đối việc bắt giữ ông, và tỷ lệ ủng hộ ông đã dần tăng trở lại. Điều gì đã dẫn đến sự đảo chiều ngoạn mục này?

Vì mục tiêu "Thế hệ vàng Indonesia" vào năm 2045
Thế giới 24h

Vì mục tiêu "Thế hệ vàng Indonesia" vào năm 2045

Chính phủ Indonesia vừa chính thức triển khai chương trình bữa ăn miễn phí đầy tham vọng trị giá 28 tỷ USD, hướng tới việc cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho gần 90 triệu trẻ em và phụ nữ mang thai. Dự án nhằm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng và thấp còi ở trẻ em, đồng thời thúc đẩy nông nghiệp địa phương. Tuy nhiên, sáng kiến này cũng gặp phải không ít ý kiến trái chiều về tính khả thi và áp lực tài chính đối với quốc gia.

Kevin Lamarque/Reuters
Quốc tế

Quan hệ Mỹ - Ấn thời chính quyền Donald Trump 2.0

Trong nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Donald Trump, Mỹ kỳ vọng tiếp tục củng cố quan hệ an ninh và quốc phòng với Ấn Độ. Với vai trò quan trọng tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, Ấn Độ trở thành trọng tâm trong chiến lược của chính quyền mới của Mỹ nhằm ứng phó với những biến động phức tạp, khó lường. Song song với đó, hai quốc gia cũng đang tích cực mở rộng hợp tác trên nhiều lĩnh vực khác nhau, từ kinh tế đến công nghệ, nhằm tạo nền tảng vững chắc cho một mối quan hệ đối tác lâu dài và toàn diện.

CIO và cảnh sát mâu thuẫn trong thi hành lệnh bắt giữ Tổng thống Hàn Quốc
Thế giới 24h

CIO và cảnh sát mâu thuẫn trong thi hành lệnh bắt giữ Tổng thống Hàn Quốc

Hai đơn vị dẫn đầu nhóm điều tra chung đối với Tổng thống bị luận tội Yoon Suk Yeol là Văn phòng Điều tra tham nhũng đối với quan chức cấp cao (CIO) và Văn phòng Điều tra quốc gia của cảnh sát đã chứng kiến sự rạn nứt sâu sắc vào ngày 6.1 sau khi CIO cho biết họ sẽ chuyển giao nhiệm vụ thi hành lệnh bắt giữ ông Yoon cho cảnh sát. Trong khi đó, phía cảnh sát đã bác bỏ yêu cầu này và cho rằng chỉ thị như vậy có lỗ hổng pháp lý.

Thủ tướng Canada sẽ từ chức lãnh đạo đảng trong tuần này
Thế giới 24h

Thủ tướng Canada sẽ từ chức lãnh đạo đảng trong tuần này

Các nguồn tin thân cận cho biết, Thủ tướng Canada Justin Trudeau dự kiến ​​sẽ tuyên từ chức lãnh đạo Đảng Tự do trước khi diễn ra hội nghị bất thường của đảng vào ngày 8.1, trong bối cảnh ông đang phải đối mặt với sự phản đối của các nhân vật chủ chốt trong đảng cũng như uy tín chính trị giảm sút trong các cuộc thăm dò.

Chuyến thăm đầu tiên của giới lãnh đạo lâm thời Syria tới Ảrập Xêút có ý nghĩa gì?
Thế giới 24h

Chuyến thăm đầu tiên của giới lãnh đạo lâm thời Syria tới Ảrập Xêút có ý nghĩa gì?

Bộ trưởng Ngoại giao của Chính quyền lâm thời Syria Asaad al-Shaibani đã có chuyến thăm chính thức nước ngoài đầu tiên tới Ảrập Xêút. Cùng với một số quan chức cấp cao khác, ông al-Shaibani đã dành hai ngày ở Riyadh từ ngày 4 - 6.1, đánh dấu sự tái hợp mang tính lịch sử giữa Damascus và một trong những quốc gia Ảrập có ảnh hưởng nhất. Các nhà phân tích cho biết, chuyến thăm này có ý nghĩa quan trọng đối với cả Ảrập Xêút và chính quyền lâm thời mới của Syria.

2025: Thời điểm quyết định cho hành động vì khí hậu
Quốc tế

2025: Thời điểm quyết định cho hành động vì khí hậu

2020s thường được gọi là “thập kỷ quyết định” cho hành động vì khí hậu - thời điểm then chốt để thực hiện những bước tiến cần thiết hướng tới tương lai bền vững. Khi thế giới bước sang năm 2025, tiến độ này bị ảnh hưởng bởi sự bất ổn về địa chính trị, bất bình đẳng kinh tế và thiếu hụt tài chính. Song, những tiến bộ công nghệ và trách nhiệm giải trình ngày càng tăng của doanh nghiệp mở ra con đường đầy hứa hẹn để đẩy nhanh tiến độ hướng tới các mục tiêu về khí hậu và thiên nhiên. Theo đó, các chuyên gia đưa ra những chủ đề về khí hậu, phát triển bền vững quan trọng trong năm 2025, nêu bật cả những thách thức và cơ hội trong nỗ lực toàn cầu hướng tới hành động quyết đoán hơn.

Trung Quốc trấn an trước lo ngại về loại bệnh giống Covid-19
Thế giới 24h

Trung Quốc trấn an trước lo ngại về loại bệnh giống Covid-19

Chính phủ Trung Quốc đã lên tiếng trấn an người dân và du khách khi khẳng định loại bệnh viêm đường hô hấp đang lây lan ở nước này là loại bệnh phổ biến, đặc biệt vào mùa đông; đồng thời nhấn mạnh Chính phủ Trung Quốc luôn quan tâm đến sức khỏe của công dân Trung Quốc và người nước ngoài đến Trung Quốc".